Download miễn phí Bài giảng Quản trị chiến lược - Thiết lập chiến lược kinh doanh





Để phân tích, đánh giá các yếu tố bên ngoài, người ta lập bảng “Đánh giá các yếu tố bên ngoài” với các bước như sau:
Bước 1: Lập danh mục các yếu tố bên ngoài mà doanh nghiệp cho là có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình. Thông thường số yếu tố được chọn trong khoảng từ 10 đến 20.
Bước 2: Đánh giá mức độ quan trọng và gán hệ số quan trọng (trọng số) cho mỗi yếu tố. Hệ số được cho từ 0 (không quan trọng) đến 1 (cực kỳ quan trọng. Lưu ý, tổng hệ số quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1
Bước 3: Đánh giá độ nhạy (độ phản ứng của doanh nghiệp) trước các yếu tố đã chọn. Độ nhạy được xác định từ 1 đến 4:
- 1: Độ nhạy thấp, tức doanh nghiệp phản ứng yếu
- 2: Độ nhạy trung bình, tức doanh nghiệp phản ứng trung bình
- 3: Độ nhạy trên trung bình, doanh nghiệp phản ứng khá
- 4: Độ nhạy cao, tức doanh nghiệp phản ứng mạnh
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ác động từ bên ngoài
Sức ép từ bên ngoài có thể là các chính sách vĩ mô, tăng trưởng cuả nền kinh tế …hay môi trtường vi mô thậm chí có thể là những biến đổi ở nội doanh nghiệp buộc doanh nghiệp phải đưa ra chiến lược đối phó. Đây là nguồn hình thành chiến lược rất phổ biến hiện nay.
1.3.2. cách hình thành chiến lược
1/- Chiến lược hình thành theo kiểu năng động
Xuất phát từ mục tiêu sản xuất kinh doanh, thông qua nhận thức tinh tế và sự linh hoạt, nhạy bén, nhà quan trị có thể ra một chiến lược làm thay đổi hoàn cảnh hiện tại của doanh nghiệp, có thể tạo ra một bước tiến vượt bậc cho doanh nghiệp. Loại chiến lược này mang tính ngẫu hứng và chỉ thích hợp với các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ, nhà quản trị chọn phong cách lãnh đạo độc đoán.
2/- Chiến lược hình thành theo kiểu thích ứng
Trong trường hợp, các quyết định là các giải pháp cho các vấn đề xảy ra mang tính tình thế. Thực chất của chiến lược là một loạt các quyết định tình thế rời rạc bổ sung nhau thậm chí loại trừ nhau, thế nhưng sau một quá trình hoạt động theo các quyết định như thế, một chiến lược đã được hình thành.
Kiểu hình thành chiến lược này cho thấy: chiến lược là kết quả hành động chứ không phải do thiết kế mà có.
3/- Chiến lược hình thành theo kiểu kế hoạch hóa
Trong trường hợp này, chiến lược được hoạch định một cách chủ động theo một qui trình hợp lý. Quá trình này bao gồm việc phân tích một cách có hệ thống và toàn diện các vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp, nhất là việc phân tích môi trường, nhận ra cơ hội và rủi ro từ đó hình thành một định hướng quan trọng dẫn dắt doanh nghiệp tiếp cận mục tiêu một cách chủ động.
1.3.3. Căn cứ để hình thành chiến lược kinh doanh
1/- Căn cứ vào khách hàng
- Phân chia thị trường theo sở thích riêng của khách hàng
- Phân tích thị trường theo khả năng đáp ứng của doanh nghiệp
- Phân chia lại thị trường
- Phải theo sát thị trường
2/- Căn cứ vào bản thân doanh nghiệp
- Phải xác định được chức năng then chốt
- Chiến lược dựa vào chức năng
- Nâng cao hiệu quả chi phí cho các chức năng
3/- Căn cứ vào đối thủ cạnh tranh
- Đưa ra các khả năng có thể làm phân biệt được giữa doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh
- Xem xét hiện tượng rò rỉ khách hàng
- Khai thác những ưu thế hữu hình
- Lợi dụng sự khác biệt về cơ cấu lợi nhuận và chi phí có lợi cho mình ở một thời điểm nhất định nào đó
1.3.4. Xác định con đường giành ưu thế chiến lược
Chiến lược kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng quan tâm trước hết đến lợi thế cạnh tranh. Nếu không có đối thủ cạnh tranh thì không cần có chiến lược. Chiến lược sẽ bảo đảm cho doanh nghiệp giành được lợi thế cạnh tranh bền vững so với đối thủ. Dưới đây là 4 con đường giành lấy ưu thế chiến lược:
1/- Tập trung vào các yếu tố then chốt để thành công
Vấn đề ở đây là doanh nghiệp phải tìm ra yếu tố then chốt giúp cho doanh nghiệp thành công. Yếu tố đó có thể là của ngành hay của lợi hình doanh nghiệp đang hoạt động. Từ việc tìm được yếu tố then chốt, doanh nghiệp tập trung nguồn lực đầu tư tối đa vào đó để giành lợi thế chiến lược hơn hẵn đối thủ cạnh tranh của mình.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, yếu tố then chốt của các ngành đều khác nhau. Ví dụ: Ngành luyện kim, qui mô của tổ hợp dây chuyền là then chốt; Ngành sản xuất hóa chất, công nghệ là then chốt; Ngành nước giải khát, hệ thống phân phối là then chốt; Ngành thang máy, dịch vụ là then chốt; Ngành chế tạo máy bay, thiết kế là then chốt…
2/- Tận dụng ưu thế tương đối
- Khai thác công nghệ, mạng lưới phân phối của những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với đối thủ.
- Khai thác những khác biệt trong cơ cấu tài sản doanh nghiệp
3/- Con đường sáng tạo tiến công
Đôi khi doanh nghiệp phải đi theo một con đường khác, không giống với ai, doanh nghiệp cũng chưa bao giờ làm thế, sách vở cũng không theo…nhưng nó lại có thể giúp doanh nghiệp triệt tiêu được lợi thế cạnh tranh của đối thủ.
4/- Khai thác các mức độ tự do chiến lược
Đây chính là việc sáng tạo và mạnh dạng đổi mới . Sự đổi mới này có thể là mở ra một thị trường mới hay triển khai sản phẩm mới. Cả hai hướng này đều liên quan đến việc khai thác thị trường bằng những biện pháp rất có hiệu lực trong những lĩnh vực đặc biệt mà đối thủ chưa từng len chân vào.
2. Nội dung thiết lập chiến lược kinh doanh
2.1. Phân tích yếu các tố môi trường của doanh nghiệp
2.1.1. Phân tích yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp
1/- Phân tích môi trường vĩ mô
1) Các yếu tố kinh tế:
Cần phân tích các yếu tố kinh tế để xác định tình trạng hiện tại và xu hướng phát triển của nền kinh tế quốc dân, nơi mà doanh nghiệp sắp triển khai các hoạt động kinh doanh. Chúng bao gồm:
- Các chỉ tiêu tăng trưởng như: GDP, GDP/đầu người, tốc độ tăng trưởng qua các thời kỳ, cơ cấu kinh tế, tình trạng thất ngiệp, lạm phát…
- Thị trường tài chính, tiền tệ; Thị trường bất động sản; Thị trường lao động và tiền lương
- Thâm hụt ngân sách, nợ nần của chính phủ
- Cán cân thanh toán quốc tế, cán cân mậu dịch, tỷ giá hối đoái..
2) Các yếu tố chính trị, chính sách, pháp luật
- Sự ổn định của hệ thống chính trị, thể chế, ảnh hưởng của các đảng phái đến hệ thống chính trị, sự xung đột đảng phái, chính trị…
- Hệ thống luật pháp nói chung, những đạo luật và văn bản luật có liên quan đến kinh doanh: luật doanh nghiệp; luật thương mại; luật đầu tư; luật lao động; luật sở hữu trí tuệ…
- Hệ thống các chính sách có liên quan: Chính sách ưu đãi đầu tư; chính sách tài chính tiền tệ; chính sách ngoại thương…
3) Các yếu tố văn hóa – xã hội
- Dân số và cơ cấu dân số (giới tính, độ tuổi, vùng miền….)
- Tình hình về nhân lực (số lượng, chất lượng, cơ cấu…)
- Mặt bằng dân trí của dân cư, của người lao động
- Chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư
- Chuẩn mực đạo đức và phong cách sống
- Truyền thống văn hoá và các tập tục xã hội
- Tín ngưỡng, tôn giáo và ảnh hưởng của chúng đến đời sống xã hội
4) Các yếu tố công nghệ
- Xu hướng, tốc độ phát triển của khoa học và công nghệ
- Chi phí cho nghiên cứu và phát triển trân phạm vi toàn quốc, ngành…
- Khả năng ứng dụng robot hoá, tự động hoá trong các ngành sản xuất…
5) Các yếu tố tự nhiên
- Điều kiện địa lý, thời tiết, khí hậu
- Các nguy cơ về thiên tai
- Trữ lượng tài nguyên có liên quan
- Nguồn cung cấp năng lượng và nước
- Điều kiện môi trường sinh thái..
2/- Phân tích môi trường vi mô
1) Khách hàng
- Người tiêu dùng: Là người trực tiếp sử dụng những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Họ có thể đòi hỏi về chất lượng hàng hoá, dịch vụ, giá cả vừa với túi tiền, các lợi ích khuyến mãi, sự tiện ích khi sử dụng…
- Người tiêu thụ: Là người đứng ra mua và bán lại sản phẩm của doanh nghiệp cho người tiêu dùng. Họ có thể được tổ chức thành nhiều tầng nấc trung gian với qui mô hoạt động khác nhau. Yêu cầu chủ yếu của họ ...
 
Top