Download miễn phí Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ





. Yếu tố giám sát và thẩm định: Đây là quá trình theo dõi và
đánh giá chất lượng thực hiện việc kiểm soát nội bộ để đảm bảo
nó được triển khai, điều chỉnh khi môi trường thay đổi, cũng như
được cải thiện khi có khiếm khuyết. Ví dụ, thường xuyên rà soát
và báo cáo về chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm
soát nội bộ, đánh giá và theo dõi việc ban lãnh đạo cũng như tất
cả nhân viên có tuân thủ các chuẩn mực ứng xử của công ty hay
không



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội
bộ!
Công ty bạn có định hướng phát triển tốt, có chiến lược kinh
doanh khôn khéo và bạn cũng có một đội ngũ nhân viên giỏi
nghề. Thật tuyệt vời! Nhưng bạn có dám chắc rằng những ý
tưởng của bạn sẽ được mọi người thực thi một cách hoàn hảo,
nghĩa là đem lại hiệu quả và thành công như mong muốn? Và
điều quan trọng hơn cả là làm cách nào để ngăn chặn những việc
làm gian dối, không minh bạch của nhân viên? Với tư cách là
người chủ doanh nghiệp, bạn có cho rằng việc thiết lập một hệ
thống kiểm soát nội bộ là cần thiết?
Kiểm soát nội bộ là gì?
Hệ thống kiểm soát nội bộ thực chất là các hoạt động, biện pháp,
kế hoạch, quan điểm, nội quy chính sách và nỗ lực của mọi thành
viên trong tổ chức để đảm bảo cho tổ chức đó hoạt động hiệu
quả và đạt được mục tiêu đặt ra một cách hợp lý. Nói cách khác,
đây là tập hợp tất cả những việc mà một công ty cần làm để có
được những điều muốn có và tránh những điều muốn tránh. Hệ
thống này không đo đếm kết quả dựa trên các con số tăng
trưởng, mà chỉ giám sát nhân viên, chính sách, hệ thống, phòng
ban của công ty đang vận hành ra sao và, nếu vẫn giữ nguyên
cách làm đó, thì có khả năng hoàn thành kế hoạch không. Ngoài
ra, thiết lập được một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu sẽ hạn
chế đến mức thấp nhất việc thất thoát tài sản công ty.
Tại sao bạn cần đến kiểm soát nội bộ?
Một thực trạng khá phổ biến hiện nay là phương pháp quản lý
của nhiều công ty còn lỏng lẻo, khi các công ty nhỏ được quản lý
theo kiểu gia đình, còn những công ty lớn lại phân quyền điều
hành cho cấp dưới mà thiếu sự kiểm tra đầy đủ. Cả hai mô hình
này đều dựa trên sự tin tưởng cá nhân và thiếu những quy chế
thông tin, kiểm tra chéo giữa các bộ phận để phòng ngừa gian
lận.
Thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ chính là xác lập một cơ
chế giám sát mà ở đó bạn không quản lý bằng lòng tin, mà bằng
những quy định rõ ràng nhằm:
- Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh (sai sót vô
tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch, tăng giá thành,
giảm chất lượng sản phẩm...),
- Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát, hao hụt, gian lận, lừa
gạt, trộm cắp…
- Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài
chính,
- Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy của công ty cũng như
các quy định của luật pháp,
- Đảm bảo sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu
đặt ra,
- Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng lòng tin
đối với họ.
Những yếu tố không thể thiếu của hệ thống kiểm soát nội bộ
Tùy vào loại hình hoạt động, mục tiêu và quy mô của công ty mà
hệ thống kiểm soát nội bộ được sử dụng khác nhau, nhưng nói
chung, hệ thống này cần có 5 thành phần như sau:
1. Môi trường kiểm soát: Là những yếu tố của công ty ảnh hưởng
đến hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ và là các yếu tố tạo
ra môi trường mà trong đó toàn bộ thành viên của công ty nhận
thức được tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ. Ví dụ,
nhận thức của các nhà quản lý về liêm chính và đạo đức nghề
nghiệp, về việc cần thiết phải tổ chức bộ máy hợp lý, về việc
phân công, ủy nhiệm rõ ràng, về việc ban hành bằng văn bản các
nội quy, quy chế, quy trình kinh doanh ... Một môi trường kiểm
soát tốt sẽ là nền tảng cho sự hoạt động hiệu quả của hệ thống
kiểm soát nội bộ.
2. Biện pháp xác định rủi ro: Dù cho quy mô, cấu trúc, loại hình
hay vị trí địa lý khác nhau, nhưng bất kỳ công ty nào cũng có thể
bị tác động bởi các rủi ro xuất hiện từ các yếu tố bên trong hay
bên ngoài. Do đó, hệ thống kiểm soát nội bộ cần có phần xác
định các rủi ro.
3. Các yếu tố bên trong: Đó là sự quản lý thiếu minh bạch, không
coi trọng đạo đức nghề nghiệp, chất lượng cán bộ thấp, sự cố
hỏng hóc của hệ thống máy tính, trang thiết bị, hạ tầng cơ sở, tổ
chức và cơ sở hạ tầng không thay đổi kịp với sự phát triển, mở
rộng của sản xuất, chi phí quản lý cao, thiếu kiểm tra đầy đủ do
xa công ty mẹ hay do thiếu quan tâm...
4. Các yếu tố bên ngoài: Đó là những tiến bộ công nghệ làm thay
đổi quy trình vận hành; thói quen của người tiêu dùng về các sản
phẩm/dịch vụ; xuất hiện yếu tố cạnh tranh không mong muốn ảnh
hưởng đến giá cả và thị phần; đạo luật hay chính sách mới ...
Để tránh bị thiệt hại do các tác động từ yếu tố bên trong lẫn bên
ngoài, bạn cần thường xuyên xác định mức độ rủi ro hiện hữu và
tiềm ẩn, phân tích ảnh hưởng của chúng, kể cả tần suất xuất
hiện, từ đó vạch ra các biện pháp quản lý và giảm thiểu tác hại
của chúng. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin và truyền thông nội
bộ của công ty bạn cần được tổ chức sao cho có thể bảo đảm
tính chính xác, kịp thời, đầy đủ, xác thực, dễ nắm bắt và đến
đúng người có trách nhiệm.
5. Yếu tố giám sát và thẩm định: Đây là quá trình theo dõi và
đánh giá chất lượng thực hiện việc kiểm soát nội bộ để đảm bảo
nó được triển khai, điều chỉnh khi môi trường thay đổi, cũng như
được cải thiện khi có khiếm khuyết. Ví dụ, thường xuyên rà soát
và báo cáo về chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm
soát nội bộ, đánh giá và theo dõi việc ban lãnh đạo cũng như tất
cả nhân viên có tuân thủ các chuẩn mực ứng xử của công ty hay
không…
Hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động ra sao?
Hệ thống kiểm soát nội bộ có nhiệm vụ tìm hiểu hệ thống quản lý
của công ty, bao gồm cả những hoạt động chính thức hay không
chính thức, nhằm đưa ra quy định, hướng dẫn về các nhân tố có
thể tác động đến hoạt động kinh doanh. Theo nghĩa rộng, kiểm
soát nội bộ bao gồm thủ tục quản lý trang thiết bị hay những
công cụ kiểm soát sản xuất, kinh doanh và phân phối của công ty.
Thông tin của người chịu trách nhiệm kiểm soát nội bộ thường
được thu thập và tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau như trao
đổi với nhân viên cơ sở, điều tra thông qua bảng câu hỏi, bằng
thực tế … Sau đó họ ghi lại những thông tin sơ bộ dưới dạng
biểu đồ hình cột mô tả, tường thuật hay kết hợp cả hai hình thức
trên nhằm đưa ra được một hình ảnh cụ thể để phục vụ cho công
tác kiểm soát.
Phòng kiểm soát nội bộ là một bộ phận thuộc bộ máy điều hành,
có chức năng hỗ trợ cho giám đốc công ty, giám sát mọi hoạt
động trong công ty, đảm bảo mọi nhân viên thực hiện đúng nội
quy, quy chế của công ty. Ngoài ra, bộ phận này còn có nhiệm vụ
phải báo cáo kịp thời kết quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ và đề
xuất các giải pháp kiến nghị cần thiết nhằm đảm bảo cho mọi
hoạt động an toàn đúng pháp luật.
Những dấu hiệu bất ổn của hệ thống kiểm soát nội bộ
Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng. Nếu nhận thấy ở bộ phận kiểm
soát nội bộ của công ty mình tồn tại một tro...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top