Download miễn phí Tiểu luận Phân tích tác động của WTO đối với kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế





Tác động tích cực: tác động khi gia nhập WTO tới việc làm biểu hiện ở 3 khu vực. Thứ nhất ở khu vực đầu tư nước ngoài dưới tác động của các điều khoản về đầu tư, thứ hai là ở khu vực các doanh nghiệp sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu, đặc biệt là những ngành sử dụng nhiều lao động dưới tác động của các điều khoản về thương mại; thứ ba là ở các khu vực do tăng giao thương quốc tế nên có tác động kích cầu nội địa về hàng hóa, dịch vụ kéo theo tăng lao động tạo thêm việc làm mới, tăng thu nhập cho người lao động.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Tiểu luận
Môn: chính sách thương mại quốc tế
Đề tài:
Từ bối cảnh quốc tế và khu vực và kiến thức chung về thương mại quốc tế. Hãy phân tích tác động của WTO đối với kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Hà Nội - 2006
Tiểu luận
Từ bối cảnh quốc tế và khu vực và kiến thức chung về thương mại quốc tế. Hãy phân tích tác động của WTO đối với kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Bài viết
Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế lớn, khách quan của thế giới đương đại đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực đời sống nhân loại cũng như mỗi quốc gia. Sự hình thành và phát triển tổ chức thương mại thế giới (WTO) là sự thể hiện của xu thế toàn cầu hóa đồng thời thúc đẩy sự phát triển của xu thế đó. Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu lớn lao, đưa đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện mục tiêu trên, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đường lối chính sách vừa phát huy sức mạnh toàn dân tộc vừa tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại. Việc Việt Nam gia nhập WTO phản ánh một xu thế lớn của thời đại và khẳng định chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là tổ chức kinh tế đa phương, nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại, hội nhập kinh tế trên phạm vi toàn cầu. WTO hiện có 148 thành viên chiếm 85% tổng thương mại hàng hóa và 90% thương mại dịch vụ toàn cầu. Hiện còn 27 nước trong đó có Việt Nam đang đàm phán gia nhập.
WTO được tổ chức chặt chẽ hoạt động theo 5 nguyên tắc:
- Thương mại không phân biệt đối xử.
- Tạo dựng một nền tảng ổn định cho phát triển thương mại.
- Đảm bảo thương mại ngày càng tự do thông qua đàm phán.
- Tạo môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng.
- Dành điều kiện đặc biệt cho các nước đang phát triển.
Xác định vị thế quốc tế của Việt Nam là thành viên bình đẳng trong WTO cùng các nước đang phát triển xây dựng quy định, luật lệ của WTO. Hưởng quyền lợi của một thành viên đang phát triển của WTO. Hàng hóa và dịch vụ nước ta sẽ được đối xử bình đẳng trong WTO và có cơ sở pháp lý để đấu tranh khi bị đối xử không công bằng. Tiếp cận hệ thống giải quyết tranh chấp thương mại công bằng và hiệu quả của WTO. Việc Việt Nam gia nhập WTO có cơ hội mở rộng xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản, may mặc, giầy da, thủ công mỹ nghệ, các hàng hóa sử dụng nhiều lao động. Từ đó tăng trưởng xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm. Khi gia nhập WTO thì Việt Nam phải tuân thủ luật lệ WTO làm cho môi trường kinh doanh của nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế, tăng sự hỗ trợ quốc tế về tài chính, tín dụng cho phát triển kinh tế Việt Nam và cũng tạo cơ hội tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh và nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ có những thách thức lớn như:
- Hệ thống luật pháp, chính sách cơ chế quản lý kinh tế phải sửa đổi điều chỉnh cho phù hợp với luật lệ của WTO và các cam kết quốc tế đã được ký kết.
- Cơ cấu kinh tế cũng phải chuyển dịch cho phù hợp với một nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập, đòi hỏi một cơ cấu đầu tư đúng đắn và hiệu quả.
- Năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ yếu kém, năng lực cạnh trnah của doanh nghiệp thấp có nguy cơ thua thiệt trước mắt là rất lớn, mặc dù về lâu dài chúng ta có thể khắc phục và triển vọng tốt lên. Điều đó đòi hỏi phải có sự thay đổi quyết liệt từ cơ chế quản lý của nhà nước đến cung cách quản trị của doanh nghiệp.
- Lao động và việc làm có nhiều biến động đòi hỏi được đào tạo nghề nghiệp được tự do di chuyển theo cung - cầu trên thị trường.
Đó là những thách thức nặng nề mang tính chất ngắn hạn. Thách thức to lớn nhưng không phải không vượt qua được. Suy cho cùng vượt qua thách thức đó cũng chính là vượt qua chính mình để phát triển cùng thế giới hiện đại.
Yếu tố quyết định hội nhập thành công hay thất bại tùy thuộc vào năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta, mà trước hết là năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ. Vì vậy, cần tổ chức lại hệ thống các doanh nghiệp theo ngành hàng, theo các quan hệ liên kết về kinh tế, kỹ thuật thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm hình thành doanh nghiệp đầu tàu hay công ty mẹ tập hợp được sức mạnh cộng đồng các doanh nghiệp đủ sức làm đối tác cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Đẩy mạnh cải cách hệ thống các doanh nghiệp nhà nước theo hướng tích cực, tháo gỡ những vướng mắc để thực hiện bằng được chương trình cổ phần hóa, bán, khoán, cho thuê hay giải thể các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ.
Nâng cao năng lực quản trị kinh doanh choc ác doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm. Tập trung khai thác lợi thế trong cạnh tranh, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, hiện đại hóa công nghệ, chọn lựa hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến.
Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ chính là nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng của hàng hóa và dịch vụ. Đó là cuộc cải cách toàn diện về tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà yếu tố quyết định là con người. Thực tế mở cửa hội nhập những năm qua cho thấy Việt Nam có một số ngành phát triển tốt có thế mạnh để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đó là sức mạnh của ngành nông nghiệp với các sản phẩm như gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều và thủy sản. Chúng ta có cơ hội tốt để xây dựng ngành chế biến nông sản, chế biến thực phẩm.
Trong công nghiệp cũng có một số ngành hàng như điện tử, công nghệ thông tin, chế biến gỗ, sản xuất xe đạp, đóng tàu biển. Để tăng sức cạnh tranh cần cải cách quản lý kinh tế vĩ mô nhằm tạo môi trường và điều kiện cho doanh nghiệp cạnh tranh có hiệu quả hơn. Lĩnh vực dịch vụ có năng lực cạnh tranh cao sẽ tạo tiền đề cho phát triển kinh tế. Năng lực cạnh tranh hiện nay của lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam còn thấp. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của lĩnh vực này trước hết cần có những điều chỉnh mang tính chiến lược để tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ phải cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ trọng của dịch vụ trong GDP tăng dần.
Để nâng cao khả năng của lĩnh vực dịch vụ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cần:
- Nhận thức rõ và quán triệt vai trò cực kỳ quan trọng của dịch vụ trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển toàn bộ nền kinh tế, đóng góp lớn cho GDP và lĩnh vực tạo ra nhiều việc làm có kỹ năng.
- Đẩy m...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích công tác tuyển dụng của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel Luận văn Kinh tế 0
D RÈN LUYỆN THAO TÁC PHÂN TÍCH TỔNG HỢP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TAM GIÁC Ở LỚP 7 Luận văn Sư phạm 0
D PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHÂN DỊCH VỤ GIAO HÀNG NHANH CHI NHÁNH HÀ NỘI Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích công tác tổ chức bộ máy và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty hasan - Dermapharm Luận văn Kinh tế 0
D trình bày thực tiễn công tác đánh giá chính sách ở việt nam hiện nay và phân tích nguyên nhân của thực trạng Môn đại cương 1
D Vận dụng mô hình mundell-fleming để phân tích tác động của chính sách tài khóa Luận văn Kinh tế 0
D PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
D Vận dụng lý thuyết thông tin không đối xứng phân tích về những tác động của thông tin không đối xứng trong lĩnh vực tín dụng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top