buiquangvinh_88

New Member

Download miễn phí Luận văn Doanh nghiệp tư nhân ở Thái Bình hiện nay





MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 8
1.1. Sự hình thành doanh nghiệp tư nhân 8
1.2. Xu hướng vận động của doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp tư nhân 24
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Ở THÁI BÌNH 33
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình có ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp tư nhân 33
2.2. Những kết quả về phát triển doanh nghiệp tư nhân ở Thái Bình trong những năm qua 40
2.3. Một số vấn đề đặt ra và nguyên nhân 53
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Ở THÁI BÌNH 69
3.1. Những quan điểm và phương hướng cơ bản 70
3.2. Những giải pháp cơ bản để phát triển doanh nghiệp tư nhân ở Thái Bình hiện nay 81
KẾT LUẬN 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ạnh tranh của các sản phẩm được nâng cao, thị trường đầu ra được cải thiện, giải quyết thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời khai thác triệt để và hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
Các DNTN hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ du lịch, vận tải ... có nhiều cố gắng, mở rộng địa bàn hoạt động và đổi mới phong cách phục vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhờ đó, giao lưu kinh tế - xã hội giữa các vùng miền được thúc đẩy và phát triển, giảm thiểu thời gian và chi phí lưu thông hàng hóa, thông qua đó cũng thúc đẩy kinh tế nội tỉnh phát triển mạnh mẽ và đồng đều. Không những đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giao lưu hàng hóa, thực hiện chức năng lưu thông, các DNTN hoạt động trong lĩnh vực này đã từng bước tự hoàn thiện và phát triển nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, dần chiếm ưu thế trên thị trường, tạo được niềm tin cho những người sử dụng dịch vụ qua đó nâng cao uy tín thương hiệu của bản thân doanh nghiệp.
2.2.5. ứng dụng khoa học và công nghệ và sản xuất kinh doanh
Khoa học và công nghệ là yếu tố sản xuất đầu vào quan trọng. Doanh nghiệp muốn thu lợi nhuận cao đòi hỏi phải đổi mới dây chuyền, công nghệ sản xuất ứng dụng những công nghệ sản xuất hiện đại, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh. Nhận thức được điều đó, thời gian qua hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ trong SXKD của các DNTN ở Thái Bình đã có những bước tiến đáng kể. Nhiều DNTN đã mạnh dạn đầu tư mới, ứng dụng công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm có chất lượng và sức cạnh tranh cao. Do tích luỹ được vốn và huy động được vốn cho đầu tư phát triển nên đã xuất hiện một số doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến. Nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có tính chất tự động hoá và đã tạo được thương hiệu có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế như Xí nghiệp Dệt Hồng Quân, bia Hương Sen, Công ty Hợp Thành…. Các doanh nghiệp công nghiệp còn lại cũng đạt trình độ sản xuất cơ khí khoảng 65%. Với hệ thống dây chuyền hiện đại, các DNTN đã sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và thỏa mãn yêu cầu của bạn hàng nước ngoài, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong thời gian qua.
Do nhận thức được tầm quan trọng của khoa học và công nghệ đối với hoạt động SXKD, được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, nhiều doanh nghiệp mạnh dạn bỏ vốn đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất, phát huy năng lực sản xuất hiện có, ứng dụng thêm những dây chuyền sản xuất phù hợp với khả năng tài chính của mình. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã có sự phát triển vượt bậc, kết quả hoạt động SXKD ngày càng cao. Theo điều tra của Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Bình;, trong số 328 DNTN được điều tra có 48% DNTN đã đầu tư đổi mới, ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến. So với giai đoạn 1995-2000, số DNTN tiếp cận với công nghệ sản xuất hiện đại tăng hơn gấp 2 lần. Đóng góp của khoa học và công nghệ vào tăng thu lợi nhuận của doanh nghiệp tăng đáng kể. Nhiều DNTN, nhất là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất công nghiệp đã đầu tư mua sắm nhiều thiết bị công nghệ hiện đại và có tính chất tự động hoá cao. Nhờ đó, các sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu trong nước, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và dần chiếm lĩnh được thị phần quốc tế với nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong thời gian qua.
Tuy nhiên, phần lớn DNTN Thái Bình có quy mô nhỏ, khả năng tiếp cận với thị trường và công nghệ hiện đại còn hạn chế. Một số DNTN muốn đổi mới dây chuyền sản xuất nhưng khả năng tài chính hạn hẹp. Việc tiếp cận với các nguồn vốn vay chính thức khó khăn, nhất là những DNTN mới thành lập. Điều này khiến doanh nghiệp gặp khó khăn để vượt qua giai đoạn ban đầu, để chuyển sang giai đoạn phát triển ổn định và mở rộng quy mô.
Cùng với những cố gắng trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, năng lực quản trị của doanh nghiệp và quản lý SXKD của các DNTN có nhiều chuyển biến tích cực. Trước sức ép cạnh tranh của thị trường, các doanh nghiệp đã quan tâm làm tốt công tác quản trị doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ quản lý nhiều DNTN được đào tạo chính quy, từng bước trưởng thành trong hoạt động thực tiễn. Yêu cầu quản lý doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ chế độ kế toán, sổ sách minh bạch, đáp ứng yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đã được sử dụng có hiệu quả. Các doanh nghiệp đã dần xây dựng và vận hành được hệ thống quản trị mạng thông tin, ứng dụng các quy định theo tiêu chuẩn ISO quốc tế vào quá trình sản xuất và giám sát chất lượng sản phẩm. Các phần mềm quản lý cũng được đặt hàng và ứng dụng vào công tác quản trị doanh nghiệp, công tác kế toán thống kê, giảm bớt thời gian và nhân lực gián tiếp, cung cấp kịp thời các thông tin quản trị phục vụ cho việc ra quyết định quản lý.
Tuy vậy, đại đa số DNTN ở Thái Bình chủ yếu quản lý dựa trên kinh nghiệm thực tế trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy sự điều hành sản xuất kinh doanh còn kém hiệu quả, thậm chí có nhiều trường hợp vi phạm pháp luật.
Quy mô và phạm vi kinh doanh của DNTN ngày càng mở rộng. Do có sự đổi mới trong khoa học - công nghệ, quản lý, nhiều DNTN đã chuyển sang kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và xuất khẩu, hướng vào những ngành nghề mà tỉnh có lợi thế. Các DNTN đã tập trung vào sản xuất kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng và đảm bảo phục vụ cho thị trường trong tỉnh như mua bán vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, đại lý mua bán ký gửi hàng hoá tiêu dùng, tạo cây, con giống có năng suất, chất lượng tốt. Đã xuất hiện nhiều DNTN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp tham gia trực tiếp vào ngành trồng trọt và chăn nuôi như: nhiều doanh nghiệp chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp, nuôi tôm công nghiệp, sản xuất, chế biến mắm và các sản phẩm công nghiệp khác. Nhiều DNTN khi chuyển sang kinh doanh đa ngành đã đạt hiệu quả tốt. Doanh thu hàng năm tăng đáng kể so với trước đây. Tiêu biểu trong số đó là DNTN Dệt Hồng Quân, bia Hương Sen,…
2.2.6. Về thu nộp ngân sách và hoạt động kinh tế đối ngoại
Trong những năm qua, thu ngân sách trên địa bàn tăng khá, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2001, thu ngân sách trên địa bàn đạt 571 tỷ VNĐ, năm 2002 đạt 574 tỷ VNĐ, năm 2003 đạt 747 tỷ VNĐ và đặc biệt năm 2004 đạt 1.010,7 tỷ VNĐ, năm 2005 đạt 1.130 tỷ VNĐ. Trong tổng thu ngân sách trên địa bàn, hệ thống DNTN đóng góp phần rất quan trọng. Do có sự nỗ lực trong sản xuất kinh doanh, kết quả nộp ngân sách những năm qua của các DNTN tăng khá. Năm 2001, DNTN đóng góp vào ngân sách nhà nước đạt 37 tỷ. Đến năm 2005 các DNTN đã đóng góp hơn 1...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
D Đề án Đặc điểm kế toán ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 3
D Một Số Vấn Đề Hoàn Thiện Kế Toán Hoạt Động Đầu Tư Góp Vốn Liên Doanh Trong Các Doanh Nghiệp Tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đề cương ôn tập môn phân tích và đầu tư chứng khoán - Tài chính doanh nghiệp C – k49 Luận văn Kinh tế 0
D Đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty cổ phần chứng khoán sài gòn SSI Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp của NHTMCP Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh nghệ an Luận văn Kinh tế 0
D tư vấn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ về điện toán đám mây và cách vận dụng nó hiệu quả Hỏi đáp Tin học 0
K Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh (VPBank) Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top