caodung_1101

New Member

Download miễn phí Luận văn Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp trong hội nhập kinh tế quốc tế





MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỂN VỀ KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 6
1.1. Khu kinh tế cửa khẩu và vai trò của nó 6
1.2. Sự cần thiết và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp 22
1.3. Kinh nghiệm về phát triển khu kinh tế cửa khẩu trong quá trình hội nhập 37
Chương 2: THỰC TRẠNG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỒNG THÁP TRONG NHỮNG NĂM QUA 44
2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển khu kinh tế cửa khẩu 44
2.2. Những kết quả đạt được và vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp 50
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA KHU KINH TẾ CỬA KHẨU VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 78
3.1. Những quan điểm và mục tiêu cơ bản 78
3.2. Giải pháp chủ yếu phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp hiện nay 83
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ùng. Cây sen vốn là loại cây đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, nay cũng được đầu tư trồng tập trung để lấy hạt xuất khẩu. Đến năm 2006 Đồng Tháp đã đưa sản lượng hạt sen xuất khẩu trên 1.000 tấn/năm. Đồng Tháp còn nổi tiếng với nghề trồng hoa kiểng với trên 200 ha cung cấp hàng trăm loài hoa và kiểng quý cho khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh và cho cả nước. Các làng nghề hoa kiểng đang được đầu tư phát triển để nâng cao chất lượng.
Với địa hình sông nước, thủy sản được coi là thế mạnh thứ hai sau cây lúa. Nghề nuôi thủy sản phát triển rộng khắp cả tỉnh do giá cả nguyên liệu ổn định ở mức cao, trong đó chủ lực là các tra và cá ba sa. Năm 2006, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 5.300 ha tập trung nuôi các ở bãi bồi ven sông Tiền, sông Hậu, là một tiềm năng lớn để phát triển thành vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm. Năm 2007, sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản của Đồng Tháp đạt trên 220.000 tấn, dự kiến năm 2010 kế hoạch sẽ đạt trên 390.000 tấn. Nghề nuôi và trồng rừng cũng đang phát triển mạnh.
Ngoài ra còn nhiều điểm du lịch hấp dẫn như: Vườn Quốc gia Tràm Chim, khu di tích Xẻo Quýt, khu di tích Gò Tháp, vườn chim Gáo Giồng, khu di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh), làng hoa kiểng Sa Đéc với hàng trăm loài hoa, cây kiểng được tạo hình công phu, đẹp mắt.
- Cùng với tiềm năng và sự phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội, phát huy nhân tố con người được quan tâm đúng mức, đã tạo nên động lực mới trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Số dân trong tỉnh có 1.654. 680 người (năm 2005), trong đó có trên 80% trong độ tuổi lao động.
Sự nghiệp giáo dục – đào tạo, phát triển nguồn nhân lực được coi là nhân tố quyết định của sự phát triển. Tỉnh ủy, UBND Tỉnh ra nghị quyết, đề án, chương trình nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006 - 2010. Tỉnh đã hoàn thành công tác giáo dục phổ cập trung học cơ sở. Các điều kiện dạy và học, đào tạo nghề ngày càng tốt hơn cho yêu cầu phát triển kinh tế. Trong tỉnh có 02 cơ sở Trung học chuyên nghiệp, 01 trường Cao đẳng cộng đồng và 01 trường Đại học Sư phạm. Hệ thống trường lớp đều khắp toàn địa bàn, toàn tỉnh có 648 trường, trong đó có 48 trường đạt chuẩn quốc gia. Năm 2007, tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi ở các cấp học đều tăng: mẫu giáo đạt 60,4% (tăng 5,1%), tiểu học đạt 99,4% (tăng 0,2%), trung học cơ sở đạt 80,2% (tăng 2,1%), trung học phổ thông đạt 36,5% (tăng 1,7%) so với năm học trước. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 78,83% (năm trước đạt 91,81%). Ngoài ra toàn tỉnh có 12 Trung tâm giáo dục thường xuyên; 142/142 xã, phường có Trung tâm học tập cộng đồng; 2 trường dạy nghề công lập, 09 Trung tâm dạy nghề công công lập và 42 cơ sở dạy nghề của tư nhân, đã đạo tạo nghề cho 89.152 lao động trong giai đoạn 2001 – 2005.
Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân đáp ứng ngày càng tốt hơn, nhất là ở vùng sâu, biên giới. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân đa dạng, thiết bị hiện đại. 100% trạm y tế cơ sở đều có bác sĩ. Công tác dân số - gia đình và trẻ em được tiến hành đồng bộ, đạt kết quả tốt.
Hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ, môi trường được quan tâm đúng mức. Các đề tài nghiên cứu, ứng dụng ngày càng đi vào chiều sâu, đa dạng, thiết thực, như: chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ sản xuất nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, bảo vệ tài nguyên môi trường, công nghệ thông tin…Nhiều cơ quan, doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ, thiết bị, áp dụng quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, GMP, HACCP,…
Các hoạt động Văn hóa – Thông tin, Thể dục – Thể thao đã phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị địa phương và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân. Thực hiện chính sách xã hội, công tác chăm sóc người có công được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm thực hiện thường xuyên. Năm 2007, đã giải quyết việc làm mới cho hơn 42.078 lao động; đào tạo nghề cho hơn 21.542 người; đưa 686 lao động đi làm việc ở nước ngoài; tạo điều kiện cho 30.000 lượt hộ cùng kiệt được vay vốn, hướng dẫn làm ăn cho 18.720 lược hộ cùng kiệt tạo việc làm cho người lao động, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp thành thị 2,91%, tỉ lệ hộ cùng kiệt giảm còn 8,82%.
Về kinh tế - xã hội còn những khó khăn, hạn chế, như:
- Cơ cấu kinh kế của Tỉnh hiện nay còn nặng về nông nghiệp. Tốc độ phát triển trong 10 năm qua tương đối khá, nhưng chưa ổn định và chưa bền vững. Đồng Tháp hiện có tốc độ tăng trưởng thấp hơn bình quân đồng bằng sông Cửu Long (94,9%), do đó nếu không được đầu tư phát triển mạnh và nhanh, Tỉnh sẽ dễ dàng tụt hậu ngày càng sâu so với vùng và cả nước.
- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật (thủy lợi, cầu đường, đường phố, đường hẻm, giao thông nông thôn, bến bãi, điện, nước sạch, thông tin liên lạc) nhìn chung tuy có được quan tâm đầu tư nhưng còn thiếu và yếu, chưa được đầu tư hoàn chỉnh. Các hệ thống hậu cần công nghiệp (khu cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp) và hệ thống cơ sở dịch vụ và phục vụ (chợ, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng, cụm điểm tuyến du lịch…) tuy có phát triển nhưng chưa được đầu tư đồng bộ. Tiến trình đô thị hóa tại các huyện thị tuy nhanh nhưng đa số thị trấn còn nhiều đất nông nghiệp, việc quản lý đô thị còn nhiều bất cập. Nguồn vốn đầu tư mất cân đối giữa nhu cầu và khả năng tích lũy nội bộ.
- Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế cửa khẩu trong thời gian gần đây nhưng nhìn chung xuất phát điểm của kinh tế 6 xã thuộc khu KTCK Đồng Tháp vẫn còn thấp, trong cơ cấu kinh tế sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, chiếm trên 80% giá trị gia tăng trên địa bàn; lao động thủ công là chủ yếu và phần lớn hoạt động trong khu vực nông lâm ngư nghiệp, tỷ lệ qua đào tạo nghề không đáng kể. Hệ thống kết cấu hạ tầng đã được đầu tư xây dựng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của một khu kinh tế cửa khẩu, cần được đầu tư cho đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ tầng chung của đồng bằng sông Cửu Long và của GMS. Hệ thống đường bộ từ cửa khẩu Thường Phước sang cửa khẩu Cốc – rô - ca lên thị trấn Nét Lương nối liền đường Xuyên Á, kéo dài khoảng 30 km hiện nay chưa hoàn chỉnh, chưa thể vận chuyển được thông thoáng.
- Nguồn nhân lực tuy dồi dào về số lượng nhưng về trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp. Đại bộ phận là lao động thủ công, năng suất lao động và hiệu quả chưa cao. Các hoạt động sản xuất chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, thiếu các hình thức sản xuất có tính chất công nghiệp, phục xuất nhập khẩu qua biên giới. Cần có những giải pháp cấp bách nâng cao dân trí, mở rộng các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thu hút lao động và nâng cao chất lượng lao động trên toàn địa bàn. Mặt khác, do vị trí Đồng Tháp gần vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vì vậy khả năng nguồn nhân lực chất lư...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khu vực đặc khu kinh tế kinh nghiệm của trung quốc và bài học cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
H Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Luận văn Kinh tế 0
Y Ngành giấy Việt Nam đứng trước những thách thức hội nhập kinh tế khu vực Công nghệ thông tin 0
A Ngành giấy Việt Nam trước những thách thức hội nhập kinh tế khu vực châu Á Công nghệ thông tin 0
T Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại chi n Công nghệ thông tin 0
C Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Chi n Công nghệ thông tin 0
L Trang bị điện hệ thống xử lý nước thải nhà máy thép Đình Vũ, khu kinh tế Đình Vũ - Quận Hải An, Hải Công nghệ thông tin 0
T Quản lý thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Hà Tây - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
L Một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Đ Luận văn Kinh tế 0
H Một số ý kiến nhằm hoàn thiện chính sách Thuế để hỗ trợ phát triển khu vực Kinh tế tư nhân ở Việt Na Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top