t_h_151

New Member

Download miễn phí Luận văn Làng nghề ở Thanh Hoá trong hội nhập kinh tế quốc tế





MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 5
1.1. Làng nghề trong hội nhập kinh tế quốc tế 5
1.2. Vai trò của làng nghề trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội 22
1.3. Kinh nghiệp phát triển làng nghề ở một số tỉnh của Việt Nam 27
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở THANH HOÁ 34
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá tác động đến sự phát triển làng nghề 34
2.2. Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề ở tỉnh Thanh Hoá 51
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở THANH HOÁ 63
3.1. Quan điểm phát triển làng nghề ở Thanh Hoá 63
3.2. Những giải pháp cơ bản để phát triển làng nghề ở Thanh Hoá 69
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 91
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

không đáp ứng được nhu cầu của thị trường, thiếu khả năng cạnh tranh nên làng nghề này đang bị mai một dần. Chỉ còn khoảng 20 lò đúc hoạt động cầm chừng, sản xuất trông chờ vào kết quả tiêu thụ một số ít sản phẩm truyền thống (chiêng, niếng, lư hương…) cho miền núi.
- Làng nghề chạm khắc đá Nhuệ Thôn (Đông Hưng, Đông Sơn): Lịch sử nghề chạm khắc đá ở Thanh Hoá bắt đầu từ làng Nhồi với thiên nhiên ưu đãi có nguồn đá phong phú, đồng nhất về màu sắc, độ kết khối cao, nghề khắc đá đã hình thành hơn 600 năm, các bia, lăng thời đại hậu Lê và triều Nguyễn đều do bàn tay các nghệ nhân làng Nhuệ Thôn và đá Nhồi tạo nên. Nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 100 người làm nghề khắc đá, sản phẩm tuy có đổi mới kiểu dáng chút ít, nhưng nhìn chung vẫn đơn giản nên bị thu hẹp dần.
- Nghề thêu ren duy trì ở mức thấp vì thu nhập ngày công của người lao động quá thấp (250.000- 350.000đ/tháng), chưa có thị trường để xuất khẩu hàng trực tiếp mà phải thông qua các khâu trung gian nên chưa thu hút được nhiều người đầu tư.
- Nghề dệt thổ cẩm: đây là nghề cổ truyền ở khu vực miền núi của tỉnh. Do nhu cầu đời sống hàng ngày cùng với sự phát triển du lịch và khôi phục văn hoá dân tộc, sản phẩm thổ cẩm có tiềm năng trở thành hàng hoá. Tuy nhiên, ở Thanh Hoá, nghề này sản xuất ở dạng cầm chừng, thu nhập của người lao động thấp, chưa có thị trường tiêu thụ nên chưa có cơ hội phát triển.
* Một số làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
- Các làng nghề sản xuất lương thực, thực phẩm: Với chất thải chủ yếu là chất hữu cơ, do không có hệ thống thu gom và xử lý chất thải hợp lý nên tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề sản xuất thực phẩm như làng làm bún ở Đông Hương, làng nghề bánh đa Đắc Châu … diễn ra rất trầm trọng. Một điểm chung là khi đến hầu hết các cơ sở sản xuất bún ở Đông Hương đều có mùi chua rất khó chịu, nước chua đã sủi bọt từ gạo ngâm, bột ngâm đều xả trực tiếp ra môi trường, thậm chí có cơ sở còn đang sản xuất trong những khu nhà tạm bợ, bên cạnh chuồng gà, xỉ than bụi bặm. Điều này không chỉ gây tác động xấu đến môi trường mà còn không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Nghề rèn Tất Tác (Hậu Lộc): là nghề truyền thống lâu đời và hiện nay đang được phát triển và mở rộng. Tuy nhiên, vấn đề về môi trường chưa được quan tâm như chất thải mạ kim loại cùng chất thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường cao. Ngoài ô nhiễm nước và không khí, còn gây tiếng ồn ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân.
- Nghề nứa cuốn là nghề có nguyên liệu sẵn có tại các huyện miền núi, song nghề này chưa phát triển mạnh vì làm nghề này phải đầu tư lớn, đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường khi ngâm nứa và phơi nứa, việc chọn địa điểm ngâm và phơi nứa rất khó khăn.
Nhìn chung, sự phân bố làng nghề ở Thanh Hoá không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các huyện đồng bằng, ven biển nơi có mật độ dân số cao và có điều kiện tương đối thuận lợi về giao thông và điều kiện tiếp cận thị trường. Vùng miền núi và vùng cao không có các điều kiện trên, làng nghề phát triển khó khăn hơn (xin xem phụ lục 1).
Tốc độ tăng bình quân làng nghề của các huyện cũng có sự khác nhau. Những huyện có tốc độ tăng cao bởi có sự lan toả mạnh từ làng nghề truyền thống (nghề chiếu cói ở Nga Sơn, nghề mây tre đan ở Hoằng Hoá…).
Đánh giá khái quát về số lượng làng nghề của Thanh Hoá trong thời gian gần đây có thể rút ra kết luận: Thanh Hoá là tỉnh có số lượng làng nghề tương đối cao; số lượng làng nghề tăng nhanh trong những năm gần đây; làng nghề ở Thanh Hoá phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở các huyện đồng bằng, ven biển, các vùng có giao thông thuỷ, bộ và có điều kiện thuận lợi trong giao thương với thị trường. Làng có nghề Thanh Hoá chủ yếu tập trung vào các nghề chế biến lâm sản, nông sản, thuỷ sản, cơ khí, đúc, dệt, thêu ren.
2.1.2.3. Về thu hút lao động ở làng nghề
Sự phát triển của các làng nghề trong những năm qua đã tạo ra được nhiều việc làm cho người lao động, đưa tổng số người lao động được đào tạo và có việc làm tăng cao. Tổng số lao động làm việc trong làng nghề truyền thống năm 2002 là 15.388 người, năm 2007 là 16.865 người, tăng 1.477 người. Đối với đào tạo và nhân cấy nghề, đến nay trên địa bàn toàn tỉnh đã tiến hành khôi phục và nhân cấy được 113 điểm nghề mới với 17.783 lao động được đào tạo [27, tr.2]. Để khuyến khích sự phát triển của các làng nghề tỉnh đã hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề, nhân cấy nghề cho các hộ sản xuất kinh doanh lên trên 6,6 tỷ đồng.
Cùng với việc giải quyết việc làm, thu nhập của người làm nghề cũng cao hơn hẳn lao động thuần nông. Thu nhập bình quân của lao động làm nghề TTCN đạt từ 400.000đ- 600.000đ/người/tháng. Mức thu nhập bình quân từ lao động ngành nghề gấp 1,5 đến 2 lần so với lao động nông nghiệp thuần. Riêng một số ngành nghề như chế biến hải sản, thực phẩm tăng gấp 2,7 lần, đồ mỹ nghệ tăng từ 2.8 đến 3 lần [25, tr.19].
Về các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong làng nghề. Hiện nay, các làng nghề ở Thanh Hoá có các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau. Tính đến cuối năm 2007, toàn tỉnh có tới 60.236 cơ sở sản xuất TTCN và ngành nghề ở nông thôn. Trong đó có 888 công ty TNHH, 265 công ty cổ phần, 310 doanh nghiệp tư nhân, 673 HTX, 58.100 tổ hộ cá thể [28, tr.6]. Như vậy, hình thức kinh doanh theo hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn ở Thanh Hoá (chiếm tới 96,4%), điều này cho thấy sản xuất trong làng nghề vẫn là sản xuất nhỏ, manh mún, khó có khả năng phát triển đột biến về kết quả sản xuất kinh doanh, đây cũng là một thách thức không nhỏ đối với các sản phẩm của làng nghề thời kỳ hội nhập kinh tế. Các hình thức sản xuất kinh doanh như hợp tác, các loại hình công ty có tốc độ tăng nhanh trong những năm gần đây song vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong các hình thức sản xuất kinh doanh. Các hình thức kinh tế hợp tác vừa xuất phát từ nhu cầu thực sự của các hộ cho nên trong thời gian tới hình thức này ở làng nghề có khả năng phát triển nhanh chóng và bền vững bởi chuyên môn hoá và hợp tác tạo điều kiện áp dụng máy móc vào nhiều khâu công việc nên năng suất được tăng cao, khả năng cạnh tranh của sản phẩm tăng lên sẽ thúc đẩy làng nghề phát triển.
Về trình độ tay nghề của các lao động làm nghề trong các làng nghề ở Thanh Hoá. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy trình độ tay nghề của người lao động chưa cao, các nghệ nhân thợ tài hoa còn rất ít nhưng lại chưa được khai thác sử dụng và quan tâm đúng với tài năng cho nên hầu hết các sản phẩm mới chỉ ở dạng thô, giá thành rẻ, sức cạnh tranh kém. Thêm vào đó tư tưởng làm nghề của người lao động chưa ổn định do thu nhập từ việc làm nghề chưa đủ sức gắn kết người lao động với nghề. Trong các doanh nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh thì việc quan tâm phát triển nguồn nhân lực hầu như là chưa có, phần lớn đều tận dụng tối đa nguồn nhân lực sẵn có của địa phương, mà không có sự
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top