Raedburne

New Member

Download miễn phí Luận văn Quản lý tài chính trong Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Thực trạng và giải pháp





MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 5
1.1. Những vấn đề cơ bản về Bảo hiểm xã hội 5
1.2. Quản lý tài chính trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam 19
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 30
2.1. Quá trình hình thành và tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội qua các giai đoạn 30
2.2. Thực trạng quản lý tài chính 41
2.3. Đánh giá chung 62
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 86
3.1. Mục tiêu chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam 86
3.2. Quan điểm hoàn thiện quản lý tài chính trong Bảo hiểm xã hội Việt Nam 90
3.3. Giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý tài chính trong Bảo hiểm xã hội Việt Nam 93
3.4. Một số kiến nghị 108
KẾT LUẬN 114
NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN 116
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
PHỤ LỤC 123
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng từ như giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy ra viện, giấy khai sinh … và lập danh sách người lao động của đơn vị để hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức gửi cơ quan BHXH tỉnh, BHXH huyện. Đơn vị sử dụng lao động được BHXH tỉnh, BHXH huyện ủy quyền chi trả trực tiếp cho người lao động các chế độ nói trên.
+ BHXH tỉnh chịu trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt, chuyển tiền thanh toán, quyết toán chi các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức đối với những đơn vị do BHXH tỉnh thực hiện quản lý thu BHXH và ghi sổ BHXH cho người lao động ở đơn vị đó.
+ BHXH huyện chịu trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt, chuyển tiền thanh toán, quyết toán chi các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức đối với những đơn vị do BHXH huyện thực hiện quản lý thu BHXH và ghi sổ BHXH cho người lao động ở đơn vị đó.
* Đối với các chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất:
Đơn vị sử dụng lao động (hay người thân của đối tượng đang hưởng BHXH) tập hợp các hồ sơ như: biên bản điều tra tai nạn lao động; biên bản tai nạn giao thông hay khám nghiệm hiện trường - đối với trường hợp bị tai nạn giao thông đề nghị xét hưởng chế độ tai nạn lao động; biên bản đo đạc môi trường lao động có yếu tố độc hại gây nên bệnh nghề nghiệp; biên bản giám định suy giảm sức khỏe; quyết định cho nghỉ việc để hưởng chế độ BHXH của người sử dụng lao động; sổ BHXH của người lao động; giấy chứng tử... gửi đến cơ quan BHXH tỉnh để kiểm tra và ra quyết định hưởng các chế độ BHXH (không phân cấp cho BHXH huyện). Định kỳ Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thẩm định, nếu phát hiện sai sót sẽ được điều chỉnh và BHXH tỉnh phải chịu trách nhiệm thực hiện truy thu (nếu giải quyết thừa) hay cho đối tượng truy lĩnh (nếu giải quyết thiếu).
Các quan hệ 12, 13 và 14: Đây là nội dung công việc do BHXH huyện thực hiện chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH thường xuyên hàng tháng. Các đối tượng được quản lý và theo dõi biến động (do di chuyển, hết thời hạn hưởng, do chết) và tổ chức chi trả theo địa bàn huyện, xã (hay phường). Yêu cầu của việc chi trả cho các đối tượng này là phải đầy đủ, đến tận tay người được hưởng và trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày vào một thời điểm cố định trong tháng (thông thường được trả từ ngày 10 đến ngày 15 hàng tháng). Việc chi trả cho các đối tượng hoàn toàn bằng tiền mặt, do đó công tác quản lý tiền mặt (trong quá trình nhận từ Ngân hàng, Kho bạc, vận chuyển đến từng phường, xã, tổ dân phố; trong lúc chi trả cho từng người) là một vấn đề khó khăn và cần đặc biệt quan tâm (thông thường BHXH huyện phải thuê lực lượng công an ở địa phương bảo vệ).
Căn cứ vào giấy báo đối tượng di chuyển (từ xã này sang xã khác, từ huyện này sang huyện khác hay từ tỉnh này sang tỉnh khác), hết thời hạn hưởng (tuất, mất sức lao động) và đối tượng chết. Hàng tháng, BHXH tỉnh phải điều chỉnh và lập danh sách chi tiết từng đối tượng, phân theo từng loại chế độ (lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, tuất) và trên từng địa bàn huyện, phường (hay xã), tổ dân phố. BHXH tỉnh chuyển tiền và danh sách các đối tượng được hưởng các chế độ BHXH cho BHXH huyện để làm căn cứ chi cho đối tượng.
Có hai hình thức chi trả: đó là chi trả trực tiếp và chi trả thông qua Ban đại lý ở phường, xã, thị trấn.
Quan hệ 12: Chi trả trực tiếp là hình thức BHXH huyện trực tiếp chi trả cho từng người hưởng chế độ BHXH, hình thức này chủ yếu được thực hiện ở những địa bàn có đối tượng hưởng BHXH ít, sống tập trung.
Các quan hệ 13 và 14: Chi trả thông qua đại lý phường, xã là hình thức cơ quan BHXH huyện ủy nhiệm cho Ban đại lý ở phường, xã chi trả BHXH cho từng đối tượng. Trong trường hợp này, BHXH huyện phải chuyển danh sách người được hưởng BHXH và tiền mặt cho các Ban đại lý để họ chi trả hộ và các Ban đại lý được hưởng một khoản lệ phí, tùy thuộc vào số lượng đối tượng và số tiền mà Ban đại lý đã thực hiện chi trả hộ. Sau mỗi đợt chi trả, Ban đại lý phải thanh quyết toán ngay với BHXH huyện. Hình thức chi trả này được thực hiện ở những địa phương có số đối tượng hưởng BHXH đông, địa bàn rộng.
Quan hệ 15: Các đơn vị dự toán cấp 2 được mở hai tài khoản; 1 tài khoản mở tại Ngân hàng No và PTNT tỉnh để giao dịch thanh toán kinh phí chi hoạt động quản lý bộ máy của đơn vị; 1 tài khoản mở tại chi nhánh Quỹ hỗ trợ tỉnh để giao dịch thanh toán kinh phí chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của đơn vị.
* Về chi phí quản lý bộ máy:
Các năm 1995, 1996, nguồn kinh phí chi hoạt động quản lý bộ máy do Ngân sách Nhà nước cấp. Các năm từ 1997 đến năm 2000, nguồn kinh phí chi hoạt động quản lý bộ máy được trích từ quỹ BHXH. Trong thời gian từ 1995 đến 2000, nội dung chi, định mức chi và chế độ quản lý chi phí cho hoạt động quản lý bộ máy của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện như đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp của Nhà nước.
Hàng năm, căn cứ vào số biên chế lao động được Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ giao và nhiệm vụ, khối lượng công việc đảm nhận; Bảo hiểm xã hội Việt Nam lập dự toán chi hoạt động quản lý bộ máy trình Hội đồng Quản lý thông qua để gửi Bộ Tài chính xem xét, phê duyệt.
Căn cứ vào dự toán được giao, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiến hành phân bổ và giao dự toán chi cho các đơn vị dự toán cấp 2 và các đơn vị dự toán cấp 2 tiếp tục phân bổ và giao dự toán chi cho các đơn vị dự toán cấp 3. Khi kết thúc năm, các đơn vị làm báo cáo quyết toán chi theo trình tự ngược lại, các đơn vị dự toán cấp trên kiểm tra, xét duyệt và chuẩn y cho đơn vị dự toán cấp dưới. Bộ Tài chính kiểm tra và chuẩn y quyết toán cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
* Về chi đầu tư xây dựng trụ sở làm việc:
Hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động từ 01/10/1995. Bảo hiểm xã hội Việt Nam và hầu hết BHXH các tỉnh, BHXH các huyện đều không có trụ sở làm việc, phải đi thuê hay được ủy ban Nhân dân các cấp cho mượn tạm trụ sở làm việc. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Bảo hiểm xã hội Việt Nam đầu tư xây dựng trụ sở của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và của cơ quan BHXH ở các địa phương tỉnh và huyện.
Để triển khai nhiệm vụ trên, ở mỗi tỉnh, thành lập một Ban quản lý dự án (do Giám đốc BHXH tỉnh kiêm làm Giám đốc Ban quản lý dự án, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính thuộc BHXH tỉnh kiêm làm kế toán trưởng Ban quản lý dự án) để quản lý đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của BHXH tỉnh và trụ sở làm việc của BHXH các huyện trên địa bàn tỉnh.
Ban quản lý dự án có những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Ký hợp đồng với tổ chức tư vấn xây dựng để thực hiện các công việc như: điều tra, khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát thiết kế, lập tổng dự toán; lập hồ sơ mời thầu xây lắp, mua sắm thiết bị; giám s
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top