Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ Phần Công Nghệ LeHut





 
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP. 1
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NVL. 1
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của NVL trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 1
1.1.1.1. Khái niệm nguyên vật liệu 1
1.1.1.2. Đặc điểm nguyên vật liệu 1
1.1.1.3. Vai trò của NVL 2
1.1.2. Yêu cầu quản lý NVL trong các đơn vị sản xuất kinh doanh. 2
1.1.3. Nhiệm vụ kế toán NVL 3
1.1.4. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán NVL 3
1.2. PHÂN LOẠI VÀ TÍNH GIÁ NVL 4
1.2.1. Phân loại NVL 4
1.2.1.1. Phân loại NVL theo công dụng kinh tế. 4
1.2.1.2. Phân loại theo nguồn hình thành NVL 5
1.2.1.3. Phân loại theo chức năng 5
1.2.2. Tính giá NVL 5
1.2.2.1. Đối với NVL nhập kho. 6
1.2.2.2. Đối với NVL xuất kho. 7
1.3. NỘI DUNG KẾ TOÁN NVL 10
1.3.1. Kế toán chi tiết NVL 10
1.3.1.1. Phương pháp thẻ song song. 11
1.3.1.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. 12
1.3.2. Kế toán tổng hợp NVL 14
1.3.2.1. Phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) 15
1.3.2.2. Phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK) 16
1.3.3. Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 18
1.3.4. Đặc điểm hạch toán vật liệu tại một số nước trên thế giới 19
1.3.4.1. Đặc điểm hạch toán vật liệu tại Anh. 20
1.3.4.2. Đặc điểm hạch toán vật liệu tại Mỹ. 20
1.4. ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA HỆ THỐNG KẾ TOÁN VIỆT NAM VỚI HỆ THỐNG KẾ TOÁN ANH, MỸ TRONG HẠCH TOÁN VẬT LIỆU. 22
1.5. TỔ CHỨC HỆ THỐNG SỔ SÁCH KẾ TOÁN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ HẠCH TOÁN NVL 23
1.5.1. Hình thức nhật ký chung. 23
1.5.2. Hình thức nhật ký sổ cái. 24
1.5.3. Hình thức chứng từ ghi sổ 25
1.5.4. Hình thức Nhật ký chứng từ. 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ LEHUT 28
2.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ LEHUT 28
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty: 28
2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty 30
2.1.2.1. Cơ cấu lao động của công ty. 30
2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 31
2.1.2.3. Mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty 33
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động của công ty 33
2.1.3.1. Sản xuất và lắp ráp 33
2.1.3.2. Thương mại dịch vụ và xây lắp: 34
2.1.4. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 36
2.1.4.1. Quy trình công nghệ sản xuất bóng đèn huỳnh quang 36
2.1.4.2. Quy trình công nghệ sản xuất máy tập TDTT 36
2.1.4.3. Quy trình công nghệ sản xuất ổ cắm điện 37
2.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY 37
2.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 37
2.2.2. Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán tại Công ty 40
2.2.3. Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán tại Công ty 40
2.2.4. Hình thức kế toán ở Công ty Cổ Phần Công Nghệ LEHUT: 40
2.2.5. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán 42
2.3. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ LEHUT 42
2.3.1. Đặc điểm tổ chức quản lý về nguyên vật liệu tại công ty 42
2.3.1.1. Đặc điểm của vật liệu tại Công ty 43
2.3.1.2. Phân loại nguyên vật liệu tại Công ty 46
2.3.1.3. Tính giá Nguyên vật liệu tại Công ty 47
2.3.2. Kế toán chi tiết Nguyên vật liệu tại Công ty 48
2.3.2.1. Thủ tục, chứng từ kế toán nhập kho nguyên vật liệu 49
2.3.2.2. Thủ tục, chứng từ kế toán xuất kho nguyên vật liệu 55
2.3.2.3. Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu 58
2.3.3. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty 62
2.3.3.1. Phương pháp kế toán tổng hợp áp dụng tại Công ty 63
2.3.3.2. Kế toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu tại Công ty 63
2.3.3.3. Kế toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu 71
2.3.4. Kiểm kê và đánh giá lại NVL 73
2.3.5. Dự phòng giảm giá NVL 73
CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ LEHUT 75
3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY 75
3.1.1. Ưu điểm 75
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân: 77
3.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY 78
3.3. YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY 79
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY 79
3.4.1. Hoàn thiện việc kiểm kê, đánh giá nguyên vật liệu. 79
3.4.2. Hoàn thiện việc tổ chức thu mua nguyên vật liệu 80
3.4.3. Hoàn thiện việc trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu 81
3.4.4. Hoàn thiện việc ghi sổ kế toán 81
3.4.5. Hoàn thiện việc lập dự toán chi phí nguyên vật liệu 82
3.4.6. Hoàn thiện việc áp dụng tin học vào hệ thống kế toán 83
3.4.7. Hoàn thiện phương pháp tính giá vật tư xuất kho. 84
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

inh doanh của công ty là hoạt động lưu thông phân phối hàng hoá trên thị trường buôn bán của Quốc gia mình và giữa các nước trên thế giới, thực hiện quá trình lưu chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất , nhập khẩu đến nơi tiêu dùng. Chính vì vậy mà bộ máy kế toán phải đảm bảo tính tập trung kịp thời . Do đó mà công ty cổ phần LeHut đã tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung. Tức là công tác kế toán được thực hiện ở bộ phận kế toán của công ty, từ việc thu nhập đến việc lập các báo cáo kế toán. Đặc điểm của hình thức này cũng có những mặt tích cực và mặt hạn chế. Cụ thể ưu điểm là toàn bộ thông tin kế toán được nắm bắt và quản lý dễ dàng, đánh giá chỉ đạo kịp thời. Nhược điểm là công việc không được phân công rõ ràng, dễ gây ra nhầm lẫn và độ chính xác không cao.
Tại công ty cổ phần công nghệ LeHut, bộ phận kế toán được tổ chức theo phương pháp ghép việc, nghĩa là một nhân viên kế toán phải kiêm nhiều phần hành kế toán. Phòng kế toán của công ty bao gồm 8 người : 1 kế toán trưởng, , 6 kế toán viên, 1 thủ quỹ, mỗi người được phân công phụ trách một hay nhiều phần hành khác nhau. Tất cả các kế toán viên đều có trình độ đại học.
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
Kế toán vật tư
Kế toán tiền lương
Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Kế toán bán hàng và công nợ phải thu
Kế toán mua hàng và thanh toán công nợ phải trả
Kế toán chi phí sx và tính giá thành sp
Kế toán trưởng là người điều hành và giám sát toàn bộ hoạt động của bộ máy kế toán của công ty, chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ tài chính của đơn vị, đồng thời hướng dẫn, cụ thể hoá kịp thời các chế độ, chính sách, quy định tài chính của Nhà nước và của Bộ Tài chính. Kế toán trưởng còn là người lập ra các báo cáo quyết toán, tham mưu cho giám đốc về việc sử dụng các chế độ quản lý của nhà nước ban hành sao cho phù hợp với tình hình sản xuất của doanh nghiệp. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc và có trách nhiệm, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Thủ quỹ là người có trách nhiệm về công tác thu, chi tiền một cách hợp lý, để từ đó vào sổ quỹ tiền mặt.
Kế toán tiền mặt có chức năng quản lý tình hình thu, chi, và tồn quỹ tiền mặt, thường xuyên đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế với sổ sách, phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót trong việc quản lý và sử dụng tiền mặt. Để quản lý tốt vốn bằng tiền mặt trong nội bộ công ty thì trước hết cần tách biệt việc bảo quản vốn bằng tiền khỏi việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đồng thời kế toán trưởng phải phân công công việc của một số nhân viên làm nhiệm vụ ghi sổ để kiểm tra công việc của nhau, để tránh tình trạng gian lận cũng như việc móc ngoặc giữa các nhân viên với nhau.
Kế toán tiền gửi ngân hàng có chức năng phản ánh tình hình tăng, giảm vốn và số dư tiền gửi ngân hàng, giám sát việc chấp hành chế độ thanh toán không dùng tiền mặt. Tiền gửi ngân hang bao gồm: tiền Việt Nam, ngoại tệ , vàng bạc trên các tài khoản tiền gửi chính, tiền gửi chuyên dùng cho các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như tiền lưu ký séc bảo chi, séc định mức, séc chuyển tiền, thư tín dụng. Để tiến hành tốt kỷ luật thanh toán đòi hỏi công ty phải theo dõi tình hình biến động và số dư của từng loại tiền gửi.
Kế toán bán hàng và công nợ phải thu: Kế toán có nhiệm vụ theo dõi chi tiết các khoản phải thu khách hàng, không được phép bù trừ khoản phải thu, giữa các đối tượng khác nhau. Kế toán phải tổng hợp tình hình thanh toán với người bán theo tính chất nợ phải thu hay phải trả trước khi lập báo cáo kế toán. Đối với khoản phải thu, phải trả người bán có gốc ngoại tệ thì vừa phải theo dõi được bằng vị nguyên tệ, vừa phải quy đổi thành VND theo tỷ giá thích hợp và thực hiện điều chỉnh tỷ giá khi lập báo cáo ké toán năm.
Kế toán mua hàng và công nợ phải trả: Kế toán có nhiệm vụ theo dõi số lượng hàng hoá mà công ty mua vào theo thời gian cụ thể, đồng thời kế toán cũng phải cần ghi chép và theo dõi chi phí phải trả cho người bán.
Kế toán vật tư: Kế toán có nhiệm vụ theo dõi và quản lý các loại vật tư một cách đầy đủ và thường xuyên. Các loại vật tư sau khi mua về sẽ được nhập kho sau đó mới xuất cho sản xuất, và đặc biệt là công tác dự trữ nguyên vật liệu, công cụ trong kho là rất cần thiết đòi hỏi kế toán vật tư phải làm tốt được nhiệm vụ đó.
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Trong công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là chỉ tiêu luôn được các nhà quản lý quan tâm. Thông qua số liệu tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm các nhà lãnh đạo công ty biết được chi phí và giá thành sản phẩm thực tế của từng loại sản phẩm cũng như kết quả kinh doanh. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Mỗi kế toán có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt nhau nhưng đều thực hiện nhiệm vụ chung của bộ máy kế toán. Đó là :
Thu thập, xử lý, phân loại và tổng hợp thông tin về hoạt động nghiên cứu và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Tổng hợp số liệu, lập hệ thống báo cáo tài chính, cung cấp cho các đối tượng sử dụng có liên quan.
Phản ánh chứng từ, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh một cách đầy đủ, kịp thời, trung thực theo đúng nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ quy định.
Do bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tập trung, thống nhất đã giúp cho công tác quản lý và công việc đôn đốc kiểm tra các bộ phận và nhân viên trong công ty, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc sản xuất và kinh doanh.
Đối với việc quản lý về tài chính của công ty một cách nhạy bén và nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao thì công ty đã sử dụng một số phần mềm kế toán cơ bản đó là phần mềm kế toán Fast 2000 cho tất cả các phần hành như: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, …
2.2.2. Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán tại Công ty
Cơ sở để ghi sổ kế toán của công ty là các chứng từ được lập theo mẫu quy định của Bộ tài chính. Tất cả các chứng từ đều được tập hợp tại phòng kế toán, sau đó kế toán viên sẽ xử lý tương ứng với phần hành mà họ quản lý. Các chứng từ sử dụng là các chứng từ thông dụng như: Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy thanh toán tạm ứng, Bảng chấm công… ( Xem phụ lục)
* Việc thực hiện nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ thì công ty căn cứ vào Luật Kế toán và Nghị định số 129/ 2004/ NĐ- CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ, và các quy định trong Quýêt định số 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 20/3/2006
2.2.3. Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán tại Công ty
Công ty sử dụng hệ thống danh mục tài khoản Bộ tài chính ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ- BTC của Bộ tài chính ngày 20/3/2006 ( Xem phụ lục)
2.2.4. Hình thức kế toán ở Công ty Cổ Phần Công Nghệ LEHUT:
Là hình thức Nhật ký chứng từ, hệ thống sổ kế toán công ty bao gồm các loại sau:
- Nhật ký chứng từ số 1, số 2, s
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top