Dakota

New Member

Download miễn phí Đề án Kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp





MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Phần I Lý luận chung về kế toán NVL trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp 3
I Sự cần thiết phải tổ chức kế toán NVL 3
1 Khái niệm và đặc điểm NVL 3
1.1 Khái niệm NVL 3
1.2 Đặc điểm NVL 3
2 Nhiệm vụ và vai trò của kế toán NVL 3
II Phân loại và tính giá NVL 4
1 Phân loại NVL 4
2 Tính giá NVL 5
2.1 Giá thực tế NVL nhập kho 6
2.2 Giá thực tế NVL xuất kho 6
Phần II Phương pháp kế toán NVL trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp 9
I Kế toán chi tiết NVL 9
1 Thủ tục chứng từ 9
1.1 Phiếu nhập kho - Mẫu số 01 - VT 9
1.2 Phiếu xuất kho - Mẫu số 02 - VT 9
1.3 Biên bản kiểm nghiệm sản phẩm, vật tư, hàng hoá 10
1.4 Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 10
1.5 Biên bản kiểm kê vâtk tư, sản phẩm, hàng hoá 10
1.6 Phiếu xuất kho vật tư theo hạn mức 11
2 Tổ chức kế toán chi tiết 11
2.1 Phương pháp thẻ song song 11
2.2 Phương pháp đối chiếu luân chuyển 12
2.3 Phương pháp số dư 13
II Kế toán tổng hợp NVL 14
A Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKTX 14
1 Khái niệm và tài khoản sử dụng 14
1.1 Khái niệm phương pháp KKTX 14
1.2 Tài khoản sử dụng 14
2 Sơ đồ kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKTX 15
B Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKĐK 17
1 Khái niệm và tài khoản sử dụng 17
1.1 Khái niệm phương pháp KKĐK 17
1.2 Tài khoản sử dụng 17
2 Sơ đồ kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKĐK 18
III Tổ chức sổ kế toán 19
Phần III Một số nhận xét và giải pháp hoàn thiện kế toán NVL trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp 23
I Một số nhận xét về kế toán NVL trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp 23
II Một số giải pháp hoàn thiện kế toán NVL trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp 24
Kết luận 26
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

liệu gián tiếp
- Vật liệu dùng ở bộ phận bán hàng
- Vật liệu dùng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp
- Vật liệu dùng cho xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn tài sản cố định
- Nguyên vật liệu dùng cho các bộ phận khác: chi tiêu công đoàn, quỹ phúc lợi…
Căn cứ vào nguồn nhập, ta có:
- Nguyên vật liệu mua ngoài
- Nguyên vật liệu tự gia công chế biến
- Nguyên vật liệu nhận vốn góp liên doanh hay cổ phần
- Nguyên vật liệu vay, mượn tạm thời của đơn vị khác
- Phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp
2. Tính giá nguyên vật liệu
Tính giá nguyên vật liệu là công tác quan trọng trong việc tổ chức kế toán nguyên vật liệu. Tính giá nguyên vật liệu là dùng tiền để biểu hiện giá trị của nguyên vật liệu.
Theo Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho, nguyên vật liệu được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
Phù hợp với Chuẩn mực kế toán Hàng tồn kho trong công tác kế toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp, nguyên vật liệu được tính theo giá thực tế. Giá thực tế của nguyên vật liệu là loại giá được hình thành trên cơ sở các chứng từ hợp lệ chứng minh các khoản chi hợp pháp của doanh nghiệp để tạo ra nguyên vật liệu.
2.1. Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho
Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho được xác định tùy theo từng nguồn nhập.
Đối với nguyên vật liệu mua ngoài:
Gtt = Ghđ + Tn + Cm - Ck
Gtt: Giá thực tế nguyên vật liệu nhập vào
Ghđ: Giá ghi trên hóa đơn (tính theo giá thu tiền một lần)
Tn: Thuế ngoài giá thanh toán phải nộp trong quá trình thu mua
Cm: Chi phí thu mua
Ck: Chiết khấu thương mại hay giảm giá được hưởng
Đối với những doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì thuế giá trị gia tăng không được tính vào giá thực tế của nguyên vật liệu.
Đối với những doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thì thuế giá trị gia tăng được tính vào giá thực tế của nguyên vật liệu.
Đối với nguyên vật liệu gia công chế biến xong nhập kho, thì giá thực tế bao gồm giá xuất và chi phí gia công chế biến, chi phí vận chuyển, bốc dỡ.
Đối với nguyên vật liệu nhận vốn góp liên doanh hay cổ phần, thì giá thực tế của nguyên vật liệu là giá trị nguyên vật liệu được các bên tham gia góp vốn thừa nhận.
Đối với nguyên vật liệu vay, mượn tạm thời của đơn vị khác, thì giá thực tế nhập kho được tính theo giá thị trường hiện tại của số nguyên vật liệu đó.
Đối với phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp thì giá thực tế được tính theo đánh giá thực tế hay giá bán trên thị trường.
2.2. Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho
Thời điểm tính giá là khi xuất kho nguyên vật liệu hay cuối kỳ kế toán. Giá xuất kho phải tính theo giá phí và phù hợp với khối lượng xuất.
Phương pháp tính giá nguyên vật liệu phải nhất quán và phải thích hợp với đặc điểm nguyên vật liệu của từng doanh nghiệp.
Theo Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho, việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp tính theo giá đích danh
- Phương pháp bình quân gia quyền
- Phương pháp nhập trước, xuất trước
- Phương pháp nhập sau, xuất trước
Phương pháp tính theo giá đích danh (tính trực tiếp)
Phương pháp này được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hay mặt hàng ổn định, doanh nghiệp có điều kiện bảo quản riêng từng lô nguyên vật liệu nhập kho, vì vậy khi xuất kho lô nào thì tính theo giá thực tế nhập kho đích danh của lô đó.
Phương pháp này có ưu điểm là công tác tính giá nguyên vật liệu được kịp thời và thông qua việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho, kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản của từng lô nguyên vật liệu. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi công tác sắp xếp, bảo quản phải hết sức tỉ mỉ, tốn công sức.
Phương pháp bình quân gia quyền:
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh điểm nguyên vật liệu nhưng số lần nhập, xuất mỗi danh điểm nhiều.
Ptt xuất kho = P đơn vị bình quân cả kỳ x Lượng nguyên vật liệu xuất kho
P đơn vị bình
quân cả kỳ
=
Ptt từng danh điểm nguyên vật liệu
tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Khối lượng từng danh điểm nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
ưu điểm của phương pháp này là giảm nhẹ được việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, không phụ thuộc vào số lần nhập, xuất của từng danh điểm nguyên vật liệu. Nhưng phương pháp này có nhược điểm là dồn công việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho vào cuối kỳ kế toán nên ảnh hưởng đến các khâu kế toán khác và kế toán phải tính giá theo từng danh điểm nguyên vật liệu.
Phương pháp Nhập trước, xuất trước (FIFO):
Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là lô nguyên vật liệu nhập kho trước sẽ được xuất dùng trước. Vì vậy lượng nguyên vật liệu xuất kho thuộc lần nhập nào thì tính theo giá thực tế của lần nhập đó.
Ưu điểm của phương pháp này là cho phép kế toán có thể tính giá nguyên vật liệu xuất kho kịp thời.
Nhược điểm của phương pháp này là phải tính giá theo từng danh điểm nguyên vật liệu và phải hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tồn kho theo từng loại giá nên tốn nhiều công sức, chi phí kinh doanh không phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của nguyên vật liệu.
Phương pháp Nhập trước - xuất trước thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh điểm nguyên vật liệu, số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều.
Phương pháp Nhập sau – xuất trước (LIFO):
Theo phương pháp này, nguyên vật liệu được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định là lô nguyên vật liệu nào nhập vào kho sau sẽ được xuất dùng trước.
Về cơ bản ưu, nhược điểm và điều kiện vận dụng của phương pháp Nhập sau - xuất trước giống như phương pháp Nhật trước - xuất trước nhưng sử dụng phương pháp Nhập sau - xuất trước giúp cho chi phí kinh doanh của doanh nghiệp phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của nguyên vật liệu.
Phần II
Phương pháp kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
I - Kế toán chi tiết nguyên vật liệu:
Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp thường sử dụng nhiều chủng loại nguyên vật liệu khác nhau, nếu thiếu một loại nào đó có thể gây ra ngừng sản xuất. Vì vậy, kế toán nguyên vật liệu phải bảo đảm theo dõi được tình hình biến động của từng danh điểm nguyên vật liệu. Trong thực tế, công tác kế toán hiện nay ở nước ta, các doanh nghiệp thường áp dụng một trong ba phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu là phương pháp thẻ song song, phương pháp đối chiếu luân chuyển và phương pháp số dư.
1. Thủ tục chứng từ:
Chứng từ kế toán là bằng chứng chứng minh nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, đã hình thành, là căn cứ pháp lý để ghi sổ kế toán.
Cả ba phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu đều sử dụng những chứng từ sau:
1.1. Phiếu nhập kho - Mẫu số 01-VT:
- Mục đích: Xác nhận số lượng vật...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đề án Đặc điểm kế toán ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 3
S Đề án Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu c Kiến trúc, xây dựng 0
C Sử dụng một số phần mềm thiết kế giáo án điện tử dạy chuyên đề sinh lí thực vật cho học sinh chuyên Luận văn Sư phạm 0
N [Free] Đề án Bàn về chế độ kế toán chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Đề án Thiết kế mẫu mã sản phẩm - Một giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Đề án Tìm hiểu về kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất theo phương pháp kê Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Đề án Bàn về nội dung phương pháp lập, trình bày, kiểm tra và phân tích bảng cân đối kế toán Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Đề án Một số ý kiến nhằm hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 - "hợp đồng xây dựng" Luận văn Kinh tế 0
C Đề án Chế độ kế toán các khoản dự phòng trong doanh nghiệp Việt Nam hiện hành Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top