Nortin

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

I. Khái quát chung:
• Tự nhiên:
Tiểu vùng du lịch Đông Bắc Việt Nam bao gồm 6 tỉnh: Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắn Kạn, Cao Bằng mang những nét đặc trưng sâu sắc không chỉ về thiên nhiên kỳ thú mà còn bởi nơi đây ẩn chứa những nét văn hoá phong phú, phong tục tập quán đa dạng của những người dân bản địa. Với những tiềm năng tự thân to lớn, nếu vùng được khai thác hợp lý sẽ là một cụm điểm quan trọng để phát triển du lịch hiện nay và tương lai.
Vùng đất giàu tiềm năng này chiếm diện tích lớn của cả nước (36982 km2) với địa hình đa dạng chủ yếu là núi đồi và cao nguyên. Đặc biệt, vùng còn có những dãy núi hùng vĩ như đỉnh Tây Côn Lĩnh cao ngất trời, hay những thung lũng nên thơ, huyền ảo. Nơi đây cũng là vùng đất tập trung nhiều sông suối khá dày đặc; tuy một số bị chia cắt nhiều, phức tạp song cũng không làm mất đi vai trò to lớn của nó trong khung cảnh nơi đây, trong việc phát triển kinh tế tiểu vùng Đông Bắc nói chung và giao thông đường thuỷ nói riêng.
Do địa hình phức tạp nên nhìn chung khí hậu nơi đây phân mùa rõ rệt và nhiệt độ giữa các vùng không đồng đều. Hầu hết các tỉnh đều có khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp. Song mỗi vùng lại có những nét riêng biệt: nếu như Cao Bằng là ôn đới với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt thì Thái Nguyên lại chia ra hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Hà Giang mang khí hậu ôn đới, còn Tuyên Quang lại mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ khá mát mẻ nhưng có sự chênh lệnh giữa các vùng. Đặc biệt mùa đông có thể có tuyết rơi. Khí hậu nhiệt đới đem lại cho một số tỉnh của vùng khả năng phát triển các loại cây trồng nhiệt đới hay ôn đới. Đặc biệt ở Thái Nguyên có khả năng phát triển các loại cây ăn quả và cây lâu năm.
Diện tích rừng bao phủ của vùng khá lớn: có nơi lên tới hơn 50%. Đây là điều kiện để phát triển ngành chế biến lâm sản nhưng cần có kế hoạch theo đúng quy tắc để bù đắp lại lượng đã mất, đồng thời phải nghiêm cấm tình trạng chặt phá rừng bừa bãi…
Nhìn chung, các khu vực thuộc tiểu vùng Đông Bắc có nguồn tài nguyên phong phú nhưng vẫn đang ở dạng tiềm năng. Tài nguyên khoáng sản có trữ lượng và chất lượng khá có thể giúp phát triển ngành khai khoáng và vật liệu xây dựng.
Tự nhiên của vùng với địa hình đồi núi, cao nguyên, thung lũng tạo nên những cảnh quan đẹp rất thích hợp cho việc phát triển loại hình du lịch mạo hiểm khám phá, hay du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng... Nếu biết phát huy hết những thuận lợi thì ngành du lịch sẽ đem lại cho ngành nói riêng và cho nền kinh tế nói chung nguồn lợi nhuận đáng kể.
• Dân cư xã hội:
 Tổng số dân cả vùng 3 962 400 người(2003).
 Mật độ dân số thấp, khoảng 107,14 người/ km2, phân bố không đồng đều giữa các tỉnh. Nơi có mật độ dân số cao nhất là Thái Nguyên: 1260 người/km2, nơi thấp nhất là Bắc Kạn: 61 người/ km2
 Thành phần dân cư đa dạng chủ yếu là dân tộc Kinh, các dân tộc khác như Tày, Dao, Sán Dìu, H’Mông… có nhiều sắc thái văn hoá đặc thù trong tâm linh, tổ tiên, lễ hội.
 Vì địa thế toàn núi rừng nên kinh tế chưa phát triển, mức sống của dân địa phương thấp, các công trình phúc lợi xã hội còn lạc hậu như các cơ sở phục vụ cho giáo dục: trường học, thiết bị học tập còn thiếu thốn…. sinh hoạt gặp nhiều khó khăn, nhiều trẻ em không được đến trường phải bỏ học, trình độ dân trí chưa cao, trang thiết bị thiếu thốn, dịch vụ khám chữa bệnh còn lạc hậu, còn có nhiều dịch bệnh lan truyền… Do trình độ nhận thức còn yếu kém nên người dân chưa ý thức được vấn đề bảo vệ môi trường: chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy…nhiều tệ nạn xã hội: buôn bán người qua biên giới, nghiện hút, HIV… Những năm gần đây nhờ chính sách hỗ phát triển kinh tế cũng như chính sách xã hội, sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước mà người dân đã có mức sống cao hơn trước, nhận thức được hành vi của mình.

Mỗi vùng có những đặc trưng cụ thể như:
1. Cao Bằng:



Cao Bằng là tỉnh miền núi có diện tích lớn thứ 2 của tiểu vùng Đông Bắc với diện tích là 6724,6 km2 sau tỉnh Hà Giang. Dân số đứng thứ 4 sau Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Giang. Thống kê dân số năm 2006 là 518,9 nghìn người. Phía Bắc và phía Đông của tỉnh giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Tuyên Quang và Hà Giang, phía Nam giáp Bắc Kạn và Lạng Sơn.
Địa hình tương đối phức tạp vì thế mà giao thông giữa các huyện trong tỉnh bị hạn chế. Cao Bằng có đường biên giới với Trung Quốc dài 331 km.
Toạ độ của tỉnh: theo chiều bắc nam là 80km, từ 23o7’12( xã Trọng Con, huyện Thạch An) đến 22o21’21 vĩ bắc( xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm). Theo chiều Đông Tây là 170 km, từ 105o16’10( xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm) đến 106o50’26 kinh đông( xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang).
Cao Bằng có khí hậu ôn đới, một năm có 4 mùa: xuân, hạ, thu , đông. Nhiệt độ trung bình mùa hè 25 -28oC, mùa đông 16-18oC. Một số vùng núi cao như Trùng Khánh, Trà Lĩnh về mùa đông có tuyết rơi. Nhìn chung khí hậu mát mẻ, phong cảnh thiên nhiên hữu tình thích hợp cho nghỉ ngơi và du lịch.
Cao Bằng gồm 1 thị xã và 12 huyện: thị xã Cao Bằng, huyện Bảo Lạc, huyện Bảo Lâm, huyện Hạ Lang, huyện Hà Quảng, huyện Hoà An, huyện Nguyên Bình, huyện Phục Hoa, huyện Quảng Uyên, huyện Thạch An, huyện Thông Nông, huyện Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh
( hai huyện Quảng Uyên và Phục Hoa được chia tách từ Quảng Hoà ngày 13/12/2001).
2.Bắc Kạn


Phía bắc giáp Việt Bắc, phía Đông giáp Lạng Sơn, Phía Nam giáp Thái Nguyên, Phía Tây giáp Tuyên Quang.
Với diện tích gần như nhỏ nhất trong khu vực 4857,3 km2, dân số Bắc Kạn thuộc loại nhỏ: 292 200 người, mật độ dân số thưa: 61 người/ km2.
Địa hình bị chi phối bởi những dãy núi vòng cung quay lưng về phía Đông xen lẫn với những thung lũng. Bắc Kạn có thể chia thành 3 vùng như:
Vùng phía Tây và Tây Bắc bao gồm những mạch núi thuộc khu vực huyện Chợ Đồn, Pác Nặm, Ba Bể chạy theo hướng vòng cung, Tây Bắc - Đông Nam định ra hướng của hệ thống dòng chảy lưu vực sông Cầu.
Vùng phía Đông và Đông Bắc là hệ thống núi thuộc cánh cung Ngân Sơn chạy theo hướng Bắc Nam mở rộng thung lũng về phía Đông Bắc.
Vùng trung tâm là vùng địa hình thấp, kẹp giữa một bên là dãy núi cao thuộc cánh cung Sông Gâm ở phía Tây, một bên là cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông.
Tỉnh Bắc Kạn có 1 thị xã và 7 huyện: Thị xã Bắc Kạn, huyện Ba Bể, huyện Bạch Thông, huyện Chợ Đồn, huyện Chợ Mới, huyện Na Rì (huyện lị là Yên Lạc), huyện Ngân Sơn, huyện Pác Nặm.
3.Lạng Sơn ( hay còn gọi là xứ Lạng):
Vị trí: 20o27’- 22o19’ vĩ Bắc và 106o6’ đến 107o21’ kinh Đông. Phía Bắc giáp Cao Bằng với đường biên 55 km, phía Đông Bắc giáp Sùng Tả (Quảng Tây- Trung Quốc) với 253 km đường biên. Phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang với 148 km đường biên. Phía Đông Nam giáp Quảng Ninh với đường biên là 48 km. Phía Tây giáp Bắc Kạn với 73 km đường biên. Phía Nam giáp Thái Nguyên.
Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị, có nhiều cửa khẩu quốc gia là: Chi Ma( huyện Lộc Bình) và cửa khẩu Bình Nghi( huyện Tràng Định), Tân Thanh ( huyện Văn Lãng). Cốc Nam( huyện Cao Lộc)… và có 7 cặp chợ biên giới với Trung Quốc. Vì vậy tỉnh chiếm vị trí chiến lược quan trọng của vùng Đông Bắc.
Địa hình: đồi núi chiếm một tỉ lệ rất lớn: 80% diện tích cả vùng. Dạng địa hình phổ biến là núi thấp và đồi, độ cao trung bình 252 m so với mặt nước biển. Nơi thấp nhất là 20 m ở phía Nam huyện Hữu Lũng, và nơi cao nhất là núi Mẫu Sơn 1541m. Mẫu Sơn cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía Đông được bao bọc bởi nhiều ngon núi lớn nhỏ vào mùa đông cũng có tuyết rơi như Cao Bằng.

V. Nhận xét
Tiểu vùng du lịch Đông Bắc là một vùng giàu tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn. Có thể nói thiên nhiên đã ban tặng cho vùng những ưu ái đặc biệt : địa hình đa dạng, khí hậu mát mẻ... điển hình cho cả vùng phía Bắc.
Mặc dù có nhiều tài nguyên nhưng du lịch tại khu vực này lại chưa phát triển đúng với tiềm năng vốn có. Với khách trong nước mới chỉ dừng lại ở những tour ngắn ngày hay đơn giản chỉ ghé qua do mục đích muốn đến nơi khác và thăm điểm trong chốc lát. Với khách quốc tế đôi khi chỉ là « viếng thăm thoáng qua » hay phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Việc khách ở lại đây quá ít cũng là do cơ sở lưu trú nơi đây chưa đáp ứng được nhu cầu của họ, dịch vụ thiếu, « đơn sơ », khó thu hút được khách, hầu như vắng bóng những khách sạn cao cấp để phục vụ những luồng khách « vip » hay có nhu cầu đến nghỉ dưỡng, chữa bệnh.
Bên cạnh đó, địa hình núi cao hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn cũng là nguyên nhân gây cản trở hoạt động du lịch.
Về phía hoạt động du lịch còn kém, chưa hoạch định cụ thể, khoa học và chuyên nghiệp. Nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp trong ngành thiếu trầm trọng. Dân địa phương chưa biết cách làm du lịch, chưa được đào tạo chuyên sâu và có nghiệp vụ. Vì thế du lịch mất đi sự sáng tạo cần có.
Ngoài ra du lịch nơi đây còn chưa được đầu tư thoả đáng. Hoạt động quản lý không linh hoạt, không tạo được sự hấp dẫn, cách quảng bá sơ sài nên chưa đạt được hiệu quả mong muốn.

VI. Kiến nghị
Để khắc phục những mặt hạn chế nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng của vùng, chúng tui xin đưa ra một vài kiến nghị sau :
1.Về cơ sở hạ tầng :
Cần được hiện đại hoá, mở thêm nhiều tuyến đường lên Đông Bắc, tạo điều kiện thuận lợi về giao thông, phát triển thêm hệ thống đường sắt, đường ô tô...
Thiết kế và nâng cấp các cơ sở lưu trú, nhà hàng, đặc biệt là các khách sạn cao cấp... để phục vụ khách.
Đa dạng hoá các dịch vụ.
2.Về phát triển kinh tế : Cần có chiến lược riêng để phát triển kinh tế của vùng.
Trước hết tự bản thân vùng phải chú trọng và đưa ra những biện pháp tối ưu đưa nên kinh tế phát triển : khuyến khích xây dựng nền kinh tế mới, tận dụng tối đa các hoạt động tình nguyện của các đoàn cán bộ khoa học, y tế, giáo dục... mang lại tri thức cũng như sức khoẻ cho người dân.
Bên cạnh đó, để giải quyết vấn đề thiếu vốn đầu tư cần chủ động cho các nhà thầu thấy được tiềm năng phát triển của vùng. Nhưng để làm được điều này, trước hết cần tích cực chất lượng hoá các hoạt động quảng bá dưới nhiều hình thức phù hợp. Tập trung vốn vào những kế hoạch trọng điểm để đạt được hiệu quả, không nên dàn trải gây lãng phí.
3.Về con người :
Cần tổ chức các khoá đào tạo ngắn ngày hay dài ngày tuỳ từng trường hợp vào nhu cầu, nhưng về lâu dài nên chú trọng đào tạo chuyên sâu, củng cố nghiệp vụ.
Nâng cao ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên cho người dân địa phương cũng như cho du khách, giáo dục để họ nhận thức đúng tầm quan trọng và tác động tích cực của du lịch trong tương lai đến đời sống tinh thần cũng như vật chất của họ.
4. Về các hình thức du lịch :
Cần phát triển thêm nhiều loại hình mới : cắm trại, đẩy mạnh hoạt động du lịch về nguồn, tạo điều kiện cho khách có thể sinh hoạt chung với người dân địa phương, đẩy mạnh hoạt động du lịch mua sắm...
Đặc biệt các tỉnh cần liên kết chặt chẽ hơn nữa trong việc cùng tổ chức và qui hoạch du lịch như tổ chức năm du lịch với một chủ đề có sự tham gia của các tỉnh, hỗ trợ cùng phát triển kinh tế xã hội...

Trong bài có sử dụng nguồn tài liệu tham khảo từ :
1.
2.
3. wikimedia.com
4. Sách « Non nước Việt Nam »- tổng cục du lịch (2005)


I. Khái quát chung: 2
• Tự nhiên: 2
• Dân cư xã hội: 3
1. Cao Bằng: 5
2. Bắc Kạn: 6
3. Lạng Sơn: 7
4. Thái Nguyên: 9
5. Hà Giang: 11
6. Tuyên Quang: 12
II. Tài nguyên du lịch : 13
A. Tài nguyên du lịch tự nhiên : 13
1. Cao Bằng 14
2. Bắc Kạn 15
3. Lạng Sơn 17
4. Thái Nguyên 18
5. Hà Giang 18
5. Tuyên Quang 20
B. Tài nguyên du lịch nhân văn 21
III. Hệ thống nhà hàng , khách sạn và cơ quan cung ứng du lịch: 25
A.Hệ thống nhà hàng, khách sạn 25
CAO BẰNG 25
BẮC KẠN 28
LẠNG SƠN 29
THÁI NGUYÊN 30
HÀ GIANG 34
B. Cơ quan cung ứng du lịch 38
1.CAO BẰNG 38
2.BẮC KẠN 38
3.LẠNG SƠN 39
4. THÁI NGUYÊN 39
5.HÀ GIANG 40
6.TUYÊN QUANG 40
IV.Hoạt động du lịch 40
V. Nhận xét 43
VI. Kiến nghị 44
Trong bài có sử dụng nguồn tài liệu tham khảo từ : 45


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top