takura18057

New Member

Download miễn phí Báo cáo Chuyến thực địa tự nhiên miền Bắc





Rừng Cúc Phương là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Vườn quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hệ thống lớp phủ thực vật hêt sức phát triển. Ở đây quá trình tự phủ và nửa tự phủ phát triển mạnh mẽ tạo nên những cánh đồng karstơ tương đối rộng lớn, đất màu mỡ thể hiện một quá trình karstơ tương đối dài.
Những dãy núi đá vôi ở đây cũng khác so với ở Tam Cốc do ở Tam Cốc có sự xen kẽ giữa đá vôi, đá phiến, đá kết tinh biến chất.
Rừng Cúc Phương là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Vườn quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam.
Càng tiến đến địa phận của rừng Cúc Phương dọc đồi núi chúng tui bắt gặp rừng thứ sinh với nhiều tre, nứa, mộc chen chúc nhau, nhiều lọai cây bụi xen lẫn với rừng tre nứa chúng tui bắt gặp những vết savan cây bụi lùn. Chúng tui được anh Bảy- một hướng dẫn viên phân tích rõ thêm về sự đa dạng của rừng quốc gia lớn nhất Việt Nam mang tầm cỡ quốc tế này.
Rừng Cúc Phương được thành lập đầu tiên vào ngày 7/7/1962.
Rừng Cúc Phương
- Vị trí điạ lý: vườn quốc gia Cúc Phương nằm ở 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Thuộc địa phận của 4 huyện thuộc 3 tỉnh này: Thạch Thành( Thanh Hóa), Yên Thủy – Lạng Sơn( Hòa Bình), Nho Quan( Ninh Bình). Bao quanh rừng có 17 xã, đây là khu vực rừng nguyên sinh được bảo tồn bậc nhất của nước ta hiện nay, cách thủ đô Hà Nội 120km về phía Tây.
- Diện tích: Vườn quốc gia Cúc Phương thành lập vào tháng 7/1962, sau khi một nhóm kỹ sư nông nghiệp đến đây để xác định đây là khu vực giàu tài nguyên, giàu tiềm năng, rừng chưa bị khai thác nhiều. Với diện tích 22.200ha, tỉnh Ninh Bình chiếm 51,1%, Thanh Hóa chiếm 22,5%, Hòa Bình chiếm phần còn lại.
- Về địa hình: Nằm trong vùng karstơ xâm thực có 2 dãy núi chạy song song với nhau và xen giữa là những thung lũng nhỏ đồi núi thấp, độ cao trung bình từ 300 – 400m cao nhất là núi Mây Bụi cao 692m. Rừng Cúc Phương điển hình karstơ dài với hệ thống sông ngầm phía dưới.
- Đất đai: Đất đai ở đây được phân làm 2 loại, trong đó đất được hình thành trong đá vôi chiếm ưu thế nhất.
- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình 16,6độ C, trung bình cao nhất là 20độ C. Lượng mưa trung bình hằng năm là 2151,2mm. Độ ẩm tương đối 90%. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa hạ: từ tháng 5 đến tháng 11 nhiệt độ trung bình là 23độ c, lượng mưa1129,2%
+ Mùa đông (mùa khô) kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Do đặc điểm vị trí địa lý luồng thực vật có 3 luồng di cư chính:
Luồng nhiệt đới nóng ẩm Mã Lai- Inđô, gồm các dây di cư từ thời Krêta, các loại thuộc họ dầu, luồng này chiếm 0,6% trong tổng số loai cây thực vật ở đây.
Luồng thực vật Tây Bắc: Vân Nam, Quý Châu, Hymalaya, chủ yếu là các loài rụng lá về mùa đông: Giẻ, Thích, Nhài…
Luồng thực vật từ Tây Nam Ấn- Miến: gồm các loại cây thuộc họ Ngũ Gia Bì, đây là loại thuộc chi mới của Đông Dương.
- Về cấu trúc rừng: Trên thực tế không phải mọi nơi trên Cúc Phương cấu trúc rừng được chia làm 5 phần mà được chia làm 3 nhóm chính:
Rừng ở thung lũng và chân núi: đây là rừng giàu nhất tiêu biểu cho cấu trúc rừng có 5 tầng tán chính:
Tầng vượt tán: Bao gồm những cây ở độ cao trên 40m, gồm Chò Chỉ, Chò Ngàn Năm.
Tầng tán rừng: Ở độ cao 30m đến 40m, bao gồm Cà Lồ, Sàng.
Tầng dưới tán: Là những loài cây chịu bóng, một số loài cây tồn tại bằng cách đón nhận ánh sáng thường xuyên thông qua các kẽ hở hoăc tiếp tục vươn lên để tồn tại. Bao gồm những cây có độ cao từ 20 đến 30m như: Vàng Anh, Nhộn, Cỏ Khẹt…
Tầng cây bụi: Bao gồm một số loài cây thích nghi với cường độ ánh sáng thấp, gồm cả cây ưa bóng và cây bụi như: Na, Móc, Đùng Đình…
Tầng cỏ quyết: Đây là nơi lí tưởng cho rêu, dương xỉ, và thực vật có hoa ưa bóng. Nhiều loài nấm, địa y phát triển mạnh mẽ trong môi trường ẩm và tạo nên sự đa dạng của tầng cỏ quyết.
Đặc biệt trong rừng có nhiều loại cây dây leo( 359 loài), có cây dây leo dài tới 1km. Các cây kí sinh rất phong phú và đa dạng.
=> Đây là một cấu trúc rừng hoàn hảo.
Nếu ở dưới thung lũng thay mặt cho cấu trúc 5 tầng tán thì ở trên sườn núi chỉ có 2 tầng tán. Hầu hết rễ cây bám vào đá vôi, sinh sống trên đá vôi.
- Hệ động vật: Do không gian rừng chật hẹp nên ở đây rất hiếm các loài thú lớn. Nhưng trái lại các loài thú nhỏ: chim, bò sát, côn trùng rất phong phú. Cúc Phương có khoảng 117 loài thú, 2 loài được xếp vào loài đặc hữu đó là: Vọoc Mông Trắng và Sóc Bụng Đỏ. Có ít nhất 5 loài thuộc họ Mèo vẫn tồn tại ở Cúc Phương. Trong 152 loài thú nhỏ ở đây thì có thú nhỏ nhất trên thế giới như Chuột Chù lông trắng.
Ở vườn quốc gia này có khoảng hơn 300 loài chim. Chiếm 1/3 tổng số loài chim ở Việt Nam, bao gồm cả những loài di cư như Đại Bàng, chim Nhạn, và một số loài bản địa như Gà Lôi trắng và Niệc Hung. Bò sát khoảng 40 loài, trong đó có 26 loài Thằn Lằn bóng, Tắc Kè. Cúc Phương còn là nơi hội tụ của nhiều loài lưỡng cư như Ếch, Nhái, Cóc. Côn trùng: đây là loài phong phú đa dạng nhất ở rừng, nhiều nhất là các loại bướm sặc sỡ đủ màu sắc. vườn quốc gia Cúc Phương có nhiều loài Cá lạ thích nghi với cuộc sống tại các con suối chảy theo mùa và hệ thống thoát nước ngầm.
Ở đây do quá trình sụt lún hình thành nên những hang động karstơ. Theo chân anh hướng dẫn viên, đoàn chúng tui có mặt tại hang động Người Xưa.
Động Người Xưa
Động Người Xưa được khai quật và năm 1966. Trong hang người ta phát hiện ra ba bộ xương hóa thạch, hầu hết những hóa thạch này có tư thế nằm co. Có lẽ đó là một văn hóa truyền thống. Sau khi khai quật, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp phóng xạ và xác định được ba bộ xương này có tuổi khoảng 7500 năm về trước, thuộc nền văn hóa Đông Sơn, Hòa Bình.
Động Người Xưa là một trong những hang động lớn nhất ở đây, bao gồm 3 ngăn: Ngăn đầu tiên có cửa quay về hướng Tây; ngăn thứ hai có nhiều nhũ đá với nhiều màu sắc khác nhau; còn ngăn thứ ba như một cung điện của tộc trưởng.
Vào đến cửa hang ta thấy có ít nhũ đá hơn, quan sát dưới mặt đất có lớp vỏ sò, vỏ ốc. Đối với địa hình núi đá vôi cũng như nguồn gốc của rừng Cúc Phương từ xưa là một biển cổ, sau quá trình biến đổi địa chất thì môi trường sống của sinh vật bị biến đổi, một số loài bị trôi dạt nằm trong địa hình đá vôi.
Thạch nhũ phía trong hang có màu rỉ sắt do những khoáng chất đá vôi phản ứng hóa học, còn có cả những khoáng màu trắng. Ta có thể nhìn trên sản phẩm núi đá vôi từ các nhũ đá có ánh sáng lấp lánh, đó chính là silicat. Trên trần hang có cả những đốm màu đỏ, đó chính là sắt ôxit.
Kết thúc chuyến thăm hang động Người Xưa, đoàn chúng tui tiếp tục theo chân anh hướng dẫn viên để đến với“ cây Chò Ngàn Năm”. Dọc theo đường đến với cây Chò Ngàn Năm...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top