minhhien_pal

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng lao động tại công ty đá mài - Hải dương





Công ty Đá mài ngày nay có tên gọi đầu tiên là Nhà máy chế tạo Đá mài - Hải Dương, được thành lập ngày 03/11/1966 theo Quyết định số 1055/BCNNg - KH2 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng. Với mục tiêu: sản xuất các loại vật liệu mài và công cụ mài phục vụ các ngành kinh tế quốc dân và công nghiệp quốc phòng.
Sau lần thành lập lại theo Quyết định 275-QĐ/TCNSĐT ngày 22 tháng 5/1993 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng, Công ty có tên gọi là Nhà máy Đá mài Hải Dương. Đến tháng 7/1997 sau khi căn cứ vào Nghị định 38/CP ngày 28.4.97 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 50/CP (28.8.96) của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp nhà nước, và theo đề nghị của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Máy và Thiết bị công nghiệp, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ra Quyết định 1053/QĐ-TCCB ngày 18.7.97 đổi tên Nhà máy Đá mài Hải Dương thành Công ty Đá mài - Hải Dương.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


* Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận, bao gồm:
- Người lao động xin đi học làm có thời hạn cho tổ chức, cơ quan, cá nhân ở trong nước hay ở nước ngoài.
- Người lao động được chuyển làm cán bộ chuyên trách trong các hội đồng của doanh nghiệp Nhà nước.
- Người lao động xin nghỉ không hưởng tiền lương để giải quyết những công việc khác của bản thân (Khoản 1 Điều 8 - Nghị định 198/CP ngày 31-12-1994).
Tất cả các trường hợp mà NLĐ được tạm hoãn HĐLĐ nói trên, khi hết thời hạn hay chưa hết thời hạn tạm hoãn, NLĐ có quyền trở lại đơn vị tiếp tục thực hiện HĐLĐ đã giao kết. Khi người lao động trở lại tiếp tục thực hiện HĐLĐ, NSDLĐ có trách nhiệm sắp xếp công việc cũ cho NLĐ. Trường hợp không thể sắp xếp được công việc cũ cho NLĐ mà phải sắp xếp một công việc mới thì phải tiến hành giao kết HĐLĐ mới. Nếu chưa sắp xếp được mà NLĐ phải nghỉ để chờ việc thì được hưởng chế độ trợ cấp ngừng việc theo quy định của Pháp luật.
d) Chấm dứt Hợp đồng lao động
Chấm dứt HĐLĐ là điều kiện pháp lý giải phóng các chủ thể của quan hệ HĐLĐ khỏi những quyền và nghĩa vụ đã từng ràng buộc họ trước đó. Chấm dứt Hợp đồng lao động như sau:
* Trường hợp đương nhiên chấm dứt Hợp đồng lao động bao gồm:
- Hợp đồng mà hai bên giao kết đã hết hạn; công việc được thoả thuận trong hợp đồng đã hoàn thành;
- Khi cả hai chủ thể cùng thoả thuận chấm dứt hợp đồng;
- Người lao động bị kết án tù giam hay bị hình phạt mà cấm người đó không được tiếp tục làm công việc cũ;
- Khi NLĐ chết; khi doanh nghiệp đóng cử do NSDLĐ chết, hay bị kết án tù giam hay bị hình phạt cấm người đó không được tiếp tục làm công việc cũ mà không có NSDLĐ kế tiếp.
Trong những trường hợp trên, quan hệ pháp luật lao động sẽ đương nhiên chấm dét
* Trường hợp NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động.
- Những NLĐ làm theo HĐLĐ không xác định thời hạn thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, nhưng phải có nghĩa vụ báo trước cho NSDLĐ ít nhất 45 ngày và phải bồi thường phí dạy nghề (nếu có) cho NSDLĐ.
- Những người lao động làm theo HĐLĐ xác định thời hạn hay theo một công việc nhất định, theo mùa vụ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn trong những trường hợp: khi NLĐ không được sắp xếp theo đúng công việc, địa điểm làm việc hay không đảm bảo các điều kiện làm việc như hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng; khi người lao động không được trả lương đầy đủ và đúng hạn theo thoả thuận; khi người lao động bị cưỡng bức lao động, bị NSDLĐ ngược đãi; khi NLĐ được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách của các chức vụ dân cử, được bổ nhiệm giữ các chức vụ trong bộ máy nhà nước. Ngoài ra, nếu thực sự do hoàn cảnh bản thân hay gia đình có khó khăn mà NLĐ không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng thì cũng có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động.
Trong những trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nêu trên đều phải báo cho người sử dụng lao động biết trước theo những thời hạn quy định của pháp luật lao động.
Đối với những NLĐ nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc cũng có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn và phải báo trước cho NSDLĐ theo chỉ định của thầy thuốc.
* Trường hợp NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ bao gồm:
- Khi người lao động thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ từ 1 đến 3 tháng tuỳ theo loại hợp đồng đã giao kết mà do lỗi của bản thân người lao động; khi NLĐ tự ý bỏ việc 7 ngày trong một tháng, 20 ngày (cộng dồn) trong một năm mà không có lý do chính đáng.
- Khi NLĐ có hành vi trộm cắp, tham ô, hay có hành vi vi phạm pháp luật khác gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản, lợi ích của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất - kinh doanh.
- Khi người lao động bị ốm đau, bị thương tật dã điều trị 12 tháng liền đối với người làm theo HĐLĐ không xác định thời hạn, 6 tháng liền đối với người làm theo HĐLĐ không xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng đối với người làm theo HĐLĐ dưới 1 năm mà khả năng lao động chưa hồi phục.
- Do thiên tai, hoả hoạn hay những lí do bất khả kháng khác mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.
- Trường hợp cơ quan, xí nghiệp, tổ chức chấm dứt hoạt động.
Nếu NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ trong tuyển dụng NLĐ thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ từ 1 đén 3 tháng tuỳ theo loại hợp đồng đã giao kết; trong trường hợp NLĐ tự ý bỏ việc 7 ngày trong 1 tháng, 20 ngày trong một năm mà không có lí do chính đáng hay có hành vi trộm cắp, tham ô, gây thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp; trong trường hợp NLĐ bị ốm đau, bị thương tật mà đã điều trị nhiều tháng liền mà khả năng lao động chưa thể hồi phục thì người sử dụng lao động phải tuân theo các điều kiện: NSDLĐ phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở, trong trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. NSDLĐ báo cho cơ quan lao động và sau 30 ngày mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Ban chấp hành báo cáo với công đoàn cấp trên và nếu Ban chấp hành công đoàn không nhất trí với quyết định của NSDLĐ thì có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động.
Như vậy, có thể thấy trong việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ, những lí do, điều kiện chấm dứt là vấn đề rất quan trọng để khẳng định tính hợp pháp của hành vi đó. Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ và NSDLĐ ta có thể kết luận rằng: So với NSDLĐ, NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không xác định thời hạn bất kỳ lúc nào với một điều kiện duy nhất là báo trước dúng thời hạn quy định mà không cần thiết phải trình bày một lí do nào. Còn NSDLĐ không có quyền này mà việc chấm dứt bất kể loại hợp đồng nào cũng phải có lí do nếu không muốn bị quy kết là bất hợp pháp trong hành vi.
* Các trường hợp NSDLĐ không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ:
Pháp luật quy định trong một số trường hợp NSDLĐ không được viện bất kỳ lí do gì để chấm dứt hợp đồng với NLĐ:
- Trường hợp NLĐ nữ đang có thai, trừ hai trường hợp: một là NLĐ có hành vi trộm cắp, tham ô, hay có hành vi vi phạm pháp luật khác gây thiệt hai nghiêm trọng tài sản, lợi ích của doanh nghiệp; hai là do thiên tai, hoả hoạn hay những nguyên nhân bất khả kháng khác mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.
- Trường hợp NLĐ nữ đang nghỉ thai sản theo chế độ quy định, hay đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi cũng không được chấm dứt HĐLĐ.
- NLĐ đang ốm đau, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp còn đang phải điều trị, điều dưỡng theo quyết định của thầy thuốc, trừ trường hợp ốm đau, thương tật đã điều trị nhiều tháng liền mà khả năng lao động chưa thể hồi phục hay cơ quan, doanh nghiệp giải thể, tài s
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh bình thuận Luận văn Luật 1
D Thực tiễn hoạt động đăng ký khai sinh, khai tử tại UBND Văn hóa, Xã hội 0
Y Đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở Công nghệ thông tin 0
N Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng tại công ty xây dựng sông Đà II Công nghệ thông tin 0
T Đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở Luận văn Kinh tế 0
C Chế độ pháp lý và thực tiễn về việc ký kết, thực hiện hợp đồng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông Luận văn Kinh tế 0
N Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của việc đăng ký và cấp nhãn sinh thái cho các sản phẩm tiêu Luận văn Sư phạm 0
T Kinh nghiệm lý luận và thực tiễn về ký chân dung qua chuyên mục Người đương thời của Đài Truyền hình Văn học 0
V Đăng ký quyền sử dụng đất qua thực tiễn ở Thành phố Thanh Hóa : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 Luận văn Luật 0
L Cơ sở pháp lý và thực tiễn của việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng người mua tại Việt Nam : L Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top