quangloc1953

New Member

Download miễn phí Giải quyết tính huống tranh chấp hợp đồng bảo hiểm





Nhìn chung khi xem xét áp dụng luật để miễn trừ nghĩa vụ thì cần xem xét các nội dung sau. Hai dấu hiệu đặc trưng của sự kiện bất khả kháng đó là:
 Vào thời điểm ký kết hợp đồng thì hai bên không thể dự liệu trước rằng sự kiện đó sẽ xảy ra trong tương lai.
 Hậu quả mà nó gây ra là không thể tránh được.
Trong Bộ luật Dân sự năm 2005 thì “ sự kiện bất khả kháng” quy định chưa được rõ ràng và cụ thể còn chung chung tại Khoản 1 Điều 161 : “ Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

i đầy đủ, khẳng định rõ “có” hay “không” các câu hỏi trong phần khai chi tiết về sức khỏe, mà cụ thể ở câu số 7(b): bạn đã, đang có sử dụng ma túy hay chất gây nghiện không?, bà Thảo đánh dấu chéo vào ô "không"; trong khi ngày 18.12.2001, Trung tâm y tế dự phòng Đồng Tháp ra thông báo anh Nghĩa bị HIV. Hội đồng xét xử (HĐXX) nhận xét bà Thảo đã vi phạm phần cam kết, khai không trung thực được quy định tại điều 18, 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 nên tuyên bác yêu cầu của bà Thảo đòi công ty bảo hiểm Prudential Việt Nam phải bồi thường cho mình số tiền là 150 triệu đồng.
Tại phiên tòa phúc thẩm do Tòa án nhân dân tối cao Thành phố Hồ Chí Minh xét xử thì HĐXX nhận định bà Thảo mua BHNT không phải vì mục đích kinh doanh, nên đây chỉ là hợp đồng dân sự. Việc Tòa sơ thẩm áp tỉnh Đồng Tháp áp dụng Luật Kinh doanh bảo hiểm xem xét vụ kiện là không phù hợp. Tòa phúc thẩm cũng cho rằng, quy định ghi trong hợp đồng “nếu kê khai không trung thực... thì hợp đồng sẽ vô hiệu” là vi phạm pháp luật. Bởi lẽ, hợp đồng chỉ vô hiệu khi vi phạm các điều cấm của pháp luật, được quy định trong Bộ luật Dân sự.
Nhận xét của nhóm:
Trong vụ việc tranh chấp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ giữa bà Huỳnh Thị Thảo và công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm Prudential Việt Nam qua hai phán quyết của Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp và Tòa án Nhân dân TP HCM thì nhóm của chúng em có một số nhận xét như sau:
Bà Huỳnh Thị Thảo và công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm Prudential Việt Nam đã giao kết HĐBHNT cho con trai bà là anh Nguyễn Văn Nghĩa. Trong Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 tại Điều 1 về phạm vi điều chỉnh quy định :
“1. Luật này điều chỉnh tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.
2. Luật này không áp dụng đối với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm khác do Nhà nước thực hiện không mang tính kinh doanh.”
Thoạt nhiên lúc đầu ta có thể rất dễ nhầm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mà bà Thảo đã giao kết với công ty bảo hiểm Prudential Việt Nam thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 nhưng mà thực chất là không phải. Chúng ta phải cần hiểu rõ ràng rằng Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm của công ty bảo hiểm với các loại hợp đồng cụ thể. Còn trong vụ việc này hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mà bà Thảo đã giao kết với công ty bảo hiểm Prudential là hợp đồng không hề mang tính chất kinh doanh nên trước hết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ này mang tính chất dân sự và thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự chứ không phải thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật kinh doanh bảo hiểm. Qua đó, ta thấy rằng việc xác định phạm vi thuộc đối tượng điều chỉnh của luật nào cũng dẫn tới cách giải quyết khác nhau của vụ việc. Vì vậy, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã hiểu và xác định sai đối tượng của vụ việc thuộc phạm vi điều chỉnh của luật nào. Việc Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp xác định hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mà bà Thảo đã giao kết với công ty bảo hiểm Prudential Việt Nam trong vụ việc này thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Kinh doanh bảo hiểm là hoàn toàn sai. Do đó từ cách xác định sai trên dẫn tới Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã áp dụng Luật kinh doanh bảo hiểm để xét xử vụ việc.
Tuy nhiên thì tới phiên tòa phúc thẩm thì Tòa án nhân dân TP HCM đã xác định đúng đối tượng trong vụ việc này thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự là hoàn toàn đúng đắn. Nhóm chúng em hoàn toàn đồng ý với cách xác định này của phiên tòa.
Hơn nữa, một vấn đề cần đặt ra ở đây là chúng ta sẽ xem xét cụ thể bản hợp đồng bảo hiểm nhân thọ này. Theo Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, hợp đồng BHNT của bà Thảo đã bị vô hiệu vì theo quy định của Prudential Việt Nam thì bà Thảo phải kê khai đầy đủ, khẳng định rõ “có” hay “không” các câu hỏi trong phần khai chi tiết về sức khỏe, mà cụ thể ở câu số 7(b): bạn đã, đang có sử dụng ma túy hay chất gây nghiện không?, bà Thảo đánh dấu chéo vào ô "không"; trong khi ngày 18.12.2001, Trung tâm y tế dự phòng Đồng Tháp ra thông báo anh Nghĩa bị HIV. Hội đồng xét xử (HĐXX) nhận xét bà Thảo đã vi phạm phần cam kết, khai không trung thực được quy định tại điều 18, 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 nên tuyên bác yêu cầu của bà Thảo đòi công ty bảo hiểm Prudential Việt Nam phải bồi thường cho mình số tiền là 150 triệu đồng hoàn toàn không đúng.
Như đã phân tích ở trên Tòa án đã xác định sai đối tượng của vụ việc thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật kinh doanh bảo hiểm nên không thể căn cứ vào Điều 18 và Điều 19 của Luật này để khẳng định HĐBHNT đó vô hiệu. HĐBHNT trong vụ việc này thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự nên theo khoản 1 Điều 410 và Điều 127 đến Điều 138 BLDS thì hợp đồng dân sự chỉ bị vô hiệu khi vi phạm điều cấm của pháp luật; trái đạo đức xã hội; do giả tạo; do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện; do bị nhầm lẫn; do bị lừa dối, đe dọa; do người xác lập không nhận thức được hành vi của mình, do không tuân thủ về hình thức…Xét thấy trong trường hợp này thì HĐBHNT không thuộc vào một trong các vi phạm trên nên nó không thể bị vô hiệu như cách khẳng định của HĐXX tại phiên tòa sơ thẩm. Mặc dù bà Thảo đánh dấu “ không” trả lời câu hỏi “ bạn đã, đang sử dụng ma túy hay chất gây nghiện không?” nhưng bên bảo hiểm cũng phải biết rõ điều đó tất nhiên họ phải đọc lại, phải kiểm tra lại và trên thực thế thì họ đã chấp nhận và giao kết hợp đồng.
Hợp đồng BHNT này là hợp đồng dân sự ghi nhận sự thỏa thuận của các bên. Người mua bảo hiểm phải có nghĩa vụ đóng tiền bảo hiểm đúng kỳ hạn. Bên bảo hiểm phải đền bù khi các điều kiện bảo hiểm xảy ra như tai nạn, bệnh tật, tử vong... Các bên phải tuân thủ các điều kiện đã thỏa thuận nhưng các thỏa thuận này phải tuân thủ đúng các quy định của Bộ luật Dân sự. Bên cạnh đó, luật quy định các giao dịch dân sự chỉ vô hiệu khi: vi phạm điều cấm, trái đạo đức xã hội, giao dịch giả tạo... Luật không quy định khi giao kết hợp đồng mà kê khai không đầy đủ là vô hiệu. Vì vậy, quy định này của hợp đồng là không có giá trị pháp lý.
Ngoài ra thì sự kiện bảo hiểm xảy ra ở đây là việc anh Nghĩa bị chết do tai nạn giao thông là sự kiện khách quan đúng như theo thỏa thuận bà Thảo và công ty đã giao kết khi mua sản phẩm bảo hiểm (kèm theo sản phẩm bổ trợ “chết và tàn tật”). Sự kiện bảo hiểm này không hề liên quan tới sự việc bà Thảo đánh dấu “ không” vào câu hỏi “ bạn đã, đang sử dụng ma túy hay chất gây nghiện không?”. cần khẳng định một điều anh Nghĩa chết vì tai nạn giao thông chứ không phải anh ý bị chết do bị nhiễm HIV do đã từng sử dụng ma túy hay chất gây nghiện. Vì thế cho nên qua những gì vừa phân t...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực Hành Quyền Công Tố Trong Giải Quyết Vụ Án Sử Dụng Mạng Máy Tính, Mạng Viễn Thông, Phương Tiện Điện Tử Thực Hiện Hành Vi Chiếm Đoạt Tài Sản Luận văn Luật 0
D Sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sin Luận văn Sư phạm 0
T Các giải pháp nâng cao tính hữu dụng của thông tin kế toán đối với quá trình ra quyết định của nhà đ Luận văn Kinh tế 0
H Bài giảng Tin học - Phương pháp giải quyết bài toán bằng máy tính số Tài liệu chưa phân loại 0
T Giáo trình Phương pháp giải quyết bài toán bằng máy tính số Tài liệu chưa phân loại 0
S Tìm hiểu về tính toán song song , áp dụng giải quyết một số bài toán Tài liệu chưa phân loại 3
S Tình huống: Giải quyết sai phạm trong chỉ định thầu mua sắm thiết bị (máy vi tính) tại Sở giáo dục v Luận văn Kinh tế 4
W Ứng dụng các phương pháp tính toán tiến hóa để giải quyết bài toán tối ưu công thức dược phẩm Tài liệu chưa phân loại 0
N Các giải pháp nâng cao tính hữu dụng của thông tin kế toán đối với quá trình ra quyết định của nhà đ Tài liệu chưa phân loại 0
P [Free] Đề tài Rèn luyện tính tích cực học tập của học sinh qua phương pháp dạy học giải quyết vấn đề Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top