Download miễn phí Luận văn Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khoẻ của công nhân lao động nữ trong ngành chế biến thuỷ sản





MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN 1
PHẦN I: MỞ ĐẦU 2
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4
5. Giả thuyết nghiên cứu 5
6 . Khung lý thuyết 5
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 7
2. Những khái niệm công cụ 9
2.1 Điều kiện lao động 9
2.2. Môi trường lao động 10
2.3. Sức khoẻ 10
2.4.Công nhân 10
2.5. Bệnh nghề nghiệp . 10
2.6. Quan hệ xã hội 11
3. Lý thuyết liên quan . 11
Xã hội học lao động 11
CHƯƠNG 2 : ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TƠÍ SỨC KHOẺ NỮ
CÔNG NHÂN NGÀNH CHẾ BIẾN THUỶ SẢN 12
1. Vài nét về ngành thuỷ sản 12
2. Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy 13
3. Điều kiện lao động sản xuất ngành chế biến thuỷ sản 14
3.1 Môi trường lao động 14
3.2. Kỹ thuật công nghệ máy móc 20
3.3. Bảo hộ lao động 22
3.4. Chính sách xã hội 22
3.4.1. Chính sách tiền lương thu nhập 23
3.4.2. Chế độ bảo hiển xã hội 24
3.4.3. Chính sách bảo hộ lao động 25
3.4.4. Chế độ phụ cấp độc hại 25
3.5. Ảnh hưởng của các yếu tố điều kiện lao động tới sức khoẻ nữ
công nhân 26
3.5.1.Tình hình sức khoẻ người lao động 26
3.5.2 Mối quan hệ giữa yếu tố nghề nghiệp với sức khoẻ CNLĐ 32
3.5.3. Tính chất công việc tác động trực tiếp đến sức khoẻ
công nhân 36
PHẦN III .KẾT LUẬN 37
1. Kết luận 37
2.Giải pháp 38
3. Kiến nghị 39
3.1 Đối với nhà nước 39
3.2. Đối với Ban giám đốc công ty 40
3.3. Đối với người lao động 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n phải làm việc điều khiển các thiết bị công nghệ nhập từ nước ngoài hay bàn ghế làm việc không được thiết kế phù hợp vừa gây bất tiện, mỏi mệt, vừa tạo yếu tố nguy hiểm mới tại vị trí làm việc.
Bên cạnh những đặc điểm của điều kiện lao động ở tư thế đứng kéo dài thì đặc điểm công việc phải tiếp xúc trực tiếp, liên tục với nước đá, nước lạnh, với sản phẩm được bảo quản ở nghiệt độ thấp hay phải làm việc trong các kho đông lạnh từ -18°C đến - 40°C là một điều kiện rất khắc nghiệt, tuy đã được trang bị quần áo lao động và có sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân như mũ, găng tay, ủng, tạp dề chống nước hay quần áo, mũ bông nhưng điều đó không thể giúp họ tránh được những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ…Người công nhân lao động thường làm việc trong môi trường nhiệt độ thấp, lượng đá cây được sản xuất ra phục vụ chủ yếu cho bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản chiếm gần 90% lượng đá cây sản xuất của cả nước.
Theo số liệu nghiên cứu của Viện Y học lao động- Viện khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (năm 1997-2000) (INT/95 M10/DAN) cho thấy việc khảo sát đo đạc tại trên 90% vị trí đo đạc điều kiện lao động không thuận lợi có độ ẩm cao, 92% các điểm đi lại dễ trơn trượt, trên60% vị trí làm việc là môi trường có hoá chất ăn mòn, trên 1/3 nơi làm việc công nhân phải tiếp xúc với môi trường có tác nhân sinh học dễ gây tác hại đối với da và niêm mạc như dị ứng, lở loét nấm ngứa, viêm quanh móng. Điều đó cho thấy người lao động phải làm việc trong môi trường rất không thuận lợi. Thực tế cho thấy, qua việc kiểm tra sức khoẻ định kỳ của công nhân: sức khoẻ của lao động nữ chủ yếu ở loại II chiếm 59.7%, ngoài ra sức khoẻ của nữ công nhân có ở cả loại III và IV chiếm 11.6% thậm chí cả loại V.
Theo kết quả nghiên cứu hồ sơ bệnh án tại các xí nghiệp về tình trạng bệnh tật của công nhân cho thấy tỷ lệ mắc một số bệnh ở nữ cao hơn hẳn so với nam giới : tiêu hoá, ngoại khoa, ngoài da, tai mũi họng, răng hàm mặt, thần kinh ,xương khớp đa số ở mức nhỏ hơn 0,01.
ở lao động nữ những bệnh có tỷ lệ mắc cao là răng hàm mặt, chiếm 39,3%, tai mũi họng 22,4%, ngoài da 10,1%, Phụ khoa 11,2%, xương khớp 9,52%, như vậy có thể thấy ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đối với người lao động là rất lớn. Ta hãy xét cụ thể các thông số môi trường tự nhiên mà người công nhân chế biến thuỷ sản ở các công ty được khảo sát đang hàng ngày lao động và tiếp xúc với môi trường lao động như vậy.
Trước hết là các yếu tố vi khí hậu. Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp gồm các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và vận tốc chuyển động không khí. Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất phụ thuộc vào tính chất của quá trình công nghệ và khí hậu địa phương. Về mặt vệ sinh thì vi khí hậu có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ bệnh tật của công nhân làm việc lâu trong điều kiện khí hậu lạnh và ẩm có thể mắc các bệnh thấp khớp, viêm đường hô hấp, viêm phổi và làm cho bệnh lao nặng thêm. ảnh hưởng của vi khí hậu lạnh làm cho cơ thể mất nhiều, nhịp tim, nhịp thở giảm và tiêu thụ oxy tăng. Lạnh làm cho cơ vân co lại gây hiện tượng nổi da gà, các mạch máu co thắt gây cảm giác tê cóng chân tay, vận động khó khăn. Trong điều kiện khí hậu lạnh dễ xuất hiện một số bệnh viêm thần kinh, khớp, phế quản, hen và một số bệnh mãn tính khác do máu lưu thông kém và sức đề kháng của cơ thể giảm.
Bảng 1: Điều kiện vi khí hậu trong các cơ sở chế biến thuỷ sản đông lạnh
Vị trí đo
Nhiệt độ (o C)
Độ ẩm (%)
Tốc độ gió (m/s)
Phân xưởng cá (Số mẫu đo n=20)
Khu phi lê
Khu định hình
Khu phân cỡ
Khu cấp đông
27,5 - 29,0
26,5 - 28,2
25,5 - 27,0
24,5 - 26,0
85,0 – 86,0
80,0 - 81,5
81,0 - 82,0
82,5 - 83,0
0,86 - 0,88
0,27 - 0,42
0,25 - 0,40
0,52 - 0,86
Phân xưởng tôm (Số mẫu đo n = 25)
Khu xếp hộp
Khu phân cỡ
Khu chế biến
Khu tiếp nhận
- Phòng máy
25,5 - 26,5
25,0 - 27,5
25,0 - 27,5
26,0 - 28,5
28,0 - 29,5
81,0 – 81,5
81,5 - 82,0
85,5 - 86,0
84,5 - 85,0
80,5 - 81,0
0,63 - 0,75
0,25 - 0,40
0,20 - 0,29
0,56 - 0,95
1,36 - 1,43
TCVN
< 260C
<80
> 0.5
(Nguồn: Theo số liệu điều tra của CĐTS Việt Nam)
Nhìn vào kết quả ở bảng 1 cho thấy: Hiện nay người công nhân ngành chế biến thuỷ sản đang phải làm việc trong điều kiện môi trường tự nhiên không thuận lợi, các thông số về môi trường đều không đạt yêu cầu, chưa đảm bảo các điều kiện môi trường do nhà nước quy định. Việc đánh giá mức độ nặng nhọc, độc hại của nghề, công việc được dựa trên cơ sở kết quả khảo sát đo đạc các yếu tố điều kiện lao động tại nơi làm việc của người lao động. Yếu tố được nói đến đầu tiên trong hệ thống các yếu tố là vi khí hậu. Có thể hiểu vi khí hậu là trạng thái vật lý của không khí trong không gian nơi làm việc, nó bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió. Như vậy, các số liệu ở bảng trên chỉ ra rằng công nhân chế biến thuỷ sản phải làm việc trong điều kiện nhiệt độ trung bình là trên 26°C, thậm chí có những khu lên tới 29°C so với mức độ cho phép là 26°C. Về độ ẩm là trên 80% so với mức độ cho phép là 80%. Về tốc độ gió tuy chưa vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhưng có một số khu tốc độ gió lên tới 1- 1,4m/s, điều đó là rất lớn. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, sức khoẻ người lao động các đơn vị cần cải tạo lại hệ thống thông gió ở các khu vực xử lý đến định hình, phân cỡ, lắp đặt thêm điều hoà nhiệt độ, độ ẩm để đảm bảo duy trì nhiệt độ phân xưởng chế biến.
Bảng 2. Các yếu tố vật lý
Vị trí đo
Cường độ (Lux)
Độ ồn (dBA)
Phân xưởng cá (Số mẫu đo)
(20)
(12)
- Khu phi lê
- Khu định hình
- Khu phân cỡ
- Khu cấp đông
131 – 157
111 – 139
293 – 424
96
71 – 78
67 – 77
62 – 74
64 – 66
Phân xưởng tôm (Số mẫu đo)
(25)
(15)
- Khu xếp hộp
- Khu phân cỡ
- Khu chế biến
- Khu tiếp nhận
- Phòng máy
327 – 486
284 – 329
161 – 184
168 – 224
67 – 95
58 – 61
57 – 60
64 – 66
65 – 69
91 – 93
TCVN
³ 220
Ê 85
(Nguồn: Theo kết quả điều tra của CĐTS Việt Nam)
Từ kết quả bảng 2 cho thấy tại các nhà máy chế biến thuỷ sản được khảo sát, độ ồn trong phân xưởng đạt tiêu chuẩn cho phép, về ánh sáng tại các cơ sở chế biến tôm( khu xếp hộp, phân cỡ) cường độ ánh sáng đạt yêu cầu, nhưng ở khu chế biến tôm cần được tăng cường; ở cơ sở chế biến cá( khu philê, định hình) ánh sáng thiếu với điều kiện như vậy sẽ ảnh hưởng đến thị lực người lao động và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Bảng 3. Các yếu tố hơi khí độc
TT
Vị trí đo
Số mẫu (n)
H2S
(mg/m3)
NH3
(mg/m3)
Cl2
(mg/m3)
CO2
(%)
1
Khu sơ chế
Nguyên liệu
9
0,065 – 2,05
0,004- 0,001
0,035 - 0,050
2
Khu chế biến
9
0,004 – 0,87
0,22 - 6,58
0,001- 0,018
0,039- 0,047
3
Cấp đông
4
0- 1, 05
0, 20 - 8,5
0,15 - 1,70
0,005 – 0,12
TCVS CP
Ê 10
Ê 2
Ê 0,1
Ê 0,1
(Nguồn: Theo kết quả điều tra của CĐTS Việt Nam)
Kết quả bảng 3 cho thấy hàm lượng khí H2S đo đư...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ảnh hưởng từ sự linh hoạt của nhà cung cấp dịch vụ tới lòng trung thành của khách hàng tổ chức Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định của người mua nhà ở của người mua nhà khu vực đô thị Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D PHÂN TÍCH một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 của một số QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI năm 2014 Khoa học Tự nhiên 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm việc từ xa của nhân viên văn phòng tại Tp. HCM Văn hóa, Xã hội 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư để ở của khách hàng cá nhân Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng Luận văn Kinh tế 0
M ad tải giúp em bài : ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng với ạ Khởi đầu 1
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smart-phone của khách hàng tại Bình Dương Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top