Jordain

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Hợp đồng mua bán gạo giữa công ty xuất nhập khẩu lương thực Hà nội và công ty Galluck limited





HỢP ĐỒNG MUA VÀ BÁN GẠO
 
Giữa: Công ty xuất nhập khẩu Lương thực Hà Nội
Số 40 đường Hai Bà Trưng- Hà Nội
Tel: 844-6225970
Telex: 411526- VNF VT
Địa chỉ điện tín: VINAFOOD HANOI
Dưới đây gọi là Người bán
Và: Công ty Galluck Limited.
Phòng A.3/F, Causeway Tower
Số 16-222 đường Causeway HONGKONG
Tel: 8153084, 8153085 Fax: 8770471
Telex: 61355 WSGTC HK
Dưới đây gọi là Người mua
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

LỜI MỞ ĐẦU
Khi nền kinh tế của nước ta mở cửa hội nhập với thế giới là lúc quan hệ mua bán hàng hóa trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Trao đổi hàng hóa, dịch vụ với các quốc gia trên thế giới đã có vị trí quan trọng hàng đầu trong kinh doanh thương mại quốc tế. Hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung, hoạt động ngoại thương nói riêng, sự thành bại của một doanh nghiệp phụ thuộc quan trọng vào việc ký kết và thực hiện các hợp đồng. Quan tâm nhiều đến vấn đề ký kết hợp đồng sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được những tranh chấp, thiệt hại không đáng có. Do vậy việc nghiên cứu những đặc điểm cơ bản của hợp đồng ngoại thương là một trong những hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Có làm như vậy các doanh nghiệp mới có kiến thức pháp lý vững vàng để tham gia vào kinh doanh thương mại quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân doanh nghiệp nói riêng và quốc gia nói chung. Từ đó có rút ra những kinh nghiệm quí báu góp phần tăng hiệu quả xuất nhập khẩu. Bằng những kiến thức đã học và tiếp thu cũng như những vấn đề cấp thiết của nền kinh tế hiện tại, em đã mạnh dạn chọn đề tài:
“ Hợp đồng mua bán gạo giữa công ty xuất nhập khẩu lương
thực Hà nội và công ty Galluck limited.”
Bài tiểu luận được chia làm 3 phần:
Phần I: Những vấn đề chung về hợp đồng mua bán ngoại thương.
Phần II: Hợp đồng mua bán gạo giữa công ty XNK lương thực Hà nội và công ty Galluck limited.
Phần III: Ý kiến đề xuất.
Do trình độ còn hạn chế nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong có sự giúp đỡ của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn!
Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG.
Sự phát triển thương mại trên thế giới luôn đi liền với tranh chấp thương mại, bởi vậy thành công hay thất bại đều nằm trong tay các doanh nhân khi ký kết và thực hiện các hợp đồng. Trong số những chủng loại hợp đồng thuộc hợp đồng thường nhật của doanh nghiệp, hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài( gọi tắt là hợp đồng mua bán ngoại thương- International of goods contract) giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Theo tinh thần nội dung luật thương mại: Hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài. Là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên, trong đó người bán có nghĩa vụ chuyền quyền sở hữu hàng hóa cho người mua, còn người mua có nghĩa vụ trả cho người bán một khoản tiền ngang giá trị hàng hóa bằng các cách thanh toán quốc tế. Đây là loại văn bản giao dịch chủ yếu, quan trọng nhất và phổ biến nhất trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Do đó, hợp đồng mua bán ngoại thương cần có sự điều chỉnh chặt chẽ bằng pháp luật.
Hợp đồng mua bán ngoại thương không chỉ là hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu mà còn được áp dụng cho hoạt động xuất nhập khẩu, chuyển khẩu, đại lý, gia công cho bên nước ngoài, …
Khác với hợp đồng mua bán hàng hóa nội địa, hàng hóa mua bán ngoại thương được hình thành giữa các doanh nghiệp có trụ sở ở các nước khác nhau( nhưng không bẳt buộc các doanh nghiệp khác quốc tịch). Bởi vậy, khi đối tượng của hợp đồng( hàng hóa, dịch vụ) được chuyển từ người bán sang người mua, bắt buộc chúng phải đi qua biên giới của hai nước. Song, thực tế không phải lúc nào việc mua bán cũng chỉ xảy ra giữa hai nước láng giềng, mà chúng có thể thực hiện giữa các nước rất xa nhau, có hoàn cảnh địa lý hoàn toàn trái ngược nhau. Trong những thương vụ như vậy hàng hóa phải trải qua quá trình bốc dỡ, qua nhiều vùng khí hậu khác nhau nên dễ bị tổn thất hư hỏng, mất mát hay thất lạc. Bởi vậy người làm công tác xuất, nhập khẩu phải bằng mọi biện pháp để đảm bảo cho hàng hóa có chất lượng ổn định, bao bì hàng hóa phải đảm bảo việc bảo quản hàng cả về số lượng lẫn chất lượng. Đồng thời phải sử dụng kỹ mã hiệu hàng hóa( cả ký mã hiệu chính lẫn phụ) một cách rõ ràng giúp cho người chuyên chở giao đúng hàng cho người nhận và người bốc dỡ thực hiện đúng kỹ thuật bốc dỡ, chất xếp hàng hóa.
Trong hợp đồng mua bán ngoại thương, do các bên ký kết hợp đồng mua bán phải dùng ngoại tệ để thanh toán, nên chọn đồng tiền thanh toán và cách thanh toán phải luôn luôn tuân thủ nguyên tắc: đồng tiền thanh toán phải là đồng tiền ổn định về tỷ giá, cách thanh toán phải chặt chẽ để đảm bảo nếu là người bán thì chắc chắn thu được tiền hàng, còn nếu là người mua chắc chắn nhận được hàng hóa sau khi đã chuyển tiền thanh toán. Trong hợp đồng ngoại thương, việc lập văn bản hợp đồng kinh tế để trao đổi hàng hóa là yêu cầu bắt buộc, các điều khoản trong hợp đồng phải được các bên bàn bạc và thỏa thuận chi tiểt mặc dù trước đó đã có đơn đặt hàng, chào hàng nhưng vấn phải thiết lập văn bản hợp đồng để làm cơ sở pháp lý cụ thể cho các hoạt động trao đổi hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác và làm căn cứ cho việc xác định khi có tranh chấp xảy ra.
Thông thường cùng một lúc, việc ký kết một bản hợp đồng mua bán ngoại thương có thể chịu sự điều chỉnh của các nguồn luật khác nhau như: điều ước quốc tế; luật của nước người bán; luật của nước người mua. Tuy nhiên, luật của mỗi nước có nhiều sự khác nhau về cách giải quyết những vấn đề của pháp luật hay sự khác biệt về quy phạm pháp luật, vì vậy không có phương pháp và biện pháp nào tốt hơn là hãy đưa vào hợp đồng trước khi ký tất cả những điều khoản liên quan một cách hợp lý. Bỏ đi bất cứ một điều khoản nào cũng sẽ dẫn đến khả năng hay đối phương lợi dụng, hay dẫn đến tranh chấp. Ngôn ngữ dùng cho hợp đồng cũng được chọn lựa kỹ, nhất là việc dùng từ ngữ để diễn đạt hợp đồng mua bán ngoại thương.
Chủ thể hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý: chủ thể bên nước ngoài là thương nhân và tư cách pháp lý của họ được căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch; chủ thể bên Việt Nam là thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp với nước ngoài.
Hàng hóa theo hợp đồng là hàng hóa được phép mua bán theo qui định của pháp luật nước bên mua và nước bên bán. Hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài phải có các nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa theo qui định của pháp luật và phải được lập thành một văn bản.
Phần II:
HỢP ĐỒNG MUA VÀ BÁN GẠO
Giữa: Công ty xuất nhập khẩu Lương thực Hà Nội
Số 40 đường Hai Bà Trưng- Hà Nội
Tel: 844-6225970
Telex: 411526- VNF VT
Địa chỉ điện tín: VINAFOOD HANOI
Dưới đây gọi là Người bán
Và: Công ty Galluck Limited.
Phòng A.3/F, Causeway Tower
Số 16-222 đường Causeway HONGKONG
Tel: 8153084, 8153085 Fax: 8770471
Telex: 61355 WSGTC HK
Dưới đây gọi là Người mua
Hợp đồng mua bán gạo giữa hai bên bao gồm các điều kiện sau:
Hàng hóa: Gạo trắng Việt Nam
Quy cách phẩm chất:
+ Tấm: tối đa 35%
+Thủy phần: tối đa 14,5%
+Tạp chất: tối đa 0,4%
...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B Chế độ pháp lý về giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá và thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê và Vũ Luận văn Kinh tế 2
C Tổ chức thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, thực trạng và giải pháp để tăng cường tính hiệu quả Luận văn Kinh tế 0
P Phân tích bản hợp đồng mua bán hàng hoá giữa công ty cổ phần đầu tư, xây dựng bưu điện và công ty TN Luận văn Kinh tế 0
C Đặc điểm hợp đồng mua bán ngoại thương. Trình bầy một bản hợp đồng ký giưa một công ty nước ta với m Luận văn Kinh tế 0
Q Hợp đồng mua bán ngoại thương. Nội dung và cách thức soạn thảo Hợp đồng mua bán ngoại thương Luận văn Kinh tế 0
T Một số vấn đề pháp lý về ký kết và thực hiện Hợp đồng mua bán ngoại thương Luận văn Kinh tế 0
H Những thay đôỉ cơ bản của pháp luật hợp đồng mua bán hàng hoá trong kinh doanh thương mại khi Việt N Luận văn Kinh tế 0
S Phân tích Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa Công ty Viễn Thông Quân Đội (Vietel) và Công ty Cổ Phần Tư Luận văn Kinh tế 0
J Hợp đồng mua bán ngoại thương - Nội dung và cách thức soạn thảo Hợp đồng mua bán ngoại thương Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top