Fillmore

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Quá trình hình thành nhà nước pháp quyền tại Việt Nam





MỤC LỤC
 
Trang
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
KHÁI QUÁT NỘI DUNG .2
LÝ LUẬN CHUNG .4.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN 6
I Nhà nước pháp quyền là gì?.6
II Quá trình hình thành Nhà nước pháp quyền tại Việt Nam .8
III Đặc điểm Nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa 14
ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
IV Sự khác nhau giữa Nhà nước pháp quyền 18
Xã Hội Chủ Nghĩa với Nhà nước pháp quyền tư sản.
KẾT LUẬN CHUNG .21
DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO .23
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

luật, pháp luật chính là giá trị xã hội, là thước đo của tự do.
NNPQ phải thừa nhận và đảm bảo các quyền tự do cá nhân. Trong các quyền tự do cá nhân cần đảm bảo trước hết các quyền về kinh tế, chính trị.
NNPQ là Nhà nước phải được tổ chức theo cơ chế phân quyền: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp độc lập tương đối với nhau để có thể chế ước lẫn nhau.
NNPQ phải có cơ chế giám sát việc thực thi quyền lực, giám sát đối với Hiếp pháp, với Hành chính và Tư pháp…
Tóm lại, NNPQ là Nhà nước xây dựng nền pháp luật để quản lý xã hội và đặt mình dưới pháp luật. Mọi cơ quan Nhà nước đều phải được tổ chức và chỉ được phép hoạt động trong khuôn khổ quy định của pháp luật; công dân tuân thủ, thi hành và sử dụng pháp luật. Trong đó quyền công dân được pháp luật ghi nhận, đề cao và bảo vệ…
Lịch sử nhân loại đã trải qua 4 kiểu Nhà nước tính đến thời điểm này là: Nhà nước chiếm hữu nô lệ, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản và cuối cùng là Nhà nước xã hội chủ nghĩa. NNPQ không phải là một Nhà nước của một hình thái kinh tế xã hội mới. Tuy nhiên, NNPQ được xem là yếu tố của hình thức Nhà nước có tính dân chủ và chỉ tồn tại trong xã hội có tính dân chủ dù là dân chủ tư sản hay dân chủ xã hội chủ nghĩa.
II. Quá trình hình thành NNPQ tại Việt Nam:
Hòa chung vào dòng chảy lịch sử nhân loại, Việt Nam đã trải qua các hình thái kinh tế xã hội: Công xã nguyên thủy, xã hội phong kiến, bỏ qua giai đoạn Tư bản chủ nghĩa và tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Các mô hình xã hội này được hình thành dựa trên các điều kiện kinh tế - xã hội phù hợp với từng giai đoạn lịch sử.
Hình thái xã hội công xã nguyên thủy (CXNT)
Ở giai đoạn xã hội CXNT, con người sống theo bầy đàn, họ sống chủ yếu bằng săn bắn, hái lượm, cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Khi đó, bầy người lao động và kiếm sống bằng sức mạnh tập thể, bầy người đã liên kết lại với nhau để chống lại thú dữ, thiên tai, dịch họa. Họ sống thành các Bộ lạc, Bộ tộc…Tất cả của cải kiếm được sẽ được chia đều cho các thành viên trong bộ lạc và dường như chưa xuất hiện “tư hữu”. Trải qua các thời kì với các điều kiện tự nhiên thuận lợi, các Bộ lạc đã tích lũy được nhiều của cải dư thừa và khi đó tư tưởng tích lũy “tư hữu” đã xuất hiện, của cải dư thừa không còn được chia ra cho các thành viên trong Bộ lạc mà do người đứng đầu Bộ lạc, Bộ tộc chiếm giữ làm của riêng…Dần dần có sự phân hóa giàu nghèo, phân hóa giai cấp…Song song với nó, hình thái xã hội CXNT có nguy cơ bị phá vỡ, thay vào đó là sự ra đời của mô hình xã hội mới theo quy luật tự nhiên của nó.
2. Mô hình Nhà nước phong kiến (PK)
Khác với các quốc gia ở Châu Âu, Việt Nam không xuất hiện mô hình Nhà nước Chiếm hữu nô lệ (CHNL). Xét về mặt bản chất, Nhà nước CHNL là một mô hình Nhà nước đầu tiên trong lịch sử nhân loại, ngay từ khi mới xuất hiện, bản chất bóc lột của nó đã được rõ nét. Các Chủ nô sử dụng Nô lệ trong các đồn điền, hầm mỏ, khai thác sức lao động của họ triệt để, hành hạ, đánh đập, bóc lột về thể xác…,các Chủ nô không hề quan tâm tới cuộc sống, tính mạng của họ, các Chủ nô chỉ muốn mang lại lợi ích, giá trị kinh tế cao nhất cho bản thân.Với mô hình NN này, dường như vấn đề quyền con người chưa được nhắc tới…
Trước CMT8-1945, NNVN là NN nửa thuộc địa, nửa PK theo chính thể Quân chủ chuyên chế, NN ấy không phải do nhân dân ta xây dựng nên mà do bọn thực dân pháp(TDP) lập nên. Năm 1858- khi TDP nổ phát súng đầu tiên trên bán đảo Sơn TRà, chúng đã mang đến nước ta bao đau thương mất mát….Để thuận lợi cho chính sách cai trị TDP đã lập nên chính quyền bù nhìn, tay sai với các chính sách cai trị hà khắc.
Với cơ chế tập quyền, Vua là người đứng đầu NN, Vua có quyền tối cao, tất cả công việc của quốc gia đều do Vua quyết định (tuy nhiên, do là nửa thuộc địa, nửa PK, nên tất cả công việc đều phải theo sự điều khiển của TDP). Pháp luật NN được lập nên để đảm bảo quyền lợi cho những kẻ cầm quyền, pháp luật được sử dụng như một công cụ cai trị mà tất cả mọi người đều phải tuân thủ và không được làm trái. Vì vậy vấn đề quyền con người không được đảm bảo; trái lại bọn vua quan còn lợi dụng quyền lực, nhũng nhiễu, chèn ép nhân dân, cuộc sống của nhân dân vô cùng lầm than, cơ cực, người dân sống mà không hề biết đến khái niệm “Nhân quyền”- những quyền mà con người đáng được hưởng….
Tuy nhiên, trải qua các triều đại mô hình NNPK, Bộ “Luật Hồng Đức” dưới thời Lê như là một vết son sáng lạng. Mặc dù chưa đậm nét, song “Luật Hồng Đức” đã đề cập tới một số quyền cơ bản của con người, đề cao quyền phụ nữ, trẻ em…Bước đầu là cơ sở đặt niềm tin vào một NNPQ ở giai đoạn sau.
3. Mô hình Nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN):
CMT8 thành công, ngày 2/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập” tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở đầu “Tuyên ngôn độc lập” Người đã trích lời “Tuyên ngôn độc lập” của Mĩ và “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của Pháp: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa ban cho họ những quyền bất khả xâm phạm, trong đó có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Rõ ràng điều này luôn luôn đúng.
T10/1946, Quốc hội khóa I đã thông qua bản Hiếp pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – Hiếp pháp 1946. Hiếp pháp được xây dựng dựa trên ý kiến của nhân dân, những khát vọng chính đáng của họ về quyền con người, mơ ước độc lập tự do…(do Ủy ban dự thảo Hiếp pháp thu nhập, “trưng cầu dân ý”). Hiến pháp 1946 đề cập tới những vấn đề mang tầm chiến lược: Kinh tế, Chính trị - Xã hội, Văn hóa – giáo dục, Quốc phòng – An ninh…đáng chú ý, Hiến pháp 1946 rất chú trọng đến chế định công dân. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam ,nhân dân Việt Nam được bảo đảm các quyền tự do –dân chủ: “Công dân việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú và ra nước ngoài”(Điều 10 hiến pháp 1946); Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân được pháp luật ghi nhận; phụ nữ được ngang quyền với nam giới về mọi mặt, đồng thời công dân Việt Nam được hưởng quyền bầu cử, nhân dân có quyền bãi nhiệm các đại biểu của mình bầu ra khi tỏ ra không xứng đáng với danh hiệu đó .
Dựa trên nguyên tắc thực hiện chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân, hình thức Nhà nước theo Hiến pháp 1946 có nhiều nét độc đáo đáng chú ý : Chủ tịch nước là người đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch nước có quyền phủ quyết, Nghị viện biểu quyết và có quyền thảo luận. Tuy nhiên, Chủ tịch nước không phải do cử tri trực tiếp bầu ra mà do Nghị viện nhân dân bầu ra, Chủ tịch nước có quyền chọn Thủ tướng trong Nghị viện và đưa ra Nghị viện biểu quyết…
Tóm lại, chúng ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top