emi.pham

New Member
Download miễn phí Khóa luận Bắt người phạm tội



MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 4
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬTVỀ BẮT NGƯỜI PHẠM TỘI 4
1. Khái niệm bắt người phạm tội 4
2. Vai trò của bắt người phạm tội đối với hoạt động điều tra hình sự 6
3. Yêu cầu của công tác bắt người phạm tội 7
3.1. Nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật 8
3.2. Bảo đảm yêu cầu về nghiệp vụ 9
4. Những quy định của pháp luật hình sự về bắt người phạm tội 9
4.1. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam 9
4.2. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp 11
4.3. Bắt người trong trường hợp quả tang hay đang bị truy nã 12
4.3.1. Bắt người phạm tội quả tang 12
4.3.2. Bắt người đang bị truy nã 13
4.4. Bắt người trong trường hợp đặc biệt 13
CHƯƠNG II 15
CHIẾN THUẬT BẮT NGƯỜI PHẠM TỘI 15
1. Chuẩn bị bắt 15
1.1. Nghiên cứu hồ sơ vụ án và các tình tiết khác có liên quan đến quyết định bắt 16
1.2. Lập kế hoạch bắt là yêu cầu bắt buộc đối với mọi cuộc bắt. những nội dung cơ bản của cuộc bắt bao gồm 17
1.2.1. Xác định thời gian và địa điểm bắt 17
1.2.2. Xác định thành phần lực lượng tham gia bắt 20
1.2.3. Dự kiến những phương tiện và vũ khí cần thiết 21
1.2.4. Dự kiến kế hoạch dẫn giải 21
1.2.5. Dự kiến những tình huống bất trắc có thể xảy ra và cách giải quyết 22
1.2.6. Xác định nơi đối tượng có mặt, bố trí lực lượng theo dõi, giám sát cho tới thời điểm bắt 23
2. Tiến hành bắt 24
2.1. Bắt đối tượng ở trong nhà 27
2.2. Bắt đối tượng ở ngoài đường hay ở nơi khác 30
3. Kết thúc bắt 32
3.1. Lập biên bản bắt 32
3.2. Dẫn giải người bị bắt 33
3.3. Một số công việc khác cần làm khi kết thúc bắt 33
CHƯƠNG III 35
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO 35
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẮT NGƯỜI PHẠM TỘI 35
1. Thực trạng của hoạt động bắt người trong thời gian vừa qua 35
1.1. Về ưu điểm 35
1.2. Những hạn chế 38
2. Một số kiến nghị 40
2.1. Hoàn thiện pháp luật bắt người phạm tội 40
2.2. Hoàn thiện chiến thuật bắt người phạm tội 41
2.3. Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động bắt người phạm tội 42
2.3.1. Về lực lượng 42
2.3.2. Về phương tiện 44
2.3.3. Về chế độ đãi ngộ 45
KẾT LUẬN 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Bắt người phạm tội là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định tại Chương VI Bộ luật Tố tụng hình sự. Hoạt động bắt người phạm tội luôn là vấn đề nhạy cảm trong đời sống chính trị, xã hội; vì bắt người đúng hay không đúng các quy định của pháp luật hợăc oan, sai có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm...của công dân, liên quan nhiều đến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Việc bắt một số đối tượng" nhạy cảm" về chính trị ở trong nước và các đối tượng là người nước ngoài còn ảnh hưởng đến chính sách đối nội và quan hệ đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Do vậy, việc nghiên cứu, rút ra những ưu, khuyết điểm của lực lượng bắt trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bắt người luôn là đòi hỏi không thể thiếu để góp phần hoàn thiện pháp luật. Mặt khác, bắt là biện pháp ngăn chặn nên cần đánh giá hiệu quả thực tế của nó trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm anh ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, nhằm phát huy tác dụng tích cực, khắc phục những hạn chế là hết sức cần thiết.
Bắt được tội phạm, bắt đúng tội phạm, phục vụ tốt yêu cầu chính trị, nghiệp vụ đòi hỏi tổ chức bắt phải chặt chẽ, chiến thuật bắt phải phù hợp. Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm thực tế trong sử dụng chiến thuật bắt người phạm tội luôn là yêu cầu quan trọng để hoàn thiện lý luận về công tác bắt người của lực lượng an ninh điều tra và cũng là yêu cầu cấp thiết phục vụ công tác bắt tội phạm, từ đó kịp thời đề xuất các kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả của chiến thuật bắt người phạm tội. Đây cũng là lí do tại sao em chọn đề tài: "Bắt người phạm tội" làm đề tài khoá luận tốt nghiệp.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là chiến thuật bắt người phạm tội: Đó là các trường hợp bắt đối tượng ở trong nhà, ở ngoài đường hay ở nơi khác.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chiến thuật chung về bắt người trong những trường hợp cụ thể. Đồng thời, đề tài cũng nghiên cứu thực trạng bắt người ở Việt Nam trong một vài năm gần đây để lấy thực tiễn soi chiếu lý luận về bắt người phạm tội, nhằm làm sáng rõ dụng ý của tác giả.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênnin. Tư tưởng Hồ Chí Minh và những nguyên tắc, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta trong đấu tranh phòng chống tội phạm.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Nghiên cứu lý luận, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, đàm thoại, nghiên cứu thực tiễn, tỏng kết kinh nghiệm, phỏng vấn, chuyên gia...
5. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm nâng cao nhận thức lý luận về chiến thuật bắt, quy định của pháp luật về biện pháp ngăn chặn bắt; đánh giá đúng thực trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người trong thực tiễn hoạt động điều tra , và rút ra những hạn chế thiếu sót, và nguyên nhân; cũng như một số bất cập trong quy định của pháp luật về bắt người phạm tội, trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp bắt người trong thực tiễn hoạt động điều tra thời gian tới.
6. Nhữg kết quả đạt được và những điểm mới của đề tài
" Bắt người phạm tội” là đề tài khá mới mẻ, việc bắt người với tư cách là một biện pháp ngăn chặn của Tố tụng hình sự thì đã được đề cập khá nhiều, nhưng xem xét nó dưới góc độ Khoa học điều tra hình sự thì còn nhiều mới lạ.
Đề tài không đi sâu vào nghiên cứu những quy định của pháp luật Tố tụng hình sự mà tập trung nghiên cứu về mặt chiến thuật bắt và sự áp dụng linh hoạt các quy định của pháp luật trong các trường hợp bắt cụ thể.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Những quy định của pháp luật về bắt người phạm tội.
Chương II: Chiến thuật bắt người phạm tội
Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bắt người phạm tội.
Do thời gian nghiên cứu, tài liệu tham khảo cũng như trình độ còn hạn chế nên nội dung đề tài tất không tránh khỏi khiếm khuyết, em rất mong có được sự thông cảm, góp ý của thầy cô và các bạn sinh viên.
Em xin chân thành Thank !





















CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬTVỀ BẮT NGƯỜI PHẠM TỘI

1. Khái niệm bắt người phạm tội
Khác với các biện pháp ngăn chặn khác được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự, bắt người có tầm quan trọng đặc biệt, nó đụng chạm trực tiếp tới quyền bất khả xâm phạm của công dân. Hiến pháp 1946 cũng đã sớm ghi nhận quyền này bằng quy định: “Tư pháp chưa có quyết định thì không được bắt bớ, giam cầm công dân Việt Nam”. Kể từ đó, trong các bản Hiến pháp kế thừa tiếp sau, tuy câu chữ, ngôn từ, cách hành văn có thể khác nhau, song đều trực tiếp ghi nhận và khẳng định mạnh mẽ quyền tự do thân thể của công dân(1). Cụ thể hoá tinh thần đó, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định rất chặt chẽ thẩm quyền của người ra quyết định bắt, trình tự cuộc bắt, những người tham gia vào quá trình bắt, những trường hợp bắt cụ thể...
Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, các cơ quan tiến hành tố tụng được phép áp dụng biện pháp bắt người phạm tội. Điều này không hề mâu thuẫn với sự ghi nhận của Hiến pháp về quyền bất khả xâm phạm của công dân. Công dân được pháp luật bảo hộ triệt để quyền này, nhưng không có nghĩa là công dân dựa vào đó để có những hành vi trái pháp luật, đặc biệt là pháp luật hình sự. Do vậy, khi có căn cứ nhận định một người chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, đang phạm tội hay đã phạm tội và đang lẩn trốn…thì việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt là tất yếu nhằm loại bỏ khả năng đối tượng tiếp tục phạm tội.
Trước hết theo Từ điển Tiếng Việt Nam 2001, chúng ta thấy bắt là: “Nắm lại, giữ lại, không để cho tự do hoạt động hay cử động” (43; Tr. 44). Nó bắt đầu khi chủ thể bắt đầu hành động nắm, giữ và kết thúc khi hành động nắm giữ chấm dứt. Nhưng ở đây, khi tiếp cận nghiên cứu việc bắt với tư cách là một biện pháp ngăn chặn riêng biệt trong Tố tụng hình sự thì việc bắt người lại là cả một
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Bắt người phạm tội

link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top