Norval

New Member

Download miễn phí Khóa luận Pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế





MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 4
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ NHẬP KHẨU VÀ PHÁP LUẬT VỀ THUẾ NHẬP KHẨU TRONG ĐIỀU KIÊN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 4
1. Khái quát chung về thuế nhập khẩu 4
1.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế nhập khẩu 4
1.2. Vai trò của thuế nhập khẩu 7
2. Khái quát chung về pháp luật thuế nhập khẩu 9
2.1. Khái niệm pháp luật thuế nhập khẩu 9
2.2. Những yếu tố chi phối pháp luật thuế nhập khẩu trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam 10
3. Những nguyên tắc và quy định của WTO về thuế quan và những vấn đề có liên quan đến thuế quan 15
3.1. Các nguyên tắc chung về thuế quan và thương mại 16
3.2. Các quy định về xác định trị giá hải quan 20
3.3. Các quy định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng 23
3.4.Các quy định về phá giá và thuế chống bán phá giá 25
3.5. Quy định về các biện pháp tự vệ 26
3.6. Các quy định về quy chế xuất xứ 28
CHƯƠNG II 31
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT THUẾ NHẬP KHẨU TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 31
1. Quá trình hoàn thiện pháp luật thuế nhập khẩu để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam thời gian qua 31
2. Những cam kết của Việt Nam về thuế nhập khẩu trong quá trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế 35
2.1. Về cam kết chung 36
2.2. Về thuế suất thuế nhập khẩu qua kết quả đàm phán 37
2.3. Về biểu thuế 38
2.4. Trị giá hải quan 39
2.5. Hạn ngạch thuế quan, miễn giảm thuế 40
2.6. Các loại thuế nhập khẩu khác và phụ thu nhập khẩu 41
2.7. Hạn chế định lượng nhập khẩu bao gồm cấm, hạn ngạch và chế độ cấp phép nhập khẩu 42
2.8. Các cam kết về trợ cấp 43
2.9. Chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ 43
2.10. Quy tắc xuất xứ 44
2.11. Các thủ tục hải quan khác 44
3. Những điểm tương thích của pháp luật thuế nhập khẩu Việt Nam với các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 44
4. Những quy định của pháp luật thuế nhập khẩu Việt Nam còn chưa tương thích với các cam kết quốc tế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 48
5. Thực tiễn thực hiện pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam thời gian qua 52
CHƯƠNG III 56
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY NHẰM ĐÁP ỨNG 56
YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 56
1. Những định hướng cơ bản trong việc hoàn thiện pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay 56
2. Những giải pháp cụ thể 57
2.1. Ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật cho phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế 57
2.2. Hoàn thiện các biện pháp tổ chức và bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về thuế nhập khẩu 59
KẾT LUẬN 61
BẢNG GIẢI THÍCH CHỮ VIẾT TẮT 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ương đối.
- Giá của mặt hàng nhập khẩu thấp hơn mặt hàng tương tự sản xuất trong nước, kéo giá xuống hay làm cho giá mặt hàng tương tự không thể tăng lên.
- Và do đó gây tổn hại hay đe doạ gây tổn hại đến ngành sản xuất tương ứng của nước nhập khẩu.
Chủ thể đứng ra khiếu nại về tình trạng hàng nhập khẩu phá giá hay có trợ cấp là Bộ quản lý ngành hàng, hay thay mặt một nhóm các nhà sản xuất có sản lượng đáng kể của mặt hàng đó. Khi doanh nghiệp đứng ra khiếu nại thì phải tập hợp được hơn 50% số đơn vị sản xuất trong ngành ủng hộ và sản lượng của các đơn vị này phải chiếm ít nhất 25% sản lượng toàn ngành.
Trước khi nhận được đủ đơn khiếu nại để có thể quyết định tiến hành điều tra thì Chính phủ nước nhập khẩu không được công bố về việc sẽ tiến hành điều tra để tránh xáo trộn trên thị trường. Nhưng nước nhập khẩu cần thông báo cho nước xuất khẩu biết về việc nhận được đơn khiếu nại. Sau khi quyết định tiến hành điều tra, chính phủ nước nhập khẩu phải công bố về việc điều tra và cho nước xuất khẩu được biết chi tiết về các đơn khiếu nại.
3.5. Quy định về các biện pháp tự vệ
Trong thương mại, tự vệ có nghĩa là một nước có thể hạn chế nhập khẩu trong những trường hợp khẩn cấp, khi lượng hàng nhập khẩu tăng đột biến do việc giảm thuế quan và đe doạ hay gây tổn hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước. Vấn đề tự vệ được nêu tại điều XIX của GATT 1994 và chi tiết hoá trong hiệp định tự vệ.
Khi nhận thấy lượng hàng nhập khẩu tăng lên thì biện pháp tự vệ không áp dụng ngay mà chỉ có thể áp dụng sau khi đã tiến hành các bước sau:
- Có khiếu nại về việc tăng nhập khẩu gây ra tổn hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước.
- Trên cơ sở khiếu nại, một cơ quan do chính phủ chỉ định sẽ tiến hành điều tra.
- Kết quả điều tra phải cho thấy mối liên hệ nhân quả giữa tăng nhập khẩu với sự tổn hại nghiêm trọng gây ra cho ngành sản xuất tương ứng.
Nếu ngành sản xuất trong nước bị tổn hại không gắn với việc tăng nhập khẩu ví dụ như do sức mua giảm hay nếu việc tăng nhập khẩu không phải vì lý do giảm thuế quan mà do hàng nhập khẩu áp dụng công nghệ sản xuất mới nên giá thành giảm đi thì không được áp dụng các biện pháp tự vệ . Bởi vì những trường hợp trên không gắn với việc thực hiện những nghĩa vụ của GATT nên không được áp dụng những điều khoản của hiệp định tự vệ.
Có hai loại biện pháp tự vệ có thể được áp dụng: đó là tăng thuế quan và các biện pháp hạn chế định lượng. Việc tăng thuế quan có thể tăng quá mức thuế suất đã ràng buộc.
Sự khác nhau giữa biện pháp tự vệ tạm thời và chính thức

Tiêu chí
Biện pháp tự vệ tạm thời
Biện pháp tự vệ chính thức
Thời điểm
áp dụng
Có thể được áp dụng trước khi tiến hành điều tra
Chỉ được áp dụng sau khi đã hoàn tất tiến hành điều tra.
Khả năng
áp dụng
chỉ được áp dụng dưới hình thức tăng thuế quan
có thể áp dụng dưới hình thức tăng thuế quan, hạn chế định lượng hay cả hai
Thời hạn thực hiện
chỉ áp dụng không quá 200 ngày
có thể áp dụng đến mức tối đa là 4 năm
Biện pháp tự vệ tạm thời áp dụng trước khi điều tra, nếu sau điều tra cho thấy tình hình chưa thực sự nghiêm trọng đến mức phải áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời thì khoản chênh lệch thuế quan do tăng thuế hay mức tăng thuế quan cao quá mức cần thiết thì khoản thuế quan chênh lệch đã thu sẽ được hoàn trả cho doanh nghiệp
Nếu biện pháp tự vệ chính thức được áp dụng và trước đó có áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời thì thời hạn của biện pháp tự vệ chính thức được tính từ ngày áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời.
Khi hết thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ chính thức thì có thể đượ gia hạn nhưng phải kèm theo một số điều kiện:
- Phải có yêu cầu của ngành sản xuất trong nước.
- Ngành sản xuất trong nước phải chứng minh đã thực hiện việc điều chỉnh để tăng cường năng lực cạnh tranh nhưng vẫn bị tổn hại do nhập khẩu gia tăng.
- Không áp dụng mức độ tự vệ cao hơn mức độ của biên pháp tự vệ chính thức.
- Thời hạn gia hạn tối đa không quá 4 năm (đối với nước đang phát triển thì thời hạn gia hạn tối đa không quá 6 năm)
Sau khi hết thời hạn gia hạn thì có thể tiến hành điều tra để áp dụng tiếp biện pháp tự vệ hay không?
Việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với cùng một loại hàng hoá có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của nước xuất khẩu vì vậy hiệp định tự vệ quy định chỉ có thể tái áp dụng biện pháp tự vệ sau một khoảng thời gian bằng với thời gian biện pháp tự vệ đã được áp dụng trước kia và thời gian sau khichấm dứt biện pháp tự vệ lần trước phải được ít nhất hai năm. Đối với nước đang phát triển chỉ cần sau một khoảng thời gian bằng ½ thời gian đã áp dụng biện pháp tự vệ trước đó là có thể áp dụng lại.
Hiệp định tự vệ chỉ cho phép sử dụng biện pháp tự vệ ở mức độ vừa đủ khắc phục thiệt hại, chuyển đổi cơ cấu nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản xuất trong nước. Do vậy nếu sử dụng biện pháp hạn chế định lượng thì biện pháp này không được làm giảm mức nhập khẩu xuống dưới mức trung bình của 3 năm gần nhất trước khi áp dụng biện pháp tự vệ.
Biện pháp tự vệ không áp dụng đối với hàng hoá có xuất xứ từ một nước đang phát triển nếu tỷ trọng nhập khẩu mặt hàng đó chiếm không quá 3%; và tổng lượng nhập khẩu mặt hàng đó có xuất xứ từ tất cả các nước đang phát triển không quá 9%.
3.6. Các quy định về quy chế xuất xứ
Nếu thương mại quốc tế diễn ra trong một hoàn cảnh lý tưởng không có phân biệt đối xử không có hạn chế định lượng, không có trợ cấp, phá giá…thì vấn đề xác định xuất xứ hàng hoá sẽ không phải đặt ra. Sở dĩ phải xác định xuất xứ tức là xác định nước được coi là nơi sản xuất ra hàng hoá là vì:
- Để xem hàng hoá đó có được hưởng ưu đãi thương mại hay không ? một số nhóm nước hay tổ chức khu vực ký với nhau các thoả thuận về ưu đãi thuế quan chẳng hạn. Để tránh các nước ngoài nhóm lợi dụng ưu đãi này thì cần xác định để chắn chắn là hàng hoá xuất xứ từ nước được hưởng ưu đãi.
- Để hạn chế định lượng nhập khẩu từ một số nước nhất định ví dụ các nước được áp dụng hạn ngạch với hàng dệt may và để biết được một nước đã xuất khẩu vào thị trường nước khác hết lượng hạn ngạch đã cho chưa thì phải xác định xuất xứ.
- Để chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Để có thể áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp thì cần xác định được đâu là hàng hoá xuất xứ từ nước có hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
- Để phục vụ cho mục đích thống kê.
Quy tắc xuất xứ là tập hợp các quy tắc được một nước áp dụng để xác định xuất xứ của hàng xuất- nhập khẩu.
Nếu toàn bộ quá trình sản xuất ra một loại hàng hoá từ khai thác nguyên liệu, gia công, chế...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C vận dụng phương pháp thống kê phân tích tình hình thực hiện luật thuế GTGT và thuế TNDN Luận văn Kinh tế 2
T Thực hiện pháp luật về thuế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 Luận văn Luật 0
G Thực hiện Pháp luật về Thuế của các doanh nghiệp Ngoài Quốc doanh trên địa bàn Thị Xã Sầm Sơn, Thanh Luận văn Luật 0
S Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trị giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc t Luận văn Luật 2
K Pháp luật của tổ chức thương mại thế giới (WTO) về hàng rào thương mại phi thuế quan : Luận văn ThS. Luận văn Luật 0
S Các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế theo Pháp luật Việt Nam: Luận văn ThS. Luật: 60 3 Luận văn Luật 0
V Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam : Luận v Luận văn Luật 0
N Bảo vệ quyền của người nộp thuế trong pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 07 Luận văn Luật 0
V Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. Luật : 60 38 50 Luận văn Luật 0
D Hoàn thiện pháp luật thuế giá trị giá tăng ở việt Nam trong giai đoạn hiện nay : Luận văn ThS. Luật: Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top