linha9_k21

New Member
Download miễn phí Khóa luận Những vấn đề pháp lý cơ bản về Tòa án hình sự quốc tế (ICC) theo Quy chế Rome 1998 và xu thế hội nhập của Việt Nam



MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3. Phương pháp nghiên cứu và nội dung của khóa luận 3
CHƯƠNG I 4
SỰ RA ĐỜI CỦA QUY CHẾ ROME VỀ TÒA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC LUẬT 4
VÀ LUẬT HÌNH SỰ QUỐC TẾ 4
1. Quá trình ký kết Quy chế Rome 4
2. Tầm quan trọng của Quy chế Rome 8
2.1. Mối quan hệ của Quy chế Rome với một số Điều ước quốc tế đa phương về Luật hình sự quốc tế 8
2.2. Giá trị pháp lý của Quy chế Rome 9
2.3. Vai trò của Quy chế Rome 10
2.3.1. Đối với việc hình thành thiết chế tài phán quốc tế nhằm trừng trị và ngăn ngừa tội phạm quốc tế 10
1.3.2. Đối với sự phát triển của Khoa học Luật hình sự quốc tế 11
3. Tình hình gia nhập Quy chế Rome hiện nay 14
CHƯƠNG II 15
CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN CỦA TOÀ ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ THEO QUY CHẾ ROME 1998 15
1. Khái niệm tội phạm quốc tế 15
1.1. Định nghĩa 15
1.2. Phân loại tội phạm quốc tế 16
1.2.1. Tội diệt chủng 16
1.2.2. Tội chống nhân loại 17
1.2.3. Tội phạm chiến tranh 18
1.2.4. Tội xâm lược 20
2. Quy chế Rome về các thiết chế của ICC 21
2.1. Nguyên tắc chung 21
2.2. Cơ cấu tổ chức của ICC 23
3. Quy định về Thẩm quyền tài phán của ICC 28
3.1. Thẩm quyền của ICC đối với tội phạm quốc tế 28
3.1.1. Tính chất thẩm quyền tài phán của ICC 28
3.1.2. Căn cứ xác định thẩm quyền tài phán của ICC 30
3.1.3. Cách thức thực hiện 33
3.1.4. Luật áp dụng của ICC trong quá trình thực thi thẩm quyền tài phán 37
3.2. Thực hiện thẩm quyền tài phán của quốc gia đối với các loại tội phạm quốc tế 38
3.2.1. Căn cứ xác định 38
3.2.2. Cách thức thực hiện 38
4. Hoạt động tố tụng của ICC theo Quy chế Rome 39
4.1. Hoạt động điều tra và truy tố 39
4.2. Hoạt động xét xử 41
4.3. Phúc thẩm và xét lại bản án 43
4.3.1. Phúc thẩm 43
4.3.2. Xét lại lời kết tội hay bản án 44
4.4. Quy chế Rome về vấn đề thi hành án 45
5. Quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên Quy chế Rome 46
5.1. Các quyền cơ bản 46
5.2. Các nghĩa vụ cơ bản 47
5.2.1. Trong lĩnh vực xây dựng pháp luật hình sự quốc gia 47
5.2.2. Về hợp tác với ICC trong đấu tranh phòng, chống tội phạm quốc tế 48
5.2.3. Về tài chính 50
CHƯƠNG III 51
QUY CHẾ ROME VÀ TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA 51
VIỆT NAM 51
1. Tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam 51
1.1. Trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế phổ cập và khu vực 52
1.1.1. Liên hợp quốc 52
1.1.2. Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (International Criminal Police Organization - INTERPOL) 52
1.1.3. Tổ chức quốc tế khu vực 55
1.2. Trong khuôn khổ các điều ước quốc tế 56
1.2.1. Các điều ước quốc tế đa phương 56
1.2.2. Các Điều ước quốc tế song phương 57
2. Việt Nam hội nhập quy chế Rome và ICC 58
2.1. Những cơ hội, thách thức đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập Quy chế Rome và ICC 58
2.1.1. Lợi ích từ thực tiễn hội nhập 59
2.1.2. Thuận lợi và thách thức trong thực tiễn hội nhập 59
2.2. Những chuẩn bị cần thiết phục vụ cho yêu cầu hội nhập Quy chế Rome 64
2.2.1. Về tổng thể, Việt Nam cần 64
2.2.2. Về nguồn nhân lực 65
2.2.3. Vấn đề hội nhập pháp luật hình sự quốc tế và Quy chế Rome 65
KẾT LUẬN 66
LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngày nay, nhân loại luôn phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn, như dịch bệnh lan truyền khắp các châu lục, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng diễn ra ở nhiều thành phố lớn trên thế giới và đặc biệt là tình hình tội phạm ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Việc xuất hiện của những loại tội phạm mới (tội phạm vi tính, tội phạm công nghệ cao…) có thể xem là mặt trái của sự phát triển Khoa học kỹ thuật. Không những thế, trong lịch sử cũng như hiện tại, loại tội phạm quốc tế (tội ác chiến tranh, tội chống nhân loại, tội phạm diệt chủng, tội xâm lược) vẫn chưa bị loại bỏ khỏi đời sống quốc tế và hàng ngày, hàng giờ đe doạ đến hoà bình và an ninh thế giới. Thực tiễn đó đòi hỏi các quốc gia cần có sự nỗ lực to lớn để nhanh chóng loại bỏ loại tội ác quốc tế ra khỏi đời sống cộng đồng và những kẻ phạm tội cần đưa ra ánh sáng công lý và bị trừng trị.
Ngày 17/7/1998, thay mặt của 120 nước đã bỏ phiếu thông qua Quy chế Rome (Rome Statute) về thành lập Tòa án hình sự quốc tế (International Criminal Court, gọi tắt là ICC). Đây được xem như là một trong những cố gắng lớn lao của cộng đồng quốc tế, nhằm trừng trị tội phạm quốc tế, đem lại một thế giới hoà bình, ổn định. Trong bối cảnh quốc tế đó, các vấn đề pháp lý và thực tiễn đặt ra trong quá trình hoạt động của ICC luôn đòi hỏi có sự nghiên cứu từ nhiều góc độ.
Quy chế Rome 1998 là một Điều ước quốc tế đa phương quan trọng, thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy mới ra đời được 9 năm nhưng Quy chế Rome đã có "104 quốc gia thành viên" [25] và chắc chắn con số thành viên của Quy chế này sẽ còn tăng lên. Sở dĩ Quy chế Rome có tác động mạnh mẽ đến nhiều quốc gia vì sự hiện diện của Quy chế này đang phần nào đáp ứng được những mong muốn của nhiều quốc gia trong việc áp dụng các biện pháp trừng trị nghiêm khắc nhất đối với những kẻ thực hiện hành vi bị coi là tội ác quốc tế.
Song hành với Quy chế Rome, sự xuất hiện của Tòa án hình sự quốc tế đã và đang tạo ra bước phát triển mới trong đời sống pháp luật quốc gia và quốc tế. Mặc dù Quy chế Rome còn có những hạn chế nhất định và khó tránh khỏi những bất đồng giữa các quốc gia thành viên nhưng với tình hình diễn biến tội phạm gia tăng như hiện nay thì Quy chế Rome và ICC thực sự có ảnh hưởng tích cực đến cuộc đấu tranh chung của nhân loại trong những nỗ lực loại bỏ tội phạm quốc tế ra khỏi đời sống cộng đồng quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong quá trình Uỷ ban Pháp luật quốc tế (Liên hợp quốc) xây dựng dự thảo Quy chế Rome, Việt Nam đã cử đoàn chuyên gia theo dõi và nghiên cứu vấn đề về ICC. Chúng ta còn cử một phái đoàn tham gia phiên họp cuối cùng của Uỷ ban trù bị để hoàn tất dự thảo Quy chế Rome và tham gia Hội nghị thành lập ICC. Hiện tại, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đang tích cực nghiên cứu Quy chế Rome một cách toàn diện nhằm xem xét khả năng gia nhập của Việt Nam vào Quy chế này. Những năm gần đây, giới nghiên cứu luật học của Việt Nam bắt đầu quan tâm đến Quy chế Rome, bắng chứng là hàng loạt các cuộc hội thảo khoa học đã tổ chức thành công, chẳng hạn:
+ Tháng 3 năm 2002, Trung tâm nghiên cứu giới và phát triển thuộc Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Đại học quốc gia Hà Nội, phối hợp với tổ chức Diễn đàn Châu Á tổ chức Hội thảo "Giới và Tòa án hình sự quốc tế " nhằm cung cấp các thông tin cho các nhà ngoại giao và các nhà nghiên cứu của Việt Nam.
+ Tháng 3 năm 2006, Hội luật gia Việt Nam đã tổ chức một cuộc Hội thảo về Tòa án hình sự quốc tế với sự giúp đỡ của Đại sứ quán Thuỵ Sĩ và Hà Lan tại Hà Nội. Cuộc Hội thảo đã tạo điều kiện để Hội luật gia dịch và xuất bản hai cuốn sách "Những văn kiện pháp lý về Tòa án hình sự quốc tế" và "Những vấn đề cơ bản về Tòa án hình sự quốc tế ".
+ Tháng 10 năm 2006, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, với sự giúp đỡ của Đại sứ quán Anh và Đức đã tổ chức Hội thảo "Tòa án hình sự quốc tế và việc gia nhập của Việt Nam".
Bên cạnh các cuộc Hội thảo, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Toà án nhân dân, Tạp chí Luật học còn cho đăng nhiều bài nghiên cứu, giới thiệu về Quy chế Rome và ICC của TS Lê Mai Anh, TS Dương Tuyết Miên, ThS Nguyễn Tuyết Mai… Đây là những nguồn tài liệu vô cùng quý giá giúp các luật gia, các nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm về ICC cũng như Quy chế Rome.
Tuy nhiên, với một Điều ước quốc tế chứa đựng nhiều nội dung pháp lý quan trọng và có tính chuyên môn cao như Quy chế Rome thì những hoạt động nghiên cứu nêu trên còn khá khiêm tốn. Điều này đòi hỏi phải có nhiều hơn nữa những công trình nghiên cứu công phu về Quy chế Rome và ICC, để không chỉ giúp cho việc đánh giá một cách toàn diện những vấn đề pháp lý cơ bản về quy chế này mà còn tạo nền tảng lý luận cơ bản cho việc tiếp cận với Quy chế Rome và ICC ở Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu và nội dung của khóa luận
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước ta. Trong quá trình thực hiện khóa luận, tác giả đã sử dụng các phương pháp truyền thống và hiện đại như phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê.
Đề tài khóa luận: "Những vấn đề pháp lý cơ bản về Tòa án hình sự quốc tế (ICC) theo Quy chế Rome 1998 và xu thế hội nhập của Việt Nam" bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
Chương I: Sự ra đời của Quy chế Rome về Tòa án hình sự quốc tế đáp ứng yêu cầu phát triển của Khoa học luật và Luật hình sự quốc tế
Chương II: Các vấn đề pháp lý cơ bản về Toà án hình sự quốc tế (ICC) theo Quy chế Rome
Chương III: Quy chế Rome và tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

standbyu

Member
Nhờ ad down giùm
tên bài:
Khóa luận Những vấn đề pháp lý cơ bản về Tòa án hình sự quốc tế (ICC) theo Quy chế Rome 1998 và xu thế hội nhập của Việt Nam
link:

mail: [email protected]
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Những vấn đề pháp lý cơ bản về Tòa án hình sự quốc tế (ICC) theo Quy chế Rome 1998 và xu thế hội nhập của Việt Nam

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 

standbyu

Member
Re: [Free] Những vấn đề pháp lý cơ bản về Tòa án hình sự quốc tế (ICC) theo Quy chế Rome 1998 và xu thế hội nhập của Việt Nam

Thank bạn rất nhiều!
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top