Download miễn phí Luận văn Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lý do lựa chọn đề tài 1
2. Mục đích của đề tài 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
CHƯƠNG I 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 3
1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng 3
1.1. Khái niệm bảo lãnh 3
1.2. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng 4
1.3. Chức năng của bảo lãnh ngân hàng 7
1.4. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng 8
1.5. Rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng 9
2. Khái quát chung pháp luật về bảo lãnh ngân hàng 10
2.1. Sự cần thiết phải ban hành pháp luật về bảo lãnh ngân hàng 10
2.2. Khái niệm pháp luật về bảo lãnh ngân hàng 12
2.3. Quá trình xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy về hoạt động bảo lãnh ngân hàng của Việt Nam 16
2.4. Vai trò của pháp luật bảo lãnh ngân hàng 18
CHƯƠNG II 21
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 21
1. Thực trạng pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam 21
1.1. Quy định về chủ thể tham gia quan hệ bảo lãnh 21
1.1.1. Về bên bảo lãnh 21
1.1.2. Về bên được bảo lãnh 22
1.1.3. Về bên nhận bảo lãnh 24
1.2. Các quy định hình thức của quan hệ bảo lãnh ngân hàng 24
1.3. Quy định về phạm vi và giới hạn bảo lãnh 26
1.3.1. Về phạm vi bảo lãnh 26
1.3.2. Về giới hạn bảo lãnh 27
1.4. Quy định về phí bảo lãnh 28
1.5. Quy định về bảo đảm cho bảo lãnh 29
1.6. Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên 31
1.7. Quy định về trình tự, thủ tục bảo lãnh 36
1.8. Quy định về các loại hình bảo lãnh 37
1.9. Quy định về việc chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh 40
2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam 42
KẾT LUẬN 47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

như trước đây. Điển hình là một số văn bản sau:
- Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25 tháng 08 năm 2000.
- Quyết định số 386/2001/QĐ-NHNN ngày 11 tháng 04 năm 2001 sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14.
- Quyết định số 1348/2001/QĐ-NHNN ngày 29 tháng 10 năm 2001 về sửa đổi một số quy định liên quan đến thu phí bảo lãnh của tổ chức tín dụng.
- Quyết định số 112/2003/QĐ-NHNN ngày 11 tháng 02 năm 2003 về việc sửa đổi,bổ sung một số điều của Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 08 năm 2000.
- Thông tư số 02/TT-NHNN14 ngày 16 tháng 04 năm 1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu đối với hàng tiêu dùng của tổ chức tín dụng.
Sau một thời gian dài áp dụng trên thực tế, Quy chế bảo lãnh cũ đã bộc lộ một số hạn chế nhất định không còn phù hợp với yêu cầu đòi hỏi hiện nay. Để khắc phục khó khăn trên, gần đây nhất ngày 26 tháng 06 năm 2ống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế bảo lãnh ngân hàng thay thế Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Như vậy, thông qua các văn bản trên ta cỏ thể thấy việc ban hành pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo lãnh ngân hàng là khá chậm và ít so với tính chất phức tạp cũng như đòi hỏi trong thực tiễn áp dụng của hoạt động này. Song bên cạnh đó việc quy định chi tiết các khía cạnh pháp lý liên quan tới quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ta thấy bảo lãnh đã được luật hoá trong các văn bản cao nhất của ngành ngân hàng.
2.4. Vai trò của pháp luật bảo lãnh ngân hàng
Trong thời gian qua thông qua việc điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng đã đóng vai trò khá quan trọng, điều này được thể hiện rõ qua một số phương diện sau:
Thứ nhất: là công cụ pháp lý để Nhà nước xây dựng, tổ chức, quản lý và duy trì trật tự cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng trong nền kinh tế .
Thông qua việc xây dựng các quy phạm pháp luật quy định về các vấn đề như : điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động bảo lãnh của tổ chức tín dụng Nhà nước đã sử dụng pháp luật để quản lý, làm cơ sở nền tảng tạo thuận lợi cho việc thực hiện nghiệp vụ này trên thực tiễn. Bên cạnh đó, Nhà nước còn dùng pháp luật làm công cụ đảm bảo an toàn cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng nói riêng và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung. Điều đó thể hiện ở chỗ, ngoài các quy định đảm bảo tính chủ động trong thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, Nhà nước còn ban hành các quy định các quy định mang tính hạn chế và kiểm soát chặt chẽ hoạt động này. Chẳng hạn như trong Điều 7 Quy chế bảo lãnh ngân hàng quy định “Tổng số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Tổng số dư bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài”. Ngoài ra, trong một số trường hợp thông qua việc xây dựng các quy phạm về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể, đã góp phần đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia, ổn định và duy trì trật tự cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Từ đó, sẽ tạo được sự tin tưởng và đưa bảo lãnh ngân hàng trở thành một trong những hoạt động tạo sức hấp dẫn thu hút được sự quan tâm lớn và là lựa chọn của phần đông chủ thể đặc biệt là chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế.
Thứ hai: Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động bảo lãnh ngân hàng, kích thích sự phát triển của cả hệ thống tổ chức tín dụng .
Bằng việc ban hành các văn bản pháp luật tương đối đầy đủ, kịp thời điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong từng giai đoạn, đã tạo ra một hành lang pháp lý góp phần làm cho các giao dịch bảo lãnh ngân hàng diễn ra thuận lợi, dễ dàng và sôi động hơn. Từ đó nó thúc đẩy sự hình thành môi trường cạnh tranh trong cuộc đua giành chiếm thị phần bảo lãnh giữa các tổ chức tín dụng, kích thích các tổ chức này luôn tìm cách tốt nhất có thể để mở rộng phạm vi hoạt động, tăng cường quy mô và xây dựng hệ thống đại lý ngân hàng nhằm làm tăng uy tín và danh tiếng tạo ra lợi thế cạnh tranh và thu hút ngày càng nhiều khách hàng đặc biệt là các khách hàng lớn và truyền thống. Như vậy, sự điều chỉnh của pháp luật đã trở thành một trong những nhân tố đòn bẩy tạo đà cho sự phát triển nhanh chóng hệ thống tổ chức tín dụng trong nền kinh tế.
Chương II
Pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp
1. Thực trạng pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam
Thời gian qua, khung pháp lý trong nghiệp vụ bảo lãnh đã từng bước đổi mới ngày càng trở nên linh hoạt phù hợp với nhu cầu phát triển của hoạt động bảo lãnh. Sau nhiều lần thay đổi và điều chỉnh, quy chế bảo lãnh hiện hành đã đạt được bước tiến mới trong việc tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng chủ động hơn khi thực hiện đồng thời cũng phải tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Bên cạnh những điểm mới và tiến bộ ấy, pháp luật về bảo lãnh ngân hàng vẫn còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế, vướng mắc dẫn tới không ít khó khăn khi định hướng thực hiện trên thực tế. Vì vậy, để làm sáng tỏ vấn đề này ta cần đi vào phân tích những quy định hiện hành từ đó rút ra đánh giá khách quan về mặt tiến bộ, măt hạn chế cúa từng quy định này:
1.1. Quy định về chủ thể tham gia quan hệ bảo lãnh
Như chúng ta đã biết, trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng luôn có sự tham gia ít nhất của ba loại chủ thể phản ánh mối quan hệ ba bên là: bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Vì vậy, để làm rõ vai trò cũng như địa vị pháp lý của các bên ta cần đi vào quy định cụ thể của pháp luật:
1.1.1. Về bên bảo lãnh
Tại điều 3 Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN thì tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh bao gồm:
1. Các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.
2. Các ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cho phép hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện các loại bảo lãnh là các tổ chức và cá nhân nước ngoài.
Qua đây, ta thấy so với các các văn bản trước đây điều chỉnh hoạt động này, quy chế mới đã mở rộng hơn nữa phạm vi chủ thể được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh là các tổ chức tín dụng có đủ điều kiện luật định. Đặc biệt, quy định này cũng khắc phục được hạn chế về mặt kĩ thuật lập pháp theo hướng liệt kê một số ngân hàng được phép thực hiện. Có thể nói đây là một trong những điếm tiến bộ đáng kể và phù hợp với nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của nền ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng Luận văn Kinh tế 1
D Pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
T pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh bình thuận Luận văn Luật 1
D Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thủy lợi tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng Nông Lâm Thủy sản 0
H pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án kinh doanh bất động sản Luận văn Luật 0
D Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở việt nam Y dược 0
D Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế và thực tiễn thực hiện của Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu của hiệp định thương mại tự do EVFTA Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top