vu_quocthanh

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
I. PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG. 1
1. Lý do lựa chọn đề tài. 1
2. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu. 1
3. Mục đích nghiên cứu. 1
4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 1
5. Phương pháp nghiên cứu. 2
6. Giả thuyết nghiên cứu. 2
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài. 2
I. Khái niệm động cơ và các lí thuyết về động cơ. 2
1.1 Khái niệm động cơ. 2
1.2 Các lí thuyết về động cơ 4
III. Vài nét về địa bàn nghiên cứu 15
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16
I. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 16
II. Kết quả nghiên cứu. 17
1.Động cơ thi đại học của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học khoa học xã hội – Nhân văn: 17
2.Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn. 22
1.1. Mục đích học tập của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHKHXH &NV. 22
1.2. Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHKHXH &NV. 24
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập. 27
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33
1. Lý do lựa chọn đề tài.
Trong tâm lí học động cơ là một vấn đề được các nhà khoa học rất
quan tâm. Tất cả những công trình nghiên cứu nhằm mục đích lí giải vì sao
con người hành động thế này hay thế khác về thực chất là những công trình
nghiên cứu về động cơ. Khái niệm động cơ thường được dùng như một khái
niệm trung tâm để lí giải hành vi của con người.
Các nhà tâm lí học nghiên cứu và chỉ ra rằng động cơ có một vai trò
quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Động cơ chính là lực
thúc đẩy con người hành động để đạt được mục đích của mình. Nói khác đi
động cơ chính là yếu tố thôi thúc con người hành động để thoả mãn nhu
cầu. Con người không thể đạt được mục đích của mình nếu thiếu vắng động
cơ. Vậy thì, trong quá trình học tập động cơ có vai trò như thế nào? Về thực
chất động cơ học tập là gì? Động cơ có ảnh hưởng đến kết quả học tập
không ?
Trường ĐHKHXH &NV, Đại học quốc gia Hà nội, là một trường có
bề dày về công tác giảng dạy, được thể hiện rất rõ thông qua kết quả học tập
cũng như những thành tích mà giảng viên và sinh viên nhà trường đạt được.
Vậy thì động cơ gì thúc đẩy sinh viên nhà trường học tập là gì? Động cơ ấy
có ảnh hưởng và đóng vai trò quan trọng như thế nào đến kết quả học tập
của sinh viên? Đặc biệt là với những sinh viên năm thứ nhất thì việc xác
định được động cơ học tập có vai trò như thế nào trong quá trình học tập của
sinh viên ấy? Bởi sinh viên năm thứ nhất đa số là những người mới xa nhà
lần đầu nên còn rất nhiều bỡ ngỡ trong cuuộc sống, không những thế khi
bước vào môi trường đại học phải làm quen với cách học hoàn toàn mới,
chắc hẳn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Với tất cả những lí do trên tui lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học “
Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường đại học khoa học xã
hội và nhân văn”.
2. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng mà người nghiên cứu tiến hành đó là động cơ học tập của
sinh viên năm thứ nhất trường ĐHKHXH & NV.
- Khách thể nghiên cứu.
Khách thể nghiên cứu dự kiến là 150 sinh viên thuộc 4 khoa: Khoa
Tâm lí học, Khoa Đông phương học, Khoa Du lịch học và Bộ môn khoa học
quản lí ( Thuộc khoa triết học).
3.Mục đích nghiên cứu.
Qua việc nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất
trường ĐHKHXH &NV, chúng tui muốn đưa ra một số kết luận để giúp cho
các khoa có những kế hoạch, chương trình giảng dạy cũng như là những
hoạt động ngoại khoá thu hút sinh viên tham gia, để trên cơ sở đó vừa nâng
cao chất lượng đào tạo, lại vừa thúc đẩy sinh viên học tập nhờ xây dựng
được hệ thống động cơ học tập đúng đắn.
Bên cạnh đó qua kết quả nghiên cứu mà đề tài chỉ ra, trường sẽ có
những chương trình cụ thể để giới thiệu về trường cũng như các khoa trong
trường, mục đích đào tạo của từng khoa, công việc mà sinh viên sẽ làm sau
khi tốt nghiệp… nhằm giúp cho các em học sinh phổ thông có những định
hướng đúng đắn ngay từ khi có định hướng thi đại học.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nhiệm vụ nghiên cứu lí luận : Phải chỉ rõ được các khái
niệm có liên quan đến đề tài, các đặc điểm tâm sinh lí của sinh viên cũng
như là nêu được những nét sơ qua về địa bàn nghiên cứu.
- Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn: Tông qua việc sử dụng phiếu hỏi,
kết hợp với tra cứu tài liệu người nghiên cứu cần chỉ rõ những vấn đề sau:
+, Động cơ thi đại học của sinh viên trường ĐHKHXH & NV.
+, Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường
ĐHKHXH & NV.
+, Những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên
năm thứ nhất trường ĐHKHXH & NV.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng chủ yếu những phương pháp nghiên cứu sau:
a. Phương pháp thu thập tài liệu
b. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
c. Phương pháp thống kê toán học
6. Giả thuyết nghiên cứu.
Nếu sinh viên xác định được động cơ học tập rõ ràng thì sinh viên
cố gắng hiọc tập để đạt được kết quả như mong muốn.
Nếu sinh viên năm thứ nhất có nhận thức đúng đắn về khoa trường
đang theo học thì sinh viên xác định được động cơ học tập rõ ràng.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

ducdoanh85

New Member
Re: [Free] Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn

Giúp mình bài này với. Tải 3 lần không được. Thank Llog
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Thiết kế hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo học phần sinh học cơ thể Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương cơ sở của nhiệt động lực học vật lí 10 Luận văn Sư phạm 1
D Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Trung học cơ sở qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Luận văn Sư phạm 0
D Quản lí hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường Trung học cơ sở, Tỉnh Quảng Ninh Luận văn Sư phạm 2
H Xác định các thông số động học sinh học phục vụ xử lý nước thải của cơ sở sản xuất nước tương lam th Kiến trúc, xây dựng 0
D rèn luyện năng lực chủ động sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học ở trường trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
D Chương 1. Động học cơ cấu khuỷu trục thanh truyền Khoa học kỹ thuật 0
R Tổ chức dạy học theo nhóm chương “Dao động cơ” Vật lí 12 Luận văn Sư phạm 0
R Chuyên đề cơ sở của nhiệt động lực học Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top