Download miễn phí Tiểu luận Phân tích quá trình dạy học và vận dụng vào công tác giảng dạy





Cái khác nhau của các quan niệm dạy học nằm ở chỗ đã nhấn mạnh hơn yếu tố nào trong các chức năng của dạy và học. Theo quan niệm truyền thống nhấn mạnh chức năng truyền đạt của việc dạy và chức năng lĩnh hội của việc học mà chưa chú ý thích đáng chức năng điều khiển quá trình nhận thức, quá trình lĩnh hội của người học của việc dạy học và tính tích cực, chủ động tự điều khiển quá trình nhận thức của người học trong quá trình học của mình. Ngược lại theo quan niệm về việc dạy học, người ta rất coi trọng yếu tố điều khiển sư phạm của giáo viên, ở đây vai trò của giáo viên đã có sự thay đổi, người giáo viên phải biết gợi mở, hướng dẫn, dạy cho người học cách tìm kiếm và xử lí thông tin, từ đó vận dụng chúng. Tuy nhiên, muốn được như vậy cần coi trọng môi trường cộng tác giữa việc dạy và việc học và người học phải biết tự điều khiển quá trình nhận thức của mình thông qua việc tích cực, chủ động, tự lực chiếm lĩnh lấy nội dung học với sự hỗ trợ của người dạy.
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

TRƯỜNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ GIÁO DỤC HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
BÀI THU HOẠCH
BỘ MÔN: Lí luận dạy học.
Đề bài: Phân tích quá trình dạy học và vận dụng vào công tác giảng dạy.
Họ và tên: Đào Ngọc Hùng.
Lớp: NVSP/A4.
Hà Nội, tháng 10 – 2010.
BÀI THU HOẠCH MÔN
TÂM LÍ DẠY HỌC
Đề bài: Phân tích quá trình dạy học và vận dụng vào công tác giảng dạy.
Bài làm
I – Phân tích quá trình dạy học.
Quá trình dạy học nói chung, quá trình dạy học hoá học nói riêng đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà giáo dục – lí luận dạy học. Nhưng trước tiên chúng ta hãy cùng nhau xem xét như thế nào là quá trình dạy học?
Như GS.Nguyễn Ngọc Quang đã xác định: Học là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa học dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên, chiếm lĩnh khái niệm khoa học là mục đích của hoạt động học. Học sinh sẽ thu nhân kiến thức từ kho tàng văn hóc xã hội của nhân loại thành nền học vấn riêng cho bản thân, Như vậy quá trình chiếm lĩnh khái niệm thành công sẽ đạt được 3 mục đích dạy học: Trí dục, phát triển tư duy, giáo dục. Vậy quá trình dạy học là quá trình tương tác giữa học sinh và giáo viên nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của dạy học. Trong đó học sinh cần có tính tự giác, tích cực trong học tập, không chờ đợi ở giáo viên mà cần biết tự tổ chức, lên kế hoạch học tập cho mình. Học sinh cần tự điều khiển quá trình nhận thức và giáo viên chỉ là người chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức, điều khiển lớp học, học sinh. Khi có vấn đề gì cần trao đổi, tranh luận thì giáo viên sẽ đóng vai trò là cố vấn, trọng tài.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về dạy và học. Với quan niệm thông thường dạy thế nào thì học thế ấy nên khái niệm dạy sẽ kéo theo khái niệm học. Có quan niệm cho rằng dạy học là một nghề trong xã hội hay dạy học là hoạt động của thày giáo trên lớp. Cũng có quan niệm cho rằng có việc học mới cần đến việc dạy nên nhu cầu và cách học sẽ quyết định quá trình dạy. Các quan niệm này đều nói về vai trò của người giáo viên. Các quan niệm như thế đều không đầy đủ. Khái niệm dạy, học .... được tâm lý học sư phạm, giáo dục học đề cập đến đến như những khái niệm xuất phát của tâm lý học sư phạm và giáo dục của nhà trường. Lịch sử văn hoá phương Đông thường coi Khổng Tử là học giả đầu tiên của giáo dục. Theo Nguyễn Văn Tiến: “Khổng Tử là người đầu tiên đưa ra phương pháp giáo dục khoa học ... Cách dạy của ông là gợi mở để người học suy nghĩ, chứ không phải là giảng giải nhiều lời”.
Có quan niệm cho rằng học là thu nhận kiến thức của nhân loại và mục đích của việc học là để “khai trí tiến đức” như cố nhân đã dạy (Giáo Sư Nguyễn Ngọc Quang- bài Bản chất quá trình dạy học - sách GD học đại học - Hà Nội 2000). Quan niệm học đó sẽ tương ứng với khái niệm “dạy là truyền thụ kiến thức mà nhân loại đã tích luỹ được”. Ngoài ra còn rất nhiều các quan niệm khác về quá trình dạy và học. Cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang đã viết “học là quá trình tự giác, tích cực, tự lực, chiếm lĩnh khái niệm khoa học (nội dung học) dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên. Trong quan niệm này chúng ta thấy rõ học mà chỉ ghi chép những gì giáo viên nói thì không phải là học, học phải tích cực, tự giác, tự lực nếu không thì quá trình học sẽ không có kết quả. Như vậy học là một hoạt động với đối tượng, trong đó học sinh là chủ thể, khái niệm khoa học là đối tượng để chiếm lĩnh. Cũng theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang:“Dạy là sự điều khiển tối ưu hoá quá trình người học chiếm lĩnh nội dung học, trong và bằng cáchđó phát triển và hình thành nhân cách (năng lực, phẩm chất)”. Nhân cách ở đây được hiểu là tri thức, kĩ năng và thái độ.
Từ khái niệm dạy và học sẽ đưa tới khái niệm dạy học. Dạy học là hai mặt của một quá trình luôn luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau, quyết định lẫn nhau thông qua hoạt động cộng tác nhằm tạo cho người học khả năng phát triển trí tuệ, góp phần hoàn thiện nhân cách. Bản chất của quá trình dạy học là một hệ thống toàn vẹn bao gồm ba thành tố cơ bản là khái niệm khoa học (nội dung dạy học), học và dạy.
a) Nội dung dạy học là nội dung của bài học và là đối tượng lĩnh hội của người học; nó là một trong hai yếu tố khách quan, quyết định logic của bản thân quá trình dạy học về mặt khoa học.
b) Hoạt động học là yếu tố khách quan thứ hai quy định logic của quá trình dạy học về mặt lý luận daỵ học; nghĩa là trình độ trí dục và quy luật lĩnh hội người học có ảnh hưởng quyết định đến việc tổ chức quá trình dạy học; nó bao gồm hai chức năng thống nhất với nhau: lĩnh hội và tự điều khiển nhận thức.
c) Hoạt động dạy gồm hai chức năng truyền đạt và điểu khiển, luôn luôn tác động và thống nhất với nhau. Dạy phải xuất phát từ logic khoa học của khái niệm và logic sư phạm của tâm lý học lĩnh hội.
Quá trình dạy học là một hệ toàn vẹn, ở đó các thành tố của nó luôn luôn tương tác với nhau theo những quy luật riêng, thâm nhập vào nhau, quy định lẫn nhau để tạo nên một sự thống nhất biện chứng.
- Giữa dạy với học.
- Giữa truyền đạt với điều khiển trong dạy.
- Giữa lĩnh hội với tự điều khiển trong học.
Nội dung dạy học là điểm xuất phát của dạy và lại là điểm kết thúc của học. Quá trình dạy học là hoạt động cộng đồng hợp tác giữa các chủ thể: thày - cá thể trò, trò - trò trong nhóm, thày - nhóm trò. Sự tương tác theo kiểu cộng đồng hợp tác giữa dạy và học là yếu tố duy trì và phát triển sự thống nhất toàn vẹn của quá trình dạy học, nghĩa là của chất lượng dạy học. Dạy tốt, học tốt chính là bảo đảm được ba phép biện chứng (ba sự thống nhất) nói trên trong hoạt động cộng tác. Đó là sự thống nhất của điều khiển, bị điều khiển và tự điểu khiển, có sự đảm bảo liên hệ nghịch thường xuyên bền vững.
Cái khác nhau của các quan niệm dạy học nằm ở chỗ đã nhấn mạnh hơn yếu tố nào trong các chức năng của dạy và học. Theo quan niệm truyền thống nhấn mạnh chức năng truyền đạt của việc dạy và chức năng lĩnh hội của việc học mà chưa chú ý thích đáng chức năng điều khiển quá trình nhận thức, quá trình lĩnh hội của người học của việc dạy học và tính tích cực, chủ động tự điều khiển quá trình nhận thức của người học trong quá trình học của mình. Ngược lại theo quan niệm về việc dạy học, người ta rất coi trọng yếu tố điều khiển sư phạm của giáo viên, ở đây vai trò của giáo viên đã có sự thay đổi, người giáo viên phải biết gợi mở, hướng dẫn, dạy cho người học cách tìm kiếm và xử lí thông tin, từ đó vận dụng chúng. Tuy nhiên, muốn được như vậy cần coi trọng môi trường cộng tác giữa việc dạy và việc học và người học phải biết tự điều khiển quá trình nhận thức của mình thông qua việc tích cực, chủ động, tự lực chiếm lĩnh lấy nội dung học với sự hỗ trợ của người dạy.
Trong hoạt động học, người ta đã thấy đư
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D phân tích quá trình ra quyết định mua của bệnh viện bạch mai hà nội Marketing 3
D Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể phân tích quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Luận văn Kinh tế 0
S Phân tích nợ xấu và quá trình xử lý nợ xấu trong cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần M Kiến trúc, xây dựng 0
C Phân tích quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam - Trình bày tình hình cổ phần hóa m Công nghệ thông tin 0
M Ứng dụng phương pháp chỉ số vào quá trình phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công nghệ thông tin 2
J Phân tích tác động của quá trènh toàn cầu hoá đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp tư nhân sản x Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích quá trình sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng, thay thế trang thiết bị đối với trang thiết bị làm Công nghệ thông tin 0
D chính sách xã hội phân tích quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện về BHYT ở việt nam Luận văn Kinh tế 0
R Quá trình phân tích phân cấp AHP cho trợ giúp quyết định và ứng dụng Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu trạm bù SVC trên lưới truyền tải 220 KV, phân tích sóng hài trong quá trình điều khiển du Khoa học kỹ thuật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top