the_rain

New Member
Download miễn phí Tiểu luận Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội



A.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nhà trường phổ thông của chúng ta từ nhiều năm nay đã chú ý dạy
cho học sinh cách sử dụng đúng các từ và viết đúng các câu. Việc làm này
đã thu được kết quả nhất định. Học sinh của chúng ta viết được nhiều
câu đúng và không ít câu hay.
Tuy viết được nhiều câu đúng về cấu trúc ngữ pháp và cả những câu
văn hay nhưng học sinh vẫn không viết được những đoạn văn hay hay bài
văn tốt. Thông qua kinh nghiệm giảng dạy hàng năm, tui thấy rằng: Có
nhiều học sinh khi đặt câu theo mô hình ngữ pháp, viết những câu rời, các
em đều đặt được và viết đúng, nhưng chính những em đó khi làm một bài
văn, mặc dù những câu trong bài viết không sai nhưng nhìn chung cả bài
hay từng đoạn văn thiếu sự gắn bó hữu cơ, bài văn chỉ là tập hợp của những
câu đúng.
Tập làm văn là một môn học mang tính chất thực hành tổng hợp giữa
các phân môn tiếng việt với phân môn văn học của chương trình ngữ văn.
Khi làm một bài tập làm văn, học sinh phải huy động tổng hợp kiến
thức tiếng việt để viết đúng chính tả, dùng từ chính xác, đặt câu đúng ngữ
pháp phù hợp với phong cách văn bản và diễn đạt mạch lạc nhằm đạt được
yêu cầu của đề bài. Ngoài những kiến thức và kĩ năng ngữ văn, khi làm bài
tập làm văn, học sinh còn phải huy động năng lực quan sát, trí nhớ, vốn sống
và khả năng tư duy của mình để nội dung bài làm có được những nét tinh tế,
những vẻ sinh động và một phong cách riêng.
Tập làm văn là một phân môn có vị trí rất quan trọng trong việc đánh
giá kết quả học tập môn ngữ văn thông qua hệ thống các bài tập tạo lập văn
bản cũng như thực hành sử dụng tiếng Việt. Chương trình ngữ văn THCS đã

có nhiều đổi mới so với chương trình chỉnh lí 1995. Với quan điểm chú
trọng tới việc rèn luyện, nâng cao kĩ năng thực hành tạo lập văn bản nói và
viết, phân môn tập làm văn đã xây dựng nội dung theo cấu trúc đồng tâm, có
lăp lại (nâng cao) ở các lớp khác nhau. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho
các em trong việc nâng cao khả năng nhận thức và kĩ năng, kĩ xảo thực hành
tạo lập các kiểu văn bản.
Mỗi bài tập làm văn có thể coi là một “tác phẩm nhỏ” của học sinh.
Tác phẩm ấy phản ánh khá rõ ràng nhận thức tình cảm của học sinh đối với
vấn đề văn học và cuộc sống. Nó cũng phản ánh khá rõ năng lực và tư duy,
trình độ ngôn ngữ và một phần cá tính của học sinh.
Là một người quản lý, một giáo viên dạy văn - vừa làm công tác
kiểm tra vừa làm công tác giảng dạy, tui thực sự không yên tâm trước nhiều
cách nghĩ và cách cảm nhận của học sinh qua bài viết của mình. Có những
em bê nguyên si bài văn hay, có những em lắp ghép từ những mảnh vụn mà
các em đã nhặt nhạnh được để tạo một bài văn thiếu logic. Nguyên nhân từ
đâu? Hiện nay có khá nhiều sách tham khảo, những bài văn hay, những bài
văn mẫu tràn ngập trên thị trường. Dường như ở mỗi em học sinh ít nhất
cũng có được vài đầu sách làm “bảo bối” cho riêng mình. Và khi đề tập làm
văn cô giáo ra trùng với những bài văn mẫu, thì các em cũng chẳng ngần
ngại gì mà không chép. Để giáo viên khó phát giác việc sao chép, các em đã
trích góp nhặt từ nhiều bài văn mẫu thế là không khéo lại “lấy râu ông nọ
cắm cằm bà kia”. Xuất phát tư thực tế đó, tui nghĩ việc sao chép của học
sinh một phần do lỗi chúng ta. Mỗi giáo viên chúng ta phải làm gì để khắc
phục tình trạng đó. Các nhà giáo dục học cho rằng : Học trò ngày nay không
còn là chiếc “bình chứa” để thầy “rót” kiến thức vào nữa, mà các em là
“ngọn lửa”. Việc dạy của thầy phải làm sao tiếp cho “ngọn lửa” bùng cháy
lên niềm khát vọng chiếm lĩnh kiến thức, phải kiến tạo cho học trò một “con
đường” để các em tự học. Cần có trách nhiệm rèn cho các em có thói quen
vận động trí óc khi gặp một vấn đề cần tư duy. Cần rèn cho học sinh có được
những kĩ năng kĩ xảo khi làm bài.
Qua nhiều năm thử nghiệm tui nhận thấy rằng: Để làm tốt một bài văn
việc đầu tiên các em cần hiểu rõ đặc trưng của từng cách biểu đạt,
trên cơ sở đó các em phải thiết lập được dàn ý của bài viết. Nếu chúng ta
định hướng cho học sinh làm những yêu cầu trên thì có lẽ các em sẽ tự tin
trong khi viết bài. tui đã thực hiện và thu được một số kết quả đáng kể, sau
đây là một vài kinh nghiệm nhỏ, tui muốn cùng trao đổi với tất cả các anh
chị đồng nghiệp, với những người đã từng trăn trở trước những bài viết của
học sinh. Rất mong sự đồng cảm, sẻ chia và trao đổi .
B. PHẠM VI ĐỀ TÀI
- Trong chương trình ngữ văn THCS các em được làm quen với 6
cách biểu đạt ( Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận
, hành chính – công vụ). Đối với kiểu bài: tự sự, miêu tả, biểu cảm phần nào
các em vẫn thể hiện được cảm xúc của mình qua bài viết, nhưng để đánh
giá, nhận định một vấn đề trong xã hội, trong cuộc sống thì khá nhiều em
còn lúng túng. Bởi nghị luận xã hội là một lĩnh vực rất rộng: Từ bàn bạc
những sự việc, hiện tượng trong đời sống đến luận bàn những vấn đề chính
trị, chính sách, từ những vấn đề đạo đức, lối sống đến những vấn đề có tầm
chiến lược, những vấn đề tư tưởng triết lí…Trong phạm vi tập làm văn ở
nhà trường bậc THCS, học sinh được làm quen kiểu bài văn nghị luận xã hội
ở mức độ thấp:
Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư
tưởng đạo lí.
Trong cấu trúc chương trình sách giáo khoa Ngữ văn có các tiết:
+ Tiết 99: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
+ Tiết 100: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
+ Tiết 108: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
+ Tiết 112: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top