lon_huyen

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Tảo học





Tảo chiếm vịtrí chủchốt, nó nằm ởtrái tim của thếgiới sinh vật. Các nhà
sinh học không bao giờ được quên chúng (Chadefaud et Emberger, 1960).
Nhân loại đến với nhóm thực vật này tương đối muộn so với các nhóm sinh vật
khác, đặc biệt là tảo nước ngọt.
Tảo trởthành đối tượng của các cuộc thí nghiệm khoa học từkhi phát
hiện và sửdụng rộng rãi kính hiển vi phức tạp. Các nhà sinh học đến với Tảo
bằng sựlàm quen hình thái vì chúng có vẻ đẹp đầy quyến rũ, tiếp đến là sựtìm
hiểu cấu trúc, cách sinh sản nghiên cứu khảo cổlàm sáng tỏchủng loại phát sinh
từ đó ngày nay người ta đặc biệt chú ý đến nghiên cứu các đặc điểm sinh lí, sinh
hoá và ứng dụng tảo trong nền kinh tế.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vi tảo (Microalgae) là những thực vật bậc thấp, có khả năng quang tự
dưỡng. Chúng có cấu trúc hết sức đa dạng: đơn bào, đa bào hay tập đoàn sống
chủ yếu ở nước và phân biệt với nhau bởi các chất màu (diệp lục tố, các sắc tố)
và các chất dự trữ. Đó chính là dấu hiệu hoá học để nhận biết trực tiếp bằng mắt
thường hay dưới kính hiển vi quang học.
Trong tự nhiên và đời sống con người, vai trò của vi tảo hết sức quan
trọng vì chúng là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn của các hệ sinh thái
nước. Vi tảo giữ vai trò quan trọng trong việc cải tạo môi trường (đất và nước),
làm sinh vật chỉ thị cho độ ô nhiễm của môi trường nước. Bên cạnh đó, vi tảo
còn là nguyên liệu để tách chiết các hợp chất có giá trị dinh dưỡng và để chữa
bệnh.
Qua chuyên đề Tảo học, khi học xong chắc hẳn trong chúng ta có những
suy nghĩ và tâm đắc nhất đối với môn học. Điều thú vị đối với những người yêu
thích và quan tâm đến đến các lĩnh vực nghiên cứu vi tảo đều không thể không
tìm hiểu và nghiên cứu hình thái cấu trúc vi tảo tuy rằng đây là một hướng
nghiên cứu mang tính kinh điển.
2
NỘI DUNG
Tảo học (Phycology) là khoa học nghiên cứu về tảo. Khi nghiên cứu về
đặc điểm hình thái và hệ thống phân loại vi tảo. Điều đầu tiên nhận thấy rằng
thành tựu của phân loại học luôn gắn bó với mức độ phát triển của khoa học kĩ
thuật, đặc biệt là liên quan đến kính hiển vi, kính hiển vi quét, kính hiển vi điện
tử và kĩ thuật sinh học phân tử. Tuy nhiên trên thế giới, phân loại tảo đi theo
nhiều hệ thống khác nhau, những tri thức về tảo càng ngày càng được phát triển
với các phương tiện nghiên cứu ngày một cao, không dừng ở mức độ nghiên cứu
hình thái, cấu trúc trước kia mà đi sâu vào mức độ vi mô, phân tử.
Để hiểu biết và sử dụng các loài vi tảo, các kiến thức của nhân loại phải
lần lượt trải qua cách nhận diện phân biệt chúng, sắp xếp chúng vào hệ thống
phân loại, các nghiên cứu về mối quan hệ tương hỗ giữa chúng với môi trường,
cũng như các nghiên cứu về sinh học, sinh lí – sinh hoá nhằm điều khiển và sử
dụng chúng.
Người ta thường định nghĩa phân loại học là khoa học về sự đa dạng của
sinh vật. Theo định nghĩa của Simpson (1961) phân loại học là nghiên cứu một
cách khoa học các sinh vật khác nhau, sự đa dạng của chúng cũng như tất cả và
từng mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau.
Không có phân loại học, chúng ta không bao giờ hiểu được sự đa dạng
của sự sống. Phân loại học là một nhánh của sinh học, là một trong các lĩnh vực
cơ sở của khoa học.
Như vậy, việc nghiên cứu hình thái và phân loại vi tảo là một điều đem lại
thú vị cho chúng ta vì sự đa dạng về hình thái. Bên cạnh đó, song song với sự
phát kiến của khoa học, tính hiện đại của kính hiển vi điện tử và các trang thiết
bị công nghệ sinh học đã mở ra trong nghiên cứu về vi tảo hàng loạt sự thay đổi.
Nhưng tiêu chí nghiên cứu dựa trên tiêu chí hình thái được xem là cơ sở cho các
hướng nghiên cứu đến đặc tính sinh thái học, mối quan hệ giữa sự phát triển của
chúng với yếu tố môi trường, nghiên cứu về đặc điểm sinh lí sinh hoá, các ứng
dụng phục vụ đời sống con người.
3
Nếu sự phân loại Tảo ở các thế kỉ trước đây chủ yếu dựa trên hình thái
cấu trúc tế bào, đặc điểm tế bào sinh sản và chu trình sinh sản của chúng thì ở
thế kỉ XX bên cạnh những đặc điểm đó sự phát triển của khoa hoc đã cho phép
đi sâu vào các lĩnh vực hình thái cá thể phát triển (morphogenese), phân loại các
taxon bậc ngành theo các đặc điểm cấu trúc siêu hiển vi của roi (flagellum), của
màng bao thể màu (thylakoid), các sản phẩm dự trữ dưới góc độ bản chất hoá
học, thành phần chất màu (pigments) với các phổ màu khác nhau. Các chỉ tiêu
sinh lí, sinh hoá (độc tố, hoạt chất) trong các hoạt động sống của các chi (genus),
các loài đã trở thành những dấu hiệu và đặc điểm phân loại taxon ở mức độ loài
và dưới loài. Mục đích của phân loại cuối cùng là để phân biệt được sự đa dạng
của sinh giới và các nhà khoa học phải tìm cho mình một cách đi trong hoàn
cảnh của mình. Chính vì vậy sự phân loại Tảo của trường phái Nga dựa trên đặc
điểm hình thái, cấu trúc vỏ, tính chất chất màu (pigments), cấu trúc roi, đặc điểm
tế bào sinh sản - trường phái này vẫn được trong không ít các công trình nghiên
cứu về tảo ở Việt Nam.
Trong những năm cuối của thế kỉ XX, các nhà sinh học đã cố gắng tìm
kiếm các cơ chế đặc thù của các quá trình sinh học cơ bản nhất nhằm chi phối
toàn bộ thế giới sinh vật. Đồng thời phát hiện ra nhóm sinh vật có tốc độ phát
triển nhanh. Tảo – Algae là nhóm thực vật nằm trong sự chú ý đó vì chúng
không chỉ có những cơ chế đặc thù mà còn có tốc độ sinh trưởng và phát triển
cực kì nhanh. Hàng năm có khoảng 200 tỷ tấn chất hữu cơ được tạo thành trên
toàn thế giới trong số đó 170 – 180 tỷ tấn do tảo được tạo thành.
Những điều ngày nay người ta đã biết và sẽ biết về cơ chế và sản phẩm
của quá trình quang hợp là do nghiên cứu sinh lí tảo. nhờ các quá trình nghiên
cứu hình thái và nghiên cứu tảo nuôi trong phòng thí nghiệm mà chúng ta biết
được thành phần, sự hoạt động của nguyên sinh chất, nhu cầu dinh dưỡng của
thực vật, sư lựa chọn các nguyên tố vai trò của Vitamine. Phản ứng với nguyên
tố khí hiếm, sự cố định đạm và nhiều đặc điểm sinh lí khác (Prescott, 1969).
Ngày nay, tảo còn có ý nghĩa kinh tế (là lương thực, sản phẩm thương
nghiệp, xử lí ô nhiễm nước, hình thành các taxon, xử lí nước thải). Trong tương
4
lai sự phát triển của kĩ thuật hiển vi rộng rãi và kính hiển vi điện tử, các nhà Tảo
học và Tế bào học sẽ sử dụng tảo nhiều hơn bao hết dùng làm đối tượng nghiên
cứu tìm những thông tin sinh học cơ bản (Prescott, 1969). Trong một lĩnh vực
khác mà ở đó sự hiểu biết về Tảo đóng vai trò hết sức quan trọng là Đầm hồ học
và Đại dương học với những nghiên cứu hình thái và tác động của Tảo lên thành
phần hoá học của nước và ngược lại. Sự hình thành các chất hữu cơ, thức ăn của
cá tôm, những kí sinh làm chết cá tôm trực tiếp hay gián tiếp. Tảo là thức ăn
được dùng trực tiếp cho con người, ở phương Tây được dùng trong các trang trại
chăn nuôi. Cuối cùng Tảo còn có hại làm chết các gia cầm, gia súc, cá, thuỷ hải
sản… bằng các chất độc hại tiết ra từ cơ thể chúng (Prescott, 1969).
Trong tương lai y dược cũng như sự tìm kiếm trong y dược bao gồm cả
việc nghiên cứu và thí nghiệm các tảo có thể xảy ra như việc tìm kiếm thuốc
chữa bệnh ung thư, dị ứng, tảo chiết chất kháng sinh có thể thay thế Peniciline
(Prescott, 1969). Trong tương lai sẽ có môn chữa bệnh dùng tảo (Algotherapia
hay Phycotherapia) (Gorunov và cộng sự 1969).
Không có tảo thì không có chu trình vật chất trong các thuỷ vực, không có
nghề nuôi thuỷ sản, tảo không chỉ có tác dụng khép kín chu trình vật chất trong
tự nhiên mà còn c
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top