ngocban60

New Member

Download miễn phí Đề tài Biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn Huyện Krông Buk





Mục lục
Mục Nội dung Trang
Phần I PHẦN MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài 2
II Mục đích nghiên cứu 3
III Đối tượng nghiên cứu 3
IV Nhiệm vụ của đề tài 3
V Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 4
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiển 4
3. Các phương pháp 4
VI Phạm vi đề tài 4
Phần II NỘI DUNG
C.I Cơ sở lý luận và pháp lý của công tác XHHGD
1. Bản chất của mối quan hệ giữa giáo dục với cộng đồng xã hội 5
1.2 Với gốc độ lịch sử của vấn đề XHH giáo dục ở nước ta 5
1.3 Xã hội hóa giáo dục đã được Đảng và nhà nước ta khẳng định 6
1.4 Huy động cộng đồng tham gia vào công tác giáo dục là một kinh nghiệm mang tính chất phổ biến 8
1.5 Khái niệm về xã hội hóa giáo dục 9
1.6 Huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển giáo dục 10
1.7 Những biện pháp thực hiện xã hội hóa giáo dục 11
1.7.1 Những lý luận rút ra từ nghiên cứu lý luận 11
1.7.2 Những biện pháp được rút ra từ thực tiễn XHHGD ở địa phương 11
C.II Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục của Huyện Krông BuK Tỉnh Đăk Lăk
2.1 Vài nét về tình hình kinh tế -xã hội của Huyện Krông Buk 12
2.2 Tình hình giáo dục trên địa bàn Huyện Krông Buk 13
2.3 Xã hội hóa giáo dục trong những năm qua và kết quả đạt được 14
2.4 Những thành tựu đã đạt được về XHHGD 17
2.5 Những tồn tại và hạn chế 18
C.III Một số biện pháp chỉ đạo nhằm đẩy mạnh công tác XHH sự nghiệp giáo dục ở huyện Krông Buk 20
Phần III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 26
1 Kết luận 26
2 Kiến nghị 27
Tài liệu tham khảo 28
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

lĩnh vực này, năm 1997 Chính phủ đã ra Nghị định 90/CP về phương hướng và chủ trương xã hội hóa của giáo dục, y tế, văn hóa. Năm 2005 Chính phủ có Nghị quyết 05 về “ Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục….” với sự tăng cường của quản lý nhà nước, sức khuyến khích huy động và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.
Như vậy Luật giáo dục năm 2005 đã xác định nội hàm khái niệm hóa giáo dục và vai trò chủ đạo của nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục.
Nghị quyết 04/NQ-HNTW ngày 14/01/1993 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, bản chất của xã hội hóa giáo dục được xác định rõ: “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước”.
Theo Nghị định của Chính phủ số 90/CP ngày 31/8/1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa: “ Xã hội hóa là mở rộng nguồn đầu tư, khai thác mọi tiềm năng về nhân lực, trí lực trong xã hội. Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa phát triến nhanh, có chất lượng hơn, cao hơn.Là chính sách lâu dài, là phương châm thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước”. Từ đó chúng ta có thể hiểu xã hội hóa sự nghiệp giáo dục là:
Vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh.
Đa dạng hóa các loại hình hoạt động giáo dục và đào tạo, mở rộng cơ hội cho các tầng lớp nhân dân tham gia chủ động và bình đẳng cho các hoạt động đó.
Mở rộng các nguồn đầu tư khai thác tiềm năng và nguồn nhân lực, vật lực, tài lực trong xã hội. Phát huy có hiệu quả các nguồn lực, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục và đào tạo phát triển nhanh, có chất lượng cao hơn.
Từ những vấn đề cơ bản nêu trên, có thể hiểu một cách đơn giản đó là quá trình tạo ra một xã hội học tập và khi mọi người được hưởng thụ giáo dục thì mọi người, mọi gia đình, toàn xã hội phải có trách nhiệm về tinh thần và vật chất đối với giáo dục.
* Các nội dung chủ yếu của xã hội hóa giáo dục:
Xây dựng phong trào học tập trong toàn xã hội làm cho nền giáo dục của chúng ta thành một mặt của quần chúng được phát huy và đang tạo ra điển hình mới, những nhân tố mới trong giáo dục.
Bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ: “Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, phát triển đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đẩy mạnh việc xây dựng các quỹ khuyến khích tài năng, các tổ chức khuyến học, bảo trợ giáo dục”. (Văn kiện Đại hội IX).
Những quan điểm trên là cơ sở tiền đề cho xã hội hóa giáo dục và đây cũng là giải pháp tốt nhất cho giáo dục và đào tạo của đất nước phát triển trong thời kì công nghiệp hóa- Xã hội hóa đất nước, xã hội hóa giáo dục không chỉ xuất phát từ điều kiện kinh tế-xã hội mà cũng xuất phát từ đặc thù của Giáo dục và Đào tạo.
1.4. Huy động cộng đồng tham gia vào công tác giáo dục là một kinh nghiệm mang tính chất phổ biến của thế giới và khu vực:
Ngày nay giáo dục có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của tất cả các nước trên thế giới, các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển.
Vấn đề huy động nguồn lực con người làm phong phú tài nguyên trí tuệ vì những mục tiêu kinh tế, xử lý sự mất cân bằng giữa sự phát triển kinh tế và xã hội của tất cả các nước trên thế giới, các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển.
Vấn đề huy động nguồn lực con người làm phong phú tài nguyên trí tuệ vì những mục tiêu kinh tế, xử lý sự mất cân bằng giữa sự phát triển kinh tế và xã hội… Tất cả phải làm tốt mục tiêu giáo dục, nhất là đối với các nước muốn “Đi tắt, đón đầu” trong quá trình công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Chính vì thế các nước đều tập trung cho giáo dục bằng mọi nguồn lực.
Mặt khác, muốn giải quyết những vấn đề vĩ mô và trực tiếp của giáo dục phải đồng thời xử lý những vấn đề vĩ mô của giáo dục, trong đó có tăng cường các nguồn lực để vượt qua mâu thuẫn giữa yêu cầu và khả năng của giáo dục đã tồn tại thường xuyên một nhân tố mang tính giải pháp, cách là lôi cuốn toàn xã hội vào công việc giáo dục.
1.5. Khái niệm về xã hội hóa giáo dục
Điều 1 – Luật giáo dục có ghi:
Mọi tổ chức, mọi gia đình và công dân đều có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường học tập, giáo dục lành mạnh, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục .
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển giáo dục, thực hiện đa dạng hóa các loại hình nhà trường và các hình thức giáo dục: nền giáo dục dành cho mọi người, tạo cơ hội để cho mọi người ở mọi lứa tuổi đều có điều kiện tham gia học tập thường xuyên, học suốt đời.
Xây dựng môi trường học tập lành mạnh, vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, phối hợp chặt chẽ giáo dục trong nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục ngoài xã hội, tăng cường trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, tổ chức đoàn thể, tổ chức kinh tế xã hội, của gia đình, của từng người dân đối với sụ nghiệp giáo dục.
Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, các hình thức học tập trên cơ sở củng cố các loại hình công lập, lấy đó làm hệ thống nòng cốt của hệ thống giáo dục quốc dân, tích cực phát triển các loại hình ngoài công lập để tạo thêm cơ hội học tập, nâng cao trình độ cho mọi người, trước hết cho thế hệ trẻ.
Tăng cường nguồn đầu tư ngân sách nhà nước và mở rộng nguồn đầu tư khác. Khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong xã hội dể phát triển giáo dục.
Tiếp tục cụ thể hóa, thể chế chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và xã hội hóa giáo dục.
1.6. Huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển giáo dục:
Huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển giáo dục là: quá trình vận động (Động viên, khuyến khích, lôi kéo) và tổ chức tham gia của mọi thành viên trong cộng đồng vào việc xây dựng và phát triển giáo dục từ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, chăm lo đời sống giáo viên để tạo ra mối liên hệ giữa Nhà trường – Gia đình – Xã hội, kể cả việc tham gia quản lý giáo dục, quản lý nhà trường.
Việc xây dựng cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển giáo dục có liên quan đến nhận thức của xã hội về giáo dục, lợi ích và trách nhiệm của nhà trường và cộng đồng gắn kiền với đầu tư của Nhà nước, Trung ương và địa phương đối với giáo dục, với chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước thông qua các văn bản pháp quy đã nêu trên, nó đã làm các ngành thể chế bằng cuộc vận động xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước thông qua các văn...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
T Một số biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm chè của công ty cổ phần chè Quân Chu Luận văn Kinh tế 0
N Tiêu thụ sản phẩm và các biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty Nhật Quang – Siêu thị Luận văn Kinh tế 0
H Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy vật liệu chịu lửa - Công Luận văn Kinh tế 0
L Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Châu Âu của các doanh nghiệp c Luận văn Kinh tế 0
N Một số biện pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Công ty XNK Cường Thịnh Luận văn Kinh tế 0
M Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty gạch ngói Hải Ninh Luận văn Kinh tế 0
L Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và xây dựng một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Luận văn Kinh tế 2
T Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản phẩm ở công ty thực phẩm miền Bắc Luận văn Kinh tế 0
K Phân tích tình hình tiêu thụ và một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở công ty dệt may H Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top