money_kiss2808

New Member

Download miễn phí Quá trình nhiệt ẩm qui mô lớn thời kỳ bùng nổ gió mùa mùa hè trên khu vực Nam Bộ năm 2004





Hoàn lưu năm 2004 mang đặc trưng của năm El Niño, sự bùng nổ gió mùa mùa hè chậm
hơn các năm khác đồng thời độ lớn gió bề mặt cũng nhỏ hơn. Áp cao cận nhiệt tăng cường và
lấn sâu xuống phía nam khiến dải áp thấp xích đạo di chuyển khá yếu lên phía bắc. Sau đây là
những kết quả phân tích cho sự bùng nổ gió mùa mùa hè khu vực Nam Bộ tháng Năm năm
2004 trường hợp có địa hình



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

c Nam Bộ gắn liền với sự đảo ngược của gradient kinh hướng của nhiệt độ
tại các mực trên cao. Áp cao cận nhiệt Tây Bắc Thái Bình Dương thay đổi cấu trúc với sự gián
đoạn của đường sống cao áp tại bán đảo Đông Dương, đồng thời xoáy thuận tại Sri Lanka xuất
hiện làm tăng cường gió tây nam nhiệt đới phía nam vịnh Bengal. Những hình thế này tạo điều
kiện thuận lợi cho sự bùng phát đối lưu trên khu vực rộng lớn. Trong trường hợp không có địa
hình thì ngược lại, không xuất hiện sự đảo ngược gradient nhiệt độ mực trên cao, gió tây nhiệt đới
không phát triển tới bán đảo Đông Dương. Mưa khu vực Nam Bộ có xuất hiện nhưng nguyên nhân
là sự di chuyển lên phía bắc của dải mưa xích đạo. Những phân tích này cho thấy vai trò của lục
địa-địa hình trong sự hình thành và phát triển của gió mùa.
Từ khóa: Bùng nổ gió mùa, hoàn lưu khí quyển qui mô lớn, gradient kinh hướng của nhiệt độ.
1. Mở đầu
Bùng nổ gió mùa liên quan chặt chẽ đến sự
thay thế đột ngột mùa khô bởi mùa mưa trong
chu kì hàng năm và sự biến đổi của nó là
nguyên nhân chính dẫn đến những thảm họa
thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán trên một phạm
vi rộng lớn. Do đó, dự báo chính xác thời điểm
bùng nổ và chu kì hoạt động của gió mùa có vai
trò cực kì quan trọng đối với các hoạt động kinh
tế, xã hội đặc biệt với một quốc gia nông
nghiệp như Việt Nam.
_______

Tác giả liên hệ. ĐT: 0912075253
E-mail: [email protected]
Trong khi gió mùa mùa hè Ấn Độ và gió
mùa mùa hè Đông Á là những gió mùa điển
hình, đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới [1],
Việt Nam (bán đảo Đông Dương) là khu vực
chuyển tiếp, giao tranh của các đới gió mùa lại
chưa được nghiên cứu nhiều. Cũng vì là khu
vực chuyển tiếp nên thời tiết nơi đây diễn biến
phức tạp khiến cho Việt Nam thường xuyên
phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề về nông
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cháy rừng, xâm
nhập mặn … Do đó, nghiên cứu gió mùa ở Việt
Nam đang đặt ra là một nhu cầu thực tiễn cấp
thiết, có vai trò quan trọng nhiều mặt.
N.M. Trường và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 254-265
255
Gió mùa mùa hè Nam Bộ nằm trong hệ
thống gió mùa mùa hè châu Á - hệ thống gió
mùa lớn nhất, đặc trưng nhất trong hệ thống khí
hậu toàn cầu, có tính chất đa quy mô và cấu trúc
phức tạp theo cả không gian và thời gian [1].
Nguyên nhân chính dẫn đến sự phức tạp của hệ
thống này nằm trong sự tương phản nhiệt lực và
bất đồng nhất bề mặt rất lớn giữa lục địa lớn
nhất Á-Âu và đại dương rộng nhất Thái Bình
Dương [2]. Sự hiện diện của cao nguyên Tibet,
cũng là cao nguyên cao nhất, được ví như một
bức tường lớn chặn các dòng gió vĩ hướng, tập
trung lại thành dòng xiết mực thấp và gây mưa
do địa hình [3]. Bên cạnh đó là tác động của
dao động nam (ENSO), dao động Madden
Julian (MJO) và các nhiễu động quy mô
synốp… cũng đóng vai trò quan trọng dẫn đến
sự biến đổi phức tạp, khó dự báo của gió mùa
châu Á.
Theo trung bình khí hậu, bùng nổ gió mùa
khu vực Việt Nam thường xảy ra vào cuối
tháng Tư đầu tháng Năm, được đánh dấu bởi sự
bùng phát mạnh mẽ của đối lưu trên phạm vi
rộng lớn và sự phát triển lên phía bắc của gió
tây nam nhiệt đới. Có nhiều ý kiến cho rằng
bùng nổ gió mùa khu vực Việt Nam xảy ra
đồng thời với sự bùng nổ gió mùa khu vực
Bengal và Biển Đông, và là khu vực bùng nổ gió
mùa sớm nhất của gió mùa mùa hè châu Á [4].
Bùng nổ gió mùa mùa hè Ấn Độ diễn ra muộn
hơn sau đó khoảng hai tuần. Tuy nhiên, thời
điểm bùng nổ gió mùa mùa hè khu vực Nam Bộ
và Biển Đông có sự dao động lớn giữa các năm
và có thể được xác định không chính xác do tác
động của các yếu tố như: gió đông nam hoạt
động mạnh kết hợp với nhiệt độ bề mặt cao gây
mưa trái mùa đầu tháng Tư hình thành sự bùng
nổ giả, hoạt động của các dao động trong mùa,
sự xâm nhập của không khí lạnh xuống phía
nam (đối với bắc Biển Đông) [5]... Do đó, có
nhiều chỉ số được đưa ra nhằm loại đi những tác
động gây nhiễu để xác định đúng thời điểm
bùng nổ cũng như làm thước đo cho độ mạnh
hay yếu của gió mùa. Những chỉ số được đưa ra
bao gồm: sự xuất hiện của gió tây nhiệt đới
mực 850 hPa, đảo ngược gradient nhiệt độ các
mực trên cao, độ đứt gió giữa hai mực 200 và
500 hPa, sự thay đổi cấu trúc sống áp cao cận
nhiệt Tây Bắc Thái Bình Dương hay sự xuất
hiện của xoáy kép Sri Lanka...[6, 7]. Các chỉ số
khác nhau đưa ra những thời điểm bùng nổ
khác nhau. Câu hỏi đặt ra là có thể xây dựng
một (một số) chỉ số thích hợp bao quát các cơ
chế vật lí dẫn đến bùng nổ gió mùa? Vai trò
thực sự của địa hình trong sự bùng nổ gió mùa
là gì?
Để trả lời những câu hỏi đó, nghiên cứu này
tập trung phân tích sự phát triển của hoàn lưu
quy mô lớn và sự thay đổi của trường nhiệt độ
khí quyển thời kì bùng nổ gió mùa, được đặt
trong sự so sánh với trường hợp địa hình bị loại
bỏ. Mục 2 tiếp theo sẽ mô tả số liệu sử dụng và
cấu hình thực nghiệm. Các kết quả phân tích
bùng nổ gió mùa mùa hè năm 2004 sử dụng mô
hình RAMS được đưa ra trong Mục 3. Cuối
cùng là phần kết luận.
2. Số liệu và cấu hình thực nghiệm
Trong nghiên cứu này, mô hình RAMS
được sử dụng để mô phỏng hoàn lưu khí quyển
thời kì bùng nổ gió mùa năm 2004 từ ngày 1
đến ngày 15 tháng Năm. Tâm miền tính đặt tại
35°N-108°E, sử dụng phép chiếu cực. Cấu hình
miền tính bao gồm 207 x 161 điểm lưới theo
phương vĩ tuyến và kinh tuyến với 30 mực theo
phương thẳng đứng. Khoảng cách giữa các
điểm lưới phương ngang là 45 km. Lớp dưới
cùng dày 100 m, độ dày các lớp tiếp theo bằng
độ dày lớp ngay sát bên dưới nhân với 1,15.
Khi độ dày lớp đạt 1200 m thì các lớp tiếp theo
đó sẽ được gán bằng 1200 m. Bước thời gian
tích phân là 30 s, các sơ đồ tham số hóa đối lưu
và sơ đồ bức xạ được kích hoạt 5 phút một lần.
Mô hình được ban đầu hóa sử dụng số liệu
tái phân tích NCEP-NCAR. Bộ số liệu này bao
N.M. Trường và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 254-265
256
gồm nhiệt độ, độ ẩm tương đối, độ cao địa thế
vị, gió kinh hướng và vĩ hướng. Các trường này
được cho trên 17 mặt đẳng áp với độ phân giải
ngang 2,5° x 2,5°. Các điều kiện biên trong quá
trình tích phân được cập nhật 6 h một lần cũng
sử dụng các trường tái phân tích này. Nhiệt độ
mặt nước biển sử dụng cho ban đầu hóa mô
hình là nhiệt độ mặt biển trung bình tuần với độ
phân giải 1° x 1°.
3. Kết quả và thảo luận
Hoàn lưu năm 2004 mang đặc trưng của
năm El Niño, sự bùng nổ gió mùa mùa hè chậm
hơn các năm khác đồng thời độ lớn gió bề mặt
cũng nhỏ hơn. Áp cao cận nhiệt tăng cường và
lấn sâu xuống phía nam khiến dải áp thấp xích
đạo di chuyển khá yếu lên phía bắc. Sau đây là
những kết quả phân tích cho sự bùng nổ gió
...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu xác định chế độ xử lý nhiệt, GA3 kết hợp phủ màng đến biến đổi chất lượng quả chanh trong quá trình bảo quản Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu quá trình nhiệt phân biomass sản xuất nhiên liệu sinh học Khoa học Tự nhiên 0
S Ảnh hưởng của quá trình xử lý nhiệt đến sự thay đổi cấu trúc của Khóm Khoa học Tự nhiên 0
A Ảnh hưởng của loại Enzyme, nồng độ Enzyme, nhiệt độ, pH đến quá trình thủy phân nếp than ứng dụng cho quá trình lên men Khoa học Tự nhiên 2
D TIỂU LUẬN QUÁ TRÌNH CRACKING NHIỆT Khoa học kỹ thuật 0
D Báo cáo thực hành các quá trình và thiết bị truyền nhiệt Khoa học kỹ thuật 0
T Nghiên cứu hệ Enzyme thủy phân tinh bột ở nhiệt độ thấp ứng dụng trong quá trình sản xuất cồn từ ngu Khoa học Tự nhiên 2
H Sử dụng mô hình Mike 21 đánh giá quá trình lan truyền nhiệt vùng cửa sông Trà Lý dưới ảnh hưởng của Môn đại cương 2
D Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến quá trình ổn định hóa rắn bùn đỏ sản xuất vật liệu xây dự Môn đại cương 0
T Thiết kế mô hình điều khiển quá trình gia nhiệt tại dây chuyền sản xuất nước dứa cô đặc Khoa học kỹ thuật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top