sok_angle

New Member

Download miễn phí Đánh giá quy luật biến động dài hạn và xu thế biến đổi số lượng bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực Tây Thái Bình Dương, Biển Đông và ven biển Việt Nam





Nguồn sốliệu vềbão chủyếu dựa trên cơ sởdữliệu bão của Trung tâm hỗn hợp cảnh báo
bão (JTWC) của hải quân Hoa Kỳ[7] có tham khảo các nguồn sốliệu của Trung tâm khí
tượng chuyên vùng (RSMC) của Nhật Bản và của Đài quan trắc Hồng Kông (HKO). Các
nguồn sốliệu và tài liệu vềbiến đổi khí hậu, các đặc trưng khí tượng, khí hậu khu vực được
thu thập từcác nguồn khác nhau trong khuôn khổcủa Đềtài nghiên cứu khoa học cấp nhà
nước KC09.23/06-10



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ  25, Số 3S (2009) 542‐550
542
_______
Đánh giá quy luật biến động dài hạn và xu thế biến đổi
số lượng bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực
Tây Thái Bình Dương, Biển Đông và ven biển Việt Nam
Đinh Văn Ưu*
Trung tâm Động lực và Môi trường biển, Đại học Quốc gia Hà Nội, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 25 tháng 11 năm 2009
Tóm tắt. Bão nhiệt đới hoạt động trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương (TBTBD) và Biển
Đông (BĐ) có sự biến động mạnh về số lượng cũng như cường độ dẫn đến những hệ quả khó dự
báo trước đối với các hoạt động kinh tế và dân sinh trên biển cũng như dải ven bờ, nguyên nhân
của sự biến động này vẫn chưa được xác định. Kết quả phân tích thống kê số liệu bão tổng hợp từ
nhiều nguồn khác nhau đến năm 2008 cho thấy số lượng trung bình năm bão và siêu bão (SB) hoạt
động ở TBTBD, BĐ cũng như đổ bộ vào dải ven biển Việt Nam dao động theo các chu kỳ dài từ 2
năm đến nhiều chục năm. Chưa thấy xu thế gia tăng số lượng bão và SB ở những khu vực nêu
trên, thậm chí số lượng SB còn có xu thế giảm. Trong 5 thập niên gần đây, số lượng bão gây ảnh
hưởng trực tiếp đến ven bờ vịnh Bắc Bộ giảm, trong khi ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ lại gia tăng.
Những dao động này cho thấy có khả năng sự hoạt động của bão trên khu vực chịu tác động của
các dao động quy mô lớn như tựa 2 năm (QBO), El Nino và nhiều chục năm Thái Bình Dương
(IPO).
1. Đặt vấn đề
Trong thời gian gần đây, nhiều nhà khoa
học trên thế giới và khu vực đã đưa ra nhiều
nhận định khác nhau về xu thế biến đổi số
lượng và cường độ của bão và áp thấp nhiệt đới
trên các đại dương và vùng biển khác nhau,
trong đó có Biển Đông [1-6]. Có rất nhiều nhận
định trái ngược nhau liên quan đến hệ quả của
biến đổi khí hậu và quá trình ấm lên toàn cầu và
hiện tượng thời tiết nguy hiểm này. Để làm
sáng tỏ xu thế biến đổi và bước đầu đưa ra các
giả thiết về nguyên nhân biến động của bão và
áp thấp nhiệt đới, trước hết đối với khu vực
Biển Đông và kề cận, chúng tui tiến hành xử lý
và phân tích các số liệu cập nhật về bão cũng
như các số liệu thời tiết, khí hậu toàn cầu và
Biển Đông đến hết năm 2008.
 ĐT: 84-4-38584945
E-mail: [email protected]
Trong khuôn khổ công trình này, chúng tui
chỉ sử dụng các công cụ phân tích thống kê
thông dụng nhất. Những kết quả nghiên cứu
ban đầu sẽ là cơ sở cho những hướng nghiên
cứu cơ bản và ứng dụng ở mức độ cao hơn
trong tương lai.
Đ.V. Ưu / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 542‐550 543
2. Cơ sở dữ liệu và phương pháp phân tích
Nguồn số liệu về bão chủ yếu dựa trên cơ
sở dữ liệu bão của Trung tâm hỗn hợp thông báo
bão (JTWC) của hải quân Hoa Kỳ [7] có tham
khảo các nguồn số liệu của Trung tâm khí
tượng chuyên vùng (RSMC) của Nhật Bản và
của Đài quan trắc Hồng Kông (HKO). Các
nguồn số liệu và tài liệu về biến đổi khí hậu,
các đặc trưng khí tượng, khí hậu khu vực được
thu thập từ các nguồn khác nhau trong khuôn
khổ của Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà
nước KC09.23/06-10.
Phương pháp phân tích được xây dựng trên
cơ sở phân loại thống kê, xác định các đặc
trưng thống kê thông dụng đối với từng loại bão
và từng khu vực biển cụ thể.
Theo bảng cấp bão hiện hành khu vực Tây
Bắc Thái Bình Dương, chúng tui chia bão và áp
thấp nhiệt đới thành 3 loại:
-Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) được lấy theo
loại TD (tropical depsion) của JTWC khi vận
tốc gió cực đại nhỏ hơn 17m/s tương đương 33
hải lý/giờ hay gió cấp 7 theo Beaufort.
- Bão (nhiệt đới) được lấy theo các loại
TC(tropical cyclone) và TS (tropical storm) của
JTWC khi vận tốc gió nằm trong khoảng từ 17
đến 33m/s tương đương từ 34 đến 63 hải lý/giờ
hay từ cấp 8 đến cấp 11.
- Siêu bão (SB) được lấy theo các loại TY
(typhoon) và ST (supper storm) của JTWC khi
vận tốc gió từ 33m/s hay từ cấp gió 12 trở lên.
Về khu vực nghiên cứu, bên cạnh vùng Tây
Bắc Thái Bình Dương, chúng tui xem xét vùng
Biển Đông được giới hạn bởi kinh tuyến 120ºE
về phía đông và vĩ tuyến 25ºN về phía bắc.
Ngoài ra, dọc bờ biển Việt Nam được chia
thành 3 đoạn lớn: Vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ và
Nam Bộ được ngăn cách bởi các vĩ tuyến 16ºN
và 11ºN và các đường kinh tuyến tương ứng
109ºE, 112ºE và 109ºE . Bên cạnh đó khu vực
Vịnh Bắc Bộ được chia thành hai phần nam và
bắc bởi vĩ tuyến 19ºN, khu vực Trung Bộ cũng
được chia thành hai phần theo đường vĩ tuyến
13ºN.
Những cơn bão hoạt động ở các khu vực
trên được xem là có ảnh hưởng trực tiếp hay đổ
bộ lên vùng bờ biển tương ứng.
Tuy cơ sở dữ liệu đều có thông tin từ các
năm 1950, nhưng do các thông tin chi tiết
không bao quát hết các cấp bão và áp thấp
nhiệt đới, nên chúng tui tập trung phân tích các
số liệu từ năm 1959 khi các báo cáo hàng năm
về bão của JTWC được công bố một cách liên
tục với các thông tin và phân tích đầy đủ nhất
[8].
3. Một số kết quả nghiên cứu
So sánh số bão và áp thấp nhiệt đới hoạt
động trên khu vực tây TBTBD và BD (hình 1)
giai đoạn 1959-2008, có thể nhận thấy có sự
biến động khá lớn giữa các năm của số lượng
bão so với các giá trị trung bình: 30,82 cơn/năm
đối với TBTBD và 11,9cơn/năm đối với BĐ.
Đ.V. Ưu / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 542‐550 544
Hình 1. Biến động tổng lượng bão và ATNĐ trên khu vực TBTBD và BĐ (1959-2008).
Dễ dàng nhận thấy trong khoảng thời gian
này tổng số lượng bão và áp thấp nhiệt đới trên
cả hai khu vực có xu thế giảm nhẹ. Tuy nhiên
trong 50 năm qua có hai giai đoạn có cực đại số
lượng bão và áp thấp nhiệt đới đó là những thập
niên 1960 và 1990 và thời kỳ có số lượng ít
nhất và ít biến đổi vào thập niên 1980 (bảng 1).
Có thể giả thiết về sự tồn tại dao động dài
khoảng trên 30 năm tương tự chu kỳ biến động
nhiệt độ trung bình bán cầu được giải thích bởi
dao động chu kỳ khoảng 36 năm của hoạt động
Mặt Trời [2].
Bảng 1. Các giá trị trung bình số lượng bão và ATNĐ theo từng thập niên trên khu vực TBTBD và BĐ
Thời gian
Vùng biển
1959-1968 1969-1978 1979-1988 1989-1998 1999-2008 Trung bình
TBTBD 35,1 28,0 27,3 34,2 29,5 30,8
BĐ 12,4 11,6 10,6 13,5 11,4 11,9
Bên cạnh số lượng chung của bão và áp thấp nhiệt đới, số lượng siêu bão cũng có xu thế biến đổi
tương tự đối với cả hai khu vực (hình 2 và bảng 2).
Đ.V. Ưu / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 542‐550 545
Hình 2. Số lượng siêu bão trên các khu vực TBTBD (SB TBD) và BĐ ( SB BD) trong giai đoạn 1959-2008.
Bên cạnh các dao động dài trên 30 năm nêu
trên dễ dạng nhận thấy các dao động có chu kỳ
ngắn hơn trong đó đáng chú ý dao động tựa 2
năm và ENSO. Đáng chú ý những năm có cực
đại số lượng bão thường trùng với các năm
trước El Nino mạnh như 1964, 1971-1972,
...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá tiềm năng từ mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm ủ biogas quy mô hộ gia đình ở tỉnh An Giang Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá tác động của chính sách thời giờ làm việc – thời gian nghỉ ngơi theo quy định Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hải hậu Nông Lâm Thủy sản 0
D Chứng minh đánh giá chính sách là cần thiết trong quy trình chính sách? Môn đại cương 0
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán Luận văn Kinh tế 0
D Quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 2
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top