cr4zy_nh0x

New Member
Download miễn phí Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật

CHƯƠNG MỞ ĐẦU.1
I.VỊTRÍ và VAI TRÒCỦA MÔN HỌC.1
1.Dịch hại và mức độtáchại.1
2. Các biện pháp bảo vệthực vật.1
3. Ưu điểm, nhược điểm vàvịtrí của ngành Hóa BVTV hiện nay.2
II.Lịch sửpháp triển ngành Hóa BVTV.3
III.Cơsởmục đích và đối tượngmôn học.4
Câuhỏi ôn tập.4
CHƯƠNG 1: ĐỘC CHẤT HỌCNÔNG NGHIỆP.5
1.1CÁC KHÁINIỆM VỀCHẤT ĐỘC vàSỰNHIỄM ĐỘC.5
1.1.1 Các khái niệm cơbản.5
1.1.2 Những yêu cầu đối với một hóa chất dùngtrongbảo vệthực vật.6
1.1.3 Phân loại thuốc trừdịch hại.7
1.2 SỰXÂM NHẬP CỦA CHẤT ĐỘCVÀO CƠTHỂSINH VẬT.9
1.2.1 Sựxâmnhập của chất độcvào tếbào.10
1.2.2 Sựxâmnhập của chất độcvào cơthểcôn trùng.10
1.2.3 Sựxâmnhập của chất độc vàcơthểloàigặm nhấm.11
1.3.2 Sựbiến đổi của chất độc trongtếbào sinh vật.12
1.3.3 Các hình thức tác độngcủa chất độc.13
1.3.4 Tác độngcủa chất độc đến dịch hại.14
1.4 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH ĐỘC CỦA CHẤT ĐỘC.15
1.4.1 Sựliên quan giữa tính chất của chất độcvàtính độc của chất độc.15
1.4.2 Sựliên quan giữa đặc điểm của sinh vật với tính độc của chất độc.16
1.4.3 Ảnh hưởngcủa một sốngoại cảnh đến tính độc của chất độc.19
1.5 THUỐC BẢO VỆTHỰC VẬT VÀ SỰBIẾN ĐỔI CẤU TRÚCQUẦN THỂSINHVẬT
1.5.1 Thuốc BVTV với quần thểdịch hại.21
1.5.2 Thuốc bảo vệthực vật với nhữngsinh vật cóích.21
1.5.3 Thuốc bảo vệthực vật đối với câytrồng.21
Câuhỏi ôn tập.22
CHƯƠNG 2: CÁCPHƯƠNG PHÁPSỬDỤNG vàTHỬNGHIỆM THUỐC TRỪDỊCHHẠI
2.1CÁC DẠNG CHẾPHẨM DÙNG TRONG BẢO VỆTHỰC VẬT.23
2.1.1 Những chếphẩm cần hòaloãngtrước khi sửdụng.24
2.2.2 Những chếphẩm khônghòa loãngtrước khiápdụng.24
2.2.3 Chất phụgia.25
2.2CÁC PHƯƠNG PHÁPSỬDỤNG THUỐC TRỪDỊCHHẠI.26
2.2.1 Phun thuốc.26
2.2.2 Rắc hạt.30
2.2.3 Nội liệu pháp thực vật.30
2.2.4 Xônghơi.31
2.2.5 Xửlý giống.32
2.2.6 Làm bả độc.33
2.3CÁC PHƯƠNG PHÁPXÁC ĐỊNH TÍNH ĐỘC VÀHIỆU LỰC CỦA THUỐC TRỪ
DỊCH HẠI.33
A.CÁC PHƯƠNG PHÁPXÁC ĐỊNH TÍNH ĐỘC CỦA THUỐC TRỪDỊCHHẠITRONG
PHÒNG THÍNGHIỆM.34
2.3.1 Nguyêntắcthí nghiệm.34
2.3.2 Phươngpháp xác định tính độc của thuốc trừsâu.34
2.3.3 Phươngpháp xác định tính độc của thuốc trừnấm.35
2.3.4 Phươngpháp xác định tính độc của thuốc trừcỏ.36
B.CÁC PHƯƠNG PHÁPXÁC ĐỊNH HIỆU LỰC CỦA THUỐC TRỪDỊCHHẠITRÊN
ĐỒNG RUỘNG.37
2.3.5 Bốtrí thí nghiệm.37
2.3.6 Xác định hiệu quảcủa việc dùngthuốc trừdịchhại.38
C. CÁC PHƯƠNG PHÁPTÍNH TOÁN HIỆU QUẢDÙNG THUỐC.39
2.3.7 Độhiệu của thuốc trừsâu.39
2.3.8 Chỉtiêu đánh giá thuốc trừnấm.42
2.3.9 Chỉtiêu đánh giá thuốc trừcỏ.42
D. SOSÁNH TÍNH ĐỘC CỦA CÁC LOẠI THUỐC TRỪDỊCH HẠI.43
Câuhỏi ôn tập.44
CHƯƠNG 3: THUỐC TRỪDỊCHHẠI.44
A. THUỐC TRỪSÂU.44
3.1 THUỐC TRỪSÂUCLOHỮU CƠ.44
3.1.1 ƯU ĐIỂM.44
3.1.2 NHƯỢC ĐIỂM.44
3.1.3 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KHÁC.44
3.1.4 DDT (Dichlodiphenyl trichloetan).45
3.1.5 BHC.46
3.1.6 THUỐC TRỪSÂU TECPEN CLO HÓA.47
3.1.7 THUỐC TRỪSÂU CYCLODIEN.47
3.2 THUỐC TRỪSÂUGỐC LÂN HỮU CƠ.49
3.2.1 METHYLPARATHION (MP) (Metaphos, Wofatox,FolidonM, Metacid, Bladan- M).50
3.2.2 SUMITHION (Fenitrothion, Metathion, Methylnitrophos, Folithion).51
3.2.3 LEBAYCID(Fenthion, Mertophos, Baycid, Baytex).51
3.2.4 BASUDIN (Diazinon).52
3.2.5 DDVP (Dichlorovos, Nuvan, Vapona, Nogos, Desvap.).52
3.2.6 NALED.53
3.2.7 DIPTEREX (Clorophos, Trichlorfon, Diloc, Tugon,Nevugon.).53
3.2.8 MOCAP (Enthorophos, Ethoprop, Prophos).54
3.2.9 METHIDATHION.54
3.2.10BIAN, BI58 (Dimethoate, Phosphamid, Rogor, Phostion, Rostion, Thimetion).55
3.2.11PHOSPHAMIDON(Dimecron, Cibac-570,Dixion, OR-1191, Apamidon).56
3.2.12AZODRIN(Monocrotophos, Nuvacron, Monocron, Bilobran).57
3.2.13ZOLONE(Benzophos, Rubitox).57
3.3 THUỐC TRỪSÂUCARBAMATE.58
3.3.1 SEVIN.59
3.3.2 MIPCIN.59
3.3.3 BASSA.60
3.3.4 FURADAN.61
3.3.5 Các loẠi thuỐc Carbamate khác.61
3.4 THUỐC TRỪSÂUGỐC PYRETHROIT (GỐC CÚC TỔNG HỢP).63
3.4.1 CYPERMETHRIN.63
3.4.2 ALPHA CYPERMETHRIN.64
3.4.3 DELTAMETHRIN.65
3.4.4 CYHALOTHRIN.65
3.4.5 FENPROPATHRIN.66
3.4.6 FENVALERAT.66
3.4.7 PERMETHRIN.67
3.4.8 CÁC LOẠI THUỐC PYRETHROITKHÁC.68
3.5 THUỐC TRỪSÂU SINH HỌC.68
3.5.1 HORMON(Hóc môn).68
3.5.2 PHEROMON (Chất dẫn dụgiới tính).69
3.5.3 MỘT SỐCHẾPHẨM SINHHỌC TRỪSÂU PHỔBIẾN.69
3.5.4 THUỐC TRỪSÂU VISINH BACTERIN.74
3.6 THUỐC TRỪNHỆN.75
3.6.1 ACRINATHRIN.75
3.6.2 AMITRAZ.76
3.6.3 BINAPACRYL.76
3.6.4 PROPARGITE.77
3.6.5 CÁC LOẠI THUỐC TRỪNHỆN KHÁC.78
3.7 THUỐC TRỪCHUỘT.79
3.7.1 BRODIFACOUM (Klerat, Talon).79
3.7.2 PHOSPHUAKẼM (Zinc phosphide).79
3.7.3 WARFARIN (Coumafène).80
3.7.4 WARFARINSODIUM+ SALMONELLA var. I7F- 4.80
B.THUỐC TRỪBỆNHCÂY.81
3.8 PHÂN LOẠITHEO KIỂU TÁC ĐỘNG.81
3.9 PHÂN LOẠITHEO NGUỒN GỐCHÓA HỌC.81
3.9.1 THUỐC TRỪNẤM CHỨA ĐỒNG.81
3.9.2 THUỐC TRỪNẤM GỐC LƯU HUỲNH.84
3.9.3 THUỐC TRỪNẤM GỐC THỦY NGÂN.89
3.9.4 THUỐC TRỪNẤM DICACBOXIN.89
3.9.5 THUỐC TRỪNẤM HỮU CƠNỘI HẤP.90
3.9.6 Thuốc trừnấm tổnghợp hữu cơkhác.97
3.10. THUỐC KHÁNG SINH.99
C. THUỐC TRỪCỎ.102
3.11.1 Định nghĩa.102
3.11.2 Đặc điểm cỏdại.102
3.11.3 Khảnăngcạnh tranh với lúa.102
3.11.4 Phân loại cỏdại.102
3.11.5 Thuốc trừcỏ.104
Câuhỏi ôn tập.107
TÀI LIỆU THAM KHẢO.10


CHƯƠNG MỞ ĐẦU
I. VỊ TRÍ và VAI TRÒ CỦA MÔN HỌC
1. Dịch hại và mức độ tác hại
Dịch hại trong nông nghiệp (pests): là những loài sinh vật và vi sinh vật gây hại cho cây
trồng và nông sản, làm thất thu năng suất hay làm giảm phẩm chất nông sản, thực phẩm. Các
loài dịch hại thường thấy là sâu hại, bệnh cây, cỏ dại, chuột, nhện đỏ, tuyến trùng...
Thất thu hàng năm do các loài dịch hại gây ra chiếm khoảng 35% khả năng sản lượng
mùa màng (khoảng 75 tỷ đôla); trong đó thiệt hại do sâu là 13,8% (29,7 tỷ đôla); do bệnh cây là
11,6% (24,8 tỷ đôla); do cỏ dại là 9,5% (20,4 tỷ đôla) (theo Cramer H. H., 1967). Nếu tính cho
diện tích nông nghiệp của thế giới là 1,5 tỷ hécta, không kể đồng cỏ và bãi hoang thì thiệt hại
bình quân là 47- 60 đôla trên một hécta. Để tránh thất thu, hiện nay có nhiều biện pháp đã được
áp dụng để phòng trừ các loài dịch hại.
2. Các biện pháp bảo vệ thực vật
Nói chung, trong tự nhiên có rất nhiều yếu tố làm hạn chế sự phát triển của dịch hại. Tuy
nhiên trong trồng trọt, để phòng trừ dịch hại, tác động của con người nhằm tiêu diệt hay ngăn
ngừa sự phát triển của các loài dịch hại là rất quan trọng và cần thiết. Để đạt được mục đích trên,
con người có thể dùng nhiều biện pháp, tác nhân có khả năng gây nguy hiểm cho đời sống của
dịch hại. Các biện pháp tác nhân này thường tiêu diệt dịch hại, hay ngăn ngừa sự lây lan của
chúng từ vùng này sang vùng khác, hay làm giảm mật số của chúng trong một vùng nhất định.
Hiện nay các biện pháp sau đây thường được sử dụng riêng rẽ hay đồng thời để phòng trừ dịch
hại:
a. Biện pháp kiểm dịch thực vật: Nhà nước ban hành các qui định, luật lệ, nhằm kiểm
soát và hạn chế sự lây lan của dịch hại từ vùng này sang vùng khác, từ nước này sang nước khác.
b. Biện pháp canh tác: Bằng cách làm đất, bón phân, tưới tiêu cân đối và đầy đủ, chăm
sóc cây trồng đúng mức, áp dụng luân canh hợp lý, chọn thời điểm gieo trồng thích hợp... có thể
làm tăng sức chống chịu của cây trồng và tạo điều kiện bất lợi cho sự phát triển của các loài gây
hại, từ đó sẽ hạn chế được sự phát triển của các loài này.
c. Biện pháp cơ học: Như bắt sâu bằng tay, nhổ cỏ...
d. Biện pháp lý học: Bằng cách cày ải, phơi đất, đốt đồng... có thể tiêu diệt được nhiều
loài dịch hại trú ẩn trong đất, trứng sâu, mầm bệnh, mầm cỏ, chuột... Ngoài ra người ta còn dùng
bẩy đèn, ánh sáng, âm thanh kết hợp với các chất độc để thu hút và tiêu diệt các loài côn trùng
gây hại.
e. Biện pháp hóa: Là biện pháp dùng các hóa chất độc để phòng trừ dịch hại.
f. Biện pháp sinh học: Là biện pháp sử dụng các loài thiên địch có ích trong thiên nhiên.
Phòng trừ tổng hợp: Ngày nay trên thế giới đang phát triển xu hướng phòng trừ dịch hại
bằng cách sử dụng kết hợp một cách hài hòa, hợp lý nhiều biện pháp, kể cả việc phát huy những
nhân tố có sẳn trong tự nhiên có khả năng gây bất lợi cho sự phát triển của dịch hại. Trong số các
biện pháp phòng trừ dịch hại kể trên, hiện nay biện pháp hóa BVTV vẫn còn chiếm ưu thế, mặc
dù người ta đã chỉ ra nhiều nhược điểm của việc dùng hóa chất độc trong phòng trừ dịch hại.
3. Ưu điểm, nhược điểm và vị trí của ngành Hóa BVTV hiện nay
~ Ưu điểm
- Diệt dịch hại nhanh, có khả năng chặn đứng được sự lan tràn phá hoại của sâu, bệnh và
các sinh vật gây hại khác. Đặc biệt là khi xãy ra các trận dịch, sử dụng hóa chất để phòng trừ tỏ
ra hữu hiệu.
- Cho hiệu quả trực tiếp, rõ rệt, tương đối triệt để, nhất là khi dùng để trừ dịch hại (sâu,
chuột...) trong nhà kính, kho chứa nông sản, hàng hóa.
- Thường nâng cao năng suất, phẩm chất nông sản một cách rõ rệt.
- Dễ ứng dụng rộng rãi ở nhiều nơi, nhiều vùng khác nhau.
~ Nhược điểm
- Dễ gây độc cho người trực tiếp áp dụng thuốc (pha chế, phun thuốc...), cho gia súc, sinh
vật có ích ở chung quanh khu vực áp dụng thuốc. Nếu sử dụng không đúng cách, đôi khi thuốc
còn gây độc cho thực vật, hay còn lưu bả trong nông sản và gây độc cho người hay gia súc ăn
phải.
- Nhiều trường hợp thuốc ảnh hưởng sâu sắc đến quần thể sinh vật và cân bằng sinh thái,
nhất là ở những vùng mà biện pháp hóa BVTV được sử dụng trên qui mô lớn.
- Gây ô nhiễm trên môi trường sống, nhất là đối với các loại thuốc có độ bền lớn, dễ lưu
tồn trong đất với một thời gian khá dài. Phải mất khoảng 10 năm để phân hủy 95% DDT, hiện
nay DDT đã thấy hiện diện trong đất ở nhiều nơi.
- Gây ra hiện tượng quần thể dịch hại kháng thuốc, thường xãy ra nhất là khi dùng một
loại thuốc liên tục trong nhiều năm tại một địa phương. Đây là một vấn đề rất quan trọng đang
được quan tâm, nhất là đối với các loài sâu, nhện gây hại, do chúng rất dễ hình thành tính kháng
thuốc.
Với những nhược điểm trên, hiện nay trên thế giới đang có xu hướng hạn chế sử dụng các
hóa chất độc trong BVTV, đồng thời cố gắng tìm ra những loại thuốc mới có những ưu điểm và
tránh được những nhược điểm kể trên. Nói chung với những ưu điểm mà các biện pháp khác
chưa có được, để đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, biện pháp hóa BVTV hiện nay vẫn còn
được sử dụng rộng rãi.
Nhu cầu về hóa chất BVTV trên thế giới ngày càng tăng, lượng thuốc tiêu thụ tính thành
tiền trong những năm gần đây là:
+ 1986: 14.400 triệu đôla Mỹ
+ 1987: 20.000 triệu đôla Mỹ
+ 1990: 21.800 triệu đôla Mỹ
II. Lịch sử pháp triển ngành Hóa BVTV
Có thể chia làm ba giai đoạn như sau:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật

Trích dẫn từ hintacphi:
Thank bạn trước nhé :)


LInk download đã có rồi nhé, bạn xem lại bài đầu
 
Top