kenbi0

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ MẠNG NGN
1.1 Xu hướng phát triển công nghệ và các dịch vụ viễn thông
1.1.1 Xu hướng phát triển công nghệ viễn thông
Trong quá trình phát triển, các động lực thúc đẩy sự tiến bộ của kỹ thuật viễn thông là:
- Công nghệ điện tử với xu hướng phát triển hướng tới sự tích hợp ngày càng cao của các vi mạch.
- Sự phát triển của kỹ thuật số.
- Sự kết hợp giữa truyền thông và tin học, các phần mềm hoạt động ngày càng hiệu quả.
- Công nghệ quang làm tăng khả năng tốc độ và chất lượng truyền tin, chi phí thấp,...
Với sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng của các nhu cầu dịch vụ ngày càng phức tạp từ phía khách hàng đã kích thích sự phát triển nhanh chóng của thị trường công nghệ điện tử - tin học - viễn thông.
Những xu hướng phát triển công nghệ đã và đang tiếp cận nhau, đan xen lẫn nhau nhằm cho phép mạng lưới thoả mãn tốt hơn các nhu cầu của khách hàng trong tương lai. Thị trường viễn thông trên thế giới đang đứng trong xu thế cạnh tranh và phát triển hướng tới mạng viễn thông toàn cầu tạo ra khả năng kết nối đa dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới.
Xu hướng phát triển công nghệ điện tử - viễn thông - tin học ngày nay trên thế giới được ITU - T thể hiện một cách tổng quát trong hình 1.1, các dịch vụ thông tin được chia thành hai xu thế:
+ Hoạt động kết nối định hướng
+ Hoạt động không kết nối
Công nghệ ATM phát triển cho phép phát triển các dịch vụ băng rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong khi đó sự ra đời của công nghệ IP đã nâng cao độ tin cậy và sự đa dạng dịch vụ.















Hình 1.1 Các xu hướng phát triển trong công nghệ mạng












Hai xu hướng phát triển này dần tiệm cận và hội tụ với nhau tiến tới ra đời công nghệ ATM/IP ( Asynchronous Transfer Mode/Internet Protocol ).
Sự phát triển mạnh mẽ của nhu cầu dịch vụ và các công nghệ mới tác động trực tiếp đến sự phát triển cấu trúc mạng.
1.1.1.1 Công nghệ truyền dẫn
Khởi đầu của công nghệ truyền dẫn là truyền thoại trên các sợi cáp đồng.Với công nghệ dùng cáp đồng, dịch vụ mạng cung cấp chủ yếu là thoại tương tự.
Khi nhu cầu dịch vụ băng rộng xuất hiện ngày càng nhiều và chất lượng đòi hỏi cũng cao hơn, nhưng công nghệ truyền dẫn cũ lại không thể đáp ứng.
Hiện nay, mạng là sự kết hợp của nhiều mạng dựa trên những công nghệ khác nhau. Ngoài cung cấp các dịch vụ băng rộng, mạng còn có xu hướng tạo ra một mạng đồng nhất có khả năng cung cấp đa dịch vụ, dựa trên công nghệ IP/ATM và TDM. Đó là mạng thế hệ sau NGN ( Next Generation Network ).
Dưới đây là một số công nghệ truyền dẫn chủ yếu được dùng trong mạng NGN.
a) Cáp quang
Kỹ thuật quang đã được phát triển rất mạnh, hiện nay trên 60 % lưu lượng thông tin được truyền đi trên toàn thế giới được truyền trên mạng quang.
Công nghệ truyền dẫn quang SDH ( Synchronous Digital Hierarchy ) cho phép tạo nên các đường truyền dẫn tốc độ cao ( 155Mb/s, 622Mb/s, 2.5 Gb/s ) với khả năng vu hồi bảo vệ của các mạng vòng đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước và ở Việt nam .
Kỹ thuật ghép bước sóng WDM ( Wave Division Multiplexing ) đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong việc đáp ứng các nhu cầu về dung lượng tăng lên trong tương lai với chi phí chấp nhận được. WDM cho phép sử dụng độ rộng băng tần rất lớn của sợi quang bằng cách kết hợp một số các tín hiệu ghép kênh theo thời gian với độ dài các bước sóng khác nhau và ta có thể sử dụng được các cửa sổ không gian, thời gian và độ dài bước sóng. Công nghệ WDM cho phép nâng tốc độ các truyền dẫn lên 5 Gb/s, 10 Gb/s và 20 Gb/s.
b) Vô tuyến
VIBA: Công nghệ truyền dẫn SDH cũng phát triển trong lĩnh vực VIBA, nhưng chất lượng truyền dẫn không cao so với công nghệ truyền dẫn quang. Các thiết bị VIBA SDH hiện nay trên thị trường có tốc độ n x STM-1.
Vệ tinh, có hai loại:
- LEO: Low Earth Orbit - Vệ tinh quỹ đạo thấp.
- MEO: Medium Earth Orbit - Vệ tinh quỹ đạo trung bình.
Thị trường thông tin vệ tinh trong khu vực đã có sự phát triển mạnh trong những năm gần đây và còn tiếp tục trong các năm tới. Các loại hình dịch vụ vệ tinh đã rất phát triển như: truy nhập Internet, các dịch vụ băng rộng, ... Ngoài các ứng dụng phổ biến đối với nhu cầu thông tin quảng bá, viễn thông nông thôn, với sự kết hợp sử dụng các ưu điểm của công nghệ CDMA ( Code Division Multi Access ), thông tin vệ tinh ngày càng có xu hướng phát triển đặc biệt trong lĩnh vực thông tin di động, thông tin cá nhân, ...
1.1.1.2 Công nghệ chuyển mạch
a) Công nghệ chuyển mạch TDM
Trong mạng viễn thông sử dụng công nghệ TDM thông thường thì lưu lượng thoại được vận chuyển qua các tổng đài nội hạt, các tổng đài chuyển tiếp và cuối cùng là mạng đường trục TDM. Mạng điện thoại là ví dụ điển hình sử dụng công nghệ TDM, trong đó mỗi kênh được dành riêng cho một kênh vật lý. Với chuyển mạch kênh, một đường truyền thông dành riêng được thiết lập trước khi truyền dữ liệu, chính vì vậy hiệu quả sử dụng chuyển mạch kênh không cao, bởi vì dung lượng kênh được dành ngay cả khi không có số liệu truyền đi. Ngoài ra, đối với chuyển mạch sử dụng công nghệ TDM tốc độ truyền dữ liệu là không đổi giữa hai cổng truyền thông.
b) Công nghệ ATM
Các công nghệ chuyển mạch trước đây và đang sử dụng phổ biến hiện nay không thoả mãn được đa phương tiện, đa dịch vụ băng rộng tương lai. Những dịch vụ này bao gồm video theo yêu cầu, hội nghị truyền hình, điện thoại thấy hình và truyền số liệu tốc độ cao.
ATM là một công nghệ chuyển mạch hướng kết nối, tốc độ cao, dựa trên cơ sở phương pháp chuyển mạch gói. ATM nhận thông tin ở nhiều dạng khác nhau như thoại, số liệu, video và cắt ra thành nhiều phần nhỏ gọi là tế bào. Mỗi tế bào có chiều dài cố định ngắn, bao gồm trường thông tin người sử dụng và trường tiêu đề trong. Vị trí của gói chủ yếu không phụ thuộc vào đồng hồ đồng bộ mà dựa trên nhu cầu bất kỳ của kênh cho trước. Mỗi một tế bào có thể truyền tại tốc độ 155 Mbit/s, 622 Mbit/s hay lớn hơn trên các mạng truyền dẫn SDH.
Các chuyển mạch ATM cho phép hoạt động với nhiều tốc độ và dịch vụ khác nhau. Các hệ thống chuyển mạch ATM sẽ được thiết kế chế tạo để có khả năng kết nối làm việc với các mạng hiện tại. Hiện nay, cơ sở hạ tầng viễn thông của các nước gồm có các mạng sau: Telex, PSTN, N - ISDN, đường kênh thuê ( leased lines ), mạng truyền hình cáp, ... Vì vậy cần có sự kết nối giữa hệ thống ATM mới và hệ thống cũ.
c) Chuyển mạch IP
IP là kiến trúc của mạng Internet. Trong kiến trúc này, IP đóng vai trò lớp 3. IP định nghĩa cơ cấu đánh số, cơ cấu chuyển tin, cơ cấu định tuyến và các chức năng điều khiển ở mức thấp ( ICMP ). Gói tin IP gồm địa chỉ của bên nhận; địa chỉ là một số duy nhất trong toàn mạng và mang đầy đủ thông tin cần cho việc chuyển gói tin tới đích.
Cơ cấu định tuyến có nhiệm vụ tính toán đường đi tới các nút trong mạng. Do vậy, cơ cấu định tuyến phải được cập nhật các thông tin về topo mạng, thông tin về nguyên tắc chuyển tin và nó phải có khả năng hoạt động trong môi trường mạng gồm nhiều nút. Kết quả tính toán của cơ cấu định tuyến được lưu trong các bảng chuyển tin ( forwarding table ) chứa thông tin về chặng tiếp theo để có thể gửi gói tin tới hướng đích.
Dựa trên các bảng chuyển tin, cơ cấu chuyển tin chuyển mạch các gói IP hướng tới đích. cách chuyển tin truyền thống là theo từng chặng một. Ở cách này, mỗi nút mạng tính toán bảng chuyển tin một cách độc lập. cách này, do vậy, yêu cầu kết quả tính toán của phần định tuyến tại tất cả các nút phải nhất quán với nhau. Sự không thống nhất của kết quả sẽ dẫn tới việc chuyển gói tin sai hướng, điều này đồng nghĩa với việc mất gói tin.
Kiểu chuyển tin theo từng chặng hạn chế khả năng của mạng. Ví dụ, với cách này, nếu các gói tin chuyển tới cùng một địa chỉ mà đi qua cùng một nút thì chúng sẽ được truyền qua cùng một tuyến tới điểm đích. Điều này khiến mạng không thể thực hiện một số chức năng khác như định tuyến theo đích, theo loại dịch vụ, ...
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cách định tuyến và chuyển tin này nâng cao độ tin cậy cũng như khả năng mở rộng của mạng. Giao thức định tuyến động cho phép mạng phản ứng lại với sự cố bằng việc thay đổi tuyến khi router biết được sự thay đổi về topo mạng thông qua việc cập nhật thông tin về trạng thái kết nối. Với các cách như CIDR ( Classless Interdomain Rouing ), kích thước của bảng chuyển tin được duy trì ở mức chấp nhận được, và do việc tính toán định tuyến đều do các nút tự thực hiện, mạng có thể được mở rộng mà không cần thực hiện bất kì một thay đổi nào.
Tóm lại, IP là một giao thức chuyển mạch gói có độ tin cậy và khả năng mở rộng cao. Tuy nhiên việc điều khiển lưu lượng rất khó thực hiện do cách định tuyến theo từng chặng. Ngoài ra, IP cũng không hỗ trợ chất lượng dịch vụ.
d) Công nghệ chuyển mạch MPLS
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp viễn thông đã và đang tìm một cách chuyển mạch có thể phối hợp ưu điểm của IP ( như cơ cấu định tuyến ) và của ATM ( như thông lượng chuyển mạch ). Mô hình IP - over - ATM của IETF coi IP như một lớp nằm trên lớp ATM và định nghĩa các mạng con IP trên nền mạng ATM. cách tiếp cận xếp chồng này cho phép IP và ATM hoạt động với nhau mà không cần thay đổi giao thức của chúng. Tuy nhiên, cách này không tận dụng được hết khả năng của ATM như đảm bảo chất lượng dịch vụ của ATM. Ngoài ra, cách tiếp cận này không thích hợp với mạng có nhiều router và không thật hiệu quả trên một số mặt.
Công nghệ MPLS là kết quả phát triển của nhiều công nghệ chuyển mạch IP sử dụng cơ chế hoán đổi nhãn như của ATM để tăng tốc độ truyền gói tin mà không cần thay đổi các giao thức định tuyến của IP.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu ứng dụng sinh trắc học trong việc đảm bảo an toàn cho hệ thống giao dịch điện tử Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai thác, điều hành giao thông và thu phí trên hệ thống đường ô tô cao tốc Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mức độ công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp ngành xây dựng yết giá tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu phân tích nguyên lý hoạt động hệ thống điều chế đa tần trực giao(OFDM) ứng dụng trong tru Công nghệ thông tin 0
B Nghiên cứu một số giao thức chia sẻ bí mật và ứng dụng Luận văn Kinh tế 1
S Nghiên cứu và xây dựng chương trình ứng dụng giao tiếp audio trong môi trường mạng nội bộ Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu giao thức định tuyến OSPF và ứng dụng trong mạng doanh nghiệp Công nghệ thông tin 0
K Nghiên cứu và ứng dụng giao thức RTP Luận văn Kinh tế 2
B Nghiên cứu thống kê tài sản cố định của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 giai đoạn 2000 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top