Dayne

New Member

Download miễn phí Địa lí tỉnh Đồng Nai





TÀI NGUYÊN NƯỚC
- Nước mặt: Tỉnh Đồng Nai có mật độ sông suối khoảng 0,5 km/km2, song phân phối không đều. Phần lớn sông suối tập trung ở phía bắc và dọc theo sông Đồng Nai về hướng tây nam. Tổng lượng nuớc dồi dào 16,82 x 109 m3/năm, trong đó mùa mưa chiếm 80%, mùa khô 20%.
+ Sông Đồng Nai: Sông Đồng Nai chảy vào tỉnh Đồng Nai ở bậc địa hình thứ 3 và là vùng trung lưu của sông. Đoạn từ ranh giới Đồng Nai - Lâm Đồng đến cửa sông Bé Tân Uyên sông chảy theo hướng tây bắc – đông nam. Địa hình lưu vực đoạn trung lưu từ 100-300 m, đoạn từ Tà Lài đến Trị An có nhiều thác ghềnh. Đoạn sau Trị An sông chảy êm đềm, lòng sông mở rộng và sâu. Các phụ lưu lớn của sông Đồng Nai có sông La Ngà, Sông Bé.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Địa lí tỉnh Đồng Nai - Địa lý tỉnh Đồng Nai
Diện tích : 5.894,8 km2 (năm 2003) Dân số : 2.193,4 nghìn người (năm 2005) Tỉnh lị : thành phố Biên Hòa  Mã điện thoại : 061 Biển số xe : 60 Vị trí địa lý: Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp tỉnh Vũng Tàu, phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh. Đồng Nai có diện tích 5.894,8 km2 (theo số liệu năm 2003), chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích của vùng Đông Nam Bộ. Dân số toàn tỉnh năm 2005 là 2.193,4 nghìn người (mật độ 372 người/km2).  Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành phố Biên Hòa – trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú. Địa hình chủ yếu là đất đồi cao, kết cấu đất có độ cứng chịu nén tốt (trên 2kg/cm2). Khí hậu: Đồng Nai nằm trong vùng ít bão lụt, thiên tai, nhiệt độ bình quân hàng năm 25 – 26 độ C, gồm 2 mùa mưa và nắng. Lượng mưa tương đối cao, khoảng 1.500 – 2.700 mm. Tiềm năng phát triển: Tiềm năng về nông nghiệp: Đất canh tác nông nghiệp phần lớn là đất đỏ bazal thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp và cây ăn quả. Các cây trồng chủ yếu như cao su (41.000ha), cà phê (25.000 ha), điều (42.000 ha), đậu nành (7.000 ha), bắp (67.000ha), cây ăn quả (20.000 ha)... Đồng Nai đang là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất thức ăn gia súc, và có nhiều trang trại chăn nuôi qui mô công nghiệp, tổng đàn trâu bò 76.000 con, heo 970.000 con, gia cầm 11 triệu con. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến. Tài nguyên nước: Đồng Nai có nguồn nước mặt rất phong phú, quan trọng nhất là nguồn nước sông Đồng Nai, với lưu lượng đến 880m3/s, hồ Trị An có diện tích 323km2 dung tích khoảng gần 2,8 tỷ m3, trữ lượng nước ngầm khoảng 3 triệu m3/ ngày đủ cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra, Đồng Nai là Tỉnh phong phú về tài nguyên rừng, mỏ đá granite, mỏ đá xây dựng, đất sét, kaolin, puzơlan, cát, sỏi... có điều kiện cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình.
ĐỒNG NAI
Đồng Nai là một tỉnh vùng miền Đông Nam Bộ nước Việt Nam, phía đông giáp tỉnh Bình Thuận, đông bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, tây bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
  Bản đồ Việt Nam với tỉnh Đồng Nai được tô đậm 
Đồng Nai có diện tích 5.894,73 km², chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ. Các đơn vị hành chính Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện:
Thành phố Biên Hoà
Thị xã Long Khánh
Huyện Định Quán
Huyện Long Thành
Huyện Nhơn Trạch, sẽ trở thành thành phố (đô thị loại 2) vào năm 2020
Huyện Tân Phú
Huyện Thống Nhất
Huyện Vĩnh Cửu
Huyện Xuân Lộc
Huyện Cẩm Mỹ
Huyện Trảng Bom
Dân số Dân số toàn tỉnh theo số liệu thống kê năm 2009 là 2.449.175 người, mật độ dân số: 424 người/km². Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của toàn tỉnh năm 2009 là 1,52%. Giao thông Đồng Nai là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.   Biểu trưng tỉnh Đồng Nai Tài nguyên Đồng Nai có nhiều nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú gồm tài nguyên khoáng sản có vàng, thiếc, kẽm; nhiều mỏ đá, cao lanh, than bùn, đất sét, cát sông; tài nguyên rừng và nguồn nước... Ngoài ra Đồng Nai còn phát triển thuỷ sản dựa vào hệ thống hồ đập và sông ngòi. Trong đó, hồ Trị An diện tích 323 km² và trên 60 sông, kênh rạch, rất thuận lợi cho việc phát triển một số thủy sản như: cá nuôi bè, tôm nuôi.... TÀI NGUYÊN NƯỚC - Nước mặt: Tỉnh Đồng Nai có mật độ sông suối khoảng 0,5 km/km2, song phân phối không đều. Phần lớn sông suối tập trung ở phía bắc và dọc theo sông Đồng Nai về hướng tây nam. Tổng lượng nuớc dồi dào 16,82 x 109 m3/năm, trong đó mùa mưa chiếm 80%, mùa khô 20%. + Sông Đồng Nai: Sông Đồng Nai chảy vào tỉnh Đồng Nai ở bậc địa hình thứ 3 và là vùng trung lưu của sông. Đoạn từ ranh giới Đồng Nai - Lâm Đồng đến cửa sông Bé Tân Uyên sông chảy theo hướng tây bắc – đông nam. Địa hình lưu vực đoạn trung lưu từ 100-300 m, đoạn từ Tà Lài đến Trị An có nhiều thác ghềnh. Đoạn sau Trị An sông chảy êm đềm, lòng sông mở rộng và sâu. Các phụ lưu lớn của sông Đồng Nai có sông La Ngà, Sông Bé. + Sông La Ngà: Đoạn sông La Ngà chảy trong tỉnh Đồng Nai dài 55 km, khúc khuỷu, nhiều ghềnh thác (ví dụ: thác Trời cao trên 5m). Đoạn này sông La Ngà hẹp, có nhiều nhánh đổ vào, điển hình là suối Gia Huynh và suối Tam Bung. Suối Gia Huynh có lưu vực 135 km2, mô đun dòng chảy 91/s km2 vào mùa khô và 47,41/s km2 vào mùa mưa, bắt nguồn từ vùng Quốc Lộ 1, ranh giới Đồng Nai - Bình Thuận. Suối Tam Bung có diện tích lưu vực 155 km2, bắt nguồn từ phía bắc cao nguyên Xuân Lộc, mô đun dòng chảy 101/s km2 vào mùa khô và 651/s km2 vào mùa mưa. Sông La Ngà đổ vào hồ Trị An một lượng nước khoảng 4,5x109 m3/năm, chiếm 1/3 tổng lượng nước hồ, mô đun dòng chảy năm 351/s km2. + Sông Lá Buông: Bắt nguồn từ phía tây cao nguyên Xuân Lộc, chảy theo hướng từ đông sang tây, độ dốc lưu vực đạt 0.0035. Độ dài sông tính theo nhánh dài nhất khoảng 40 km, sông có lượng nước dồi dào so với các sông nhỏ trong tỉnh với tổng lượng nước trung bình 0,23 x 109 m3 /năm, mô đun dòng chảy năm 27,61/s km2. + Sông Ray: Lưu vực sông chiếm gần 1/3 diện tích phía Nam của tỉnh. Sông bắt nguồn từ phía nam, đông nam cao nguyên Xuân Lộc, đổ thẳng ra biển, chảy theo hướng bắc nam, độ dốc lưu vực khá lớn (0,004), do vậy nếu không có đập chặn giữ thì nước sông sẽ tập trung nhanh ra biển, trong mùa khô thường cạn kiệt nước. Tổng lượng nước sông khá lớn 0,634 x 109 m3 /năm trong đó mùa mưa chiếm 79%. Sông Ray nếu được sử dụng hợp lý có thể giải quyết vấn đề khô cạn cho vùng đông nam của tỉnh. + Sông Xoài và sông Thị Vải: Đây là 2 sông thuộc vùng phía tây nam của tỉnh, bắt nguồn từ cao nguyên Xuân Lộc và đổ thẳng ra biển. Sông Thị Vải ở phía thượng lưu gồm các suối nhỏ và dốc, phần hạ lưu (phía duới Quốc Lộ 51 đi (Vũng Tàu) là sông nước mặn, lòng sông mở rộng. Sông Xoài có 2 nhánh chính là Châu Pha và Suối Dun, các suối ngắn và hẹp. Diện tích lưu vực 184 km2, tổng lượng nước trung bình 0,1015 x 109 m3 /năm, mô đun dòng chảy năm 17,51/s km2, sông Xoài có ý nghĩa to lớn đối với vùng sản xuất nông nghiệp Châu Thành và cấp nước ngọt cho Vũng Tàu. Hạ lưu sông Xoài là vùng nước mặn, độ mặn có thể đạt tới độ mặn của nước biển.. - Nước ngầm: - Trữ lượng nước tĩnh của toàn tỉnh Đồng ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top