manocanhthuong

New Member

Download miễn phí Một số vấn đề đổi mới chương trình, sách giáo khoa địa lí lớp 12





+ So với chương trình Địa lí lớp 12 cũ, chương trình Địa lí lớp 12 mới có nhiều đổi mới cả về nội dung, thời lượng và phương pháp dạy học.
- Về thời lượng: chương trình cũ chỉ gồm 33 tiết, trong đó có 27 tiết lý thuyết và thực hành (25 tiết lý thuyết và 2 tiết thực hành), còn lại 6 tiết ôn tập, kiểm tra. Chương trình mới thời lượng nhiều hơn 70 tiết, trong đó có 62 tiết lý thuyết và thực hành, 8 tiết ôn tập và kiểm tra (chương trình Địa lí lớp 12 nâng cao) và 52,5 tiết, trong đó có 44,5 tiết lý thuyết và thực hành, 8 tiết ôn tập và kiểm tra (chương trình Địa lí lớp 12 chuẩn).
- Về nội dung: chương trình Địa lí lớp 12 mới có nội dung tương đối hoàn chỉnh hơn, trong đó bổ sung thêm được phần Địa lí tự nhiên Việt Nam và phần Địa lí địa phương (tỉnh, thành phố). Các phần còn lại cũng có nhiều bổ sung, cập nhật (như các kiến thức về tổ chức lãnh thổ, các vùng kinh tế trọng điểm, khai thác biển, đảo); bài đọc thêm (cuối bài 4) và nhiều kênh hình làm cho môn Địa lí gắn liền với thực tiễn sinh động đang diễn ra trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.
- Về phương pháp: thể hiện rõ ràng những đổi mới để đáp ứng được những yêu cầu của chương trình SGK Địa lí mới. Về mặt hoạt động nhận thức, phương pháp thực hành là “tích cực” hơn trực quan, phương pháp trực quan “sinh động” hơn thuyết trình. Giáo viên có thể lựa chọn phương pháp thích hợp để đạt được tính tích cực và sinh động của bài giảng, cụ thể một số phương pháp dạy học:
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tỉnh, thành phố sẽ có một nội dung riêng của mình.
1.5. Nội dung chương trình SGK Địa lí 12
1.5.1. Nội dung cụ thể:
Phần Địa lí tự nhiên
+ Về mặt lý thuyết, phần này gồm có 4 nội dung:
- Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và ý nghĩa: Trình bày những đặc điểm và giới hạn của vị trí địa lí Việt Nam. Từ nội dung đó học sinh cần nắm bắt được ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam đối với sự hình thành đặc điểm chung nhất của tự nhiên Việt Nam, lịch sử hình thành lãnh thổ, ý nghĩa về mặt kinh tế, văn hoá – xã hội và Quốc phòng. Nhận thức của học sinh về những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí.
- Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ: Gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển Trái đất (đó là quá trình lâu dài và phức tạp), nằm trong lịch sử kiến tạo chung của khu vực Đông nam Á, chịu ảnh hưởng của các đơn vị kiến tạo xứ nền Hoa nam và xứ Địa máng Đông Dương trong quan hệ với Địa máng Tây Vân Nam. Chính mối quan hệ này tạo nên sự phân hoá đa dạng, phức tạp của cảnh quan thiên nhiên Việt Nam.
- Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam: Khái quát 4 đặc điểm cơ bản đó là:
Đất nước nhiều đồi núi.
Thiên nhiên có tính chất bán đảo và chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
Thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng theo yếu tố và theo vùng.
- Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên: Giúp học sinh nắm được các nội dung:
Tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên đa dạng, sự suy giảm tài nguyên và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên) và bảo vệ môi trường.
Ngoài ra chương trình mới còn bổ sung thêm một số kiến thức về thiên tai chủ yếu và các biện pháp phòng chống (bão, lũ lụt, sạt lở đất đá, động đất…). Mặt khác giúp học sinh tìm hiểu chính sách về tài nguyên và môi trường của Việt Nam.
+ Về mặt thực hành: Chương trình chuẩn gồm 2 bài vẽ lược đồ Việt Nam và đọc bản đồ địa hình. Chương trình nâng cao gồm 5 bài mở rộng cả về nội dung và kĩ năng thực hành.
Phần Địa lí dân cư
+ Về mặt lý thuyết: Nội dung chương trình SGK Địa lí lớp 12 đề cập đến 3 nội dung:
- Đặc điểm dân cư bao gồm nhiều dân tộc, đông dân và gia tăng nhanh. Phân bố dân cư chưa hợp lí.
- Lao động và việc làm: nguồn lao động và việc sử dụng lao động; vấn đề việc làm.
- Đô thị hoá: đặc điểm và mạng lưới đô thị.
Ngoài ra chương trình SGK Địa lí lớp 12 nâng cao còn đề cập đến chất lượng cuộc sống. Giúp học sinh nắm được các khái niệm, chỉ tiêu, nhận định về chất lượng cuộc sống không đều giữa các vùng.
+ Về mặt thực hành: Chỉ gồm một bài rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ và phân tích biểu đồ.
Phần Địa lí kinh tế
+ Về mặt lí thuyết: Bao gồm nhiều nội dung:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Địa lí các ngành kinh tế bao gồm một số vấn đề nổi bật về phát triển và phân bố các ngành kinh tế nước ta (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ).
- Địa lí các vùng kinh tế: trình bày các vấn đề nổi cộm của các vùng kinh tế nước ta:
Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng.
Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ.
Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ.
Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên.
Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở đông Nam Bộ.
Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long.
Ngoài ra, nội dung chương trình SGK mới còn đề cập vấn đề phát triển kinh tế, an ninh Quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo; các vùng kinh tế trọng điểm.
+ Về mặt thực hành: Gồm nhiều bài gắn với các nội dung lý thuyết, rèn luyện các kĩ năng: đọc bản đồ, Atlat, phân tích bảng số liệu, phân tích các mối quan hệ kinh tế - xã hội, biểu đồ…
Phần Địa lí địa phương
Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố, làm quen kĩ năng chuẩn bị và viết báo cáo về tình hình địa phương.
1.5.2. So sánh giữa các chương trình
+ So với chương trình Địa lí lớp 12 cũ, chương trình Địa lí lớp 12 mới có nhiều đổi mới cả về nội dung, thời lượng và phương pháp dạy học.
- Về thời lượng: chương trình cũ chỉ gồm 33 tiết, trong đó có 27 tiết lý thuyết và thực hành (25 tiết lý thuyết và 2 tiết thực hành), còn lại 6 tiết ôn tập, kiểm tra. Chương trình mới thời lượng nhiều hơn 70 tiết, trong đó có 62 tiết lý thuyết và thực hành, 8 tiết ôn tập và kiểm tra (chương trình Địa lí lớp 12 nâng cao) và 52,5 tiết, trong đó có 44,5 tiết lý thuyết và thực hành, 8 tiết ôn tập và kiểm tra (chương trình Địa lí lớp 12 chuẩn).
- Về nội dung: chương trình Địa lí lớp 12 mới có nội dung tương đối hoàn chỉnh hơn, trong đó bổ sung thêm được phần Địa lí tự nhiên Việt Nam và phần Địa lí địa phương (tỉnh, thành phố). Các phần còn lại cũng có nhiều bổ sung, cập nhật (như các kiến thức về tổ chức lãnh thổ, các vùng kinh tế trọng điểm, khai thác biển, đảo); bài đọc thêm (cuối bài 4) và nhiều kênh hình làm cho môn Địa lí gắn liền với thực tiễn sinh động đang diễn ra trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.
- Về phương pháp: thể hiện rõ ràng những đổi mới để đáp ứng được những yêu cầu của chương trình SGK Địa lí mới. Về mặt hoạt động nhận thức, phương pháp thực hành là “tích cực” hơn trực quan, phương pháp trực quan “sinh động” hơn thuyết trình. Giáo viên có thể lựa chọn phương pháp thích hợp để đạt được tính tích cực và sinh động của bài giảng, cụ thể một số phương pháp dạy học:
Phương pháp thuyết trình.
Phương pháp vấn đáp, đàm thoại.
Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
Phương pháp dạy học với lý thuyết tình huống.
Phương pháp dạy học với lý thuyết kiến tạo
+ So sánh chương trình mới: chuẩn và nâng cao.
So sánh giữa 2 chương trình có sự khác nhau (không quá 20%) ở dưới 2 khía cạnh:
- Về thời lượng: 70 tiết (Địa lí 12 nâng cao) và 52 tiết (Địa lí 12 chuẩn).
Bảng: Kế hoạch dạy học
Chương trình chuẩn
Chương trình nâng cao
Số tiết/tuần
Số tuần
Tổng số tiết/năm
Số tiết/tuần
Số tuần
Tổng số tiết/năm
1.5
35
52
2.0
35
70
- Về nội dung: được thiết kế theo hai hướng
Hướng 1: Ở chương trình nâng cao thêm một số nội dung bài thực hành và bài lý thuyết (như chất lượng cuộc sống dân cư, vốn đất và sử dụng vốn đất, vấn đề phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng…)
Hướng 2: phân hoá về mức độ kiến thức có nghĩa cùng một nội dung nhưng có sự chênh lệch về mức độ nông, sâu của kiến thức giữa chương trình chuẩn và nâng cao (ví dụ: đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam, vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm, vấn đề phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc, địa lí thương mại và du lịch…).
Hướng dẫn thực hiện chương trình và SGK Địa lí lớp 12
2.1. So sánh với chương trình Địa lí cũ
+ Như đã trình bày trong phần giới thiệu cấu trúc, nội dung của chương trình mới bộ môn Địa lí có nhiều điểm mới và khác so với chương trình SGK cũ.
Bài
Nội dung chính
Sách giáo khoa
N...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top