nhOx_hon3y

New Member

Download miễn phí Đề cương ôn tập môn Địa Lí 12





Bài 26.
Cơ cấu ngành công nghiệp
1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành:
- Khái niệm
- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với khá đầy đủ các ngành quan trọng thuộc 3 nhóm chính:
+ CN khai thác
+ CN chế biến
+ CN sản xuất, phân phối điện, dược liệu, khí đốt, nước.
- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới:
+ Tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến.
+ Giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác và CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.
- Các hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp:
+ Xây dựng cơ cấu linh hoạt, phù hợp vói điều kiện VN, thích ứng với nền kinh tế thế giới
+ Đẩy mạnh phát triển các ngành mũi nhọn và trọng điểm
+ Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

h đất nông nghiệp
+ Thâm canh, tăng năng suất, chống các hiện tượng ảnh hưởng xấu đến đất đai
+ Bón phân cải tạo đất thích hợp
+ Chống ô nhiễm đất
3/ Sử dụng và bảo vệ tài nguyên khác
- Tài nguyên nước: sử dụng hiệu quả , tiết kiệm tài nguyên nước, đảm bảo cân bằng nước và phòng chống ô nhiễm nứơc
- Tài nguyên khoáng sản: quản lí chặc chẽ việc khai thác khoáng sản. Tránh lãng phí và gây ô nhiễm.
- Tài nguyên du lịch:bảo tồn, tôn tạo các tài nguyên du lịch,bảo vệ cảnh quan không bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái
- Khai thác, sử dụng hợp lí và bền vững các nguồn tài nguyên khác như khí hậu, tài nguyên biển
Bài 15
Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
1.Bảo vệ môi trường:
Có 2 vấn đề Môi trường đáng quan tâm ở nước ta hiện nay:
- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường làm gia tăng bão, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng biến đổi bất thường về thời tiết , khí hậu…
- Tình trạng ô nhiễm môi trường:
+ Ô nhiễm môi trường nước.
+ Ô nhiễm không khí.
+ Ô nhiễm đất.
Bảo vệ tài nguyên và môi trường bao gồm việc sử dụng tài nguyên hợp lí, lâu bền và đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người
2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống
a. Bão
- Thời gian hoạt động từ tháng VI, kết thúc vào tháng XI. Đặc biệt là các tháng IX và XIII .
- Bão hoạt động phát triển nhất ở ven biển Trung Bộ. Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của bão.
- Hậu quả của bão:
+ Mưa lớn trên diện rộng, gây ngập úng đồng ruộng, đường giao thông. . .
+ Thủy triều dâng cao làm ngập mặn vùng ven biển.
+ Gió mạnh làm lật úp tàu thuyền, tàn phá nhà cửa, cầu cống, cột điện cao thế...
+ Ô nhiễm môi trường gây dịch bệnh.
+ Anh hưởng đến hoạt động sản xuất và đời sống con người
- Biện pháp phòng chống bão:
+ Đẩy mạnh công tác dự báo
+ Thông báo cho tàu thuyền đánh cá trở về đất liền.
+ Củng cố hệ thống đê kè ven biển.
+ Sơ tán dân khi có bão mạnh.
+ Chống lũ lụt ở đồng bằng, chống xói mòn lũ quét ở miền núi.
b. Ngập lụt
- Thời gian diễn ra vào mừa mưa
- nơi thường xuyên xảy ra: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu long
- Hậu quả: ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và đời sống con người
- Biện pháp
+ Đẩy mạnh công tác dự báo
+ Làm các công trình ngăn lũ và thủy triều
c/ Lũ quét
- Thời gian diễn ra: từ tháng 6 đến tháng 12
- Diễn ra mạnh ở các lưu vực sông suối ở đồi núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, đất đai dễ bị xói mòn
- Hậu quả:
+ Mưa lớn gây ra lũ
+ đất trược đá lở
+ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và đời sống con người
- Biện pháp:
+ Đẩy mạnh công tác dự báo
+ Quy hoạch các điểm dân cư hợp lí
+ Quản lí sử dụng đất đai hợp lí
+ Đẩy mạnh công tác thủy lợi và trồng rừng
d/ Hạn hán
- Thời gian diễn ra: mùa khô
- Diễn ra ở khắp nới trên cả nứơc
- Hậu quả:
+ Gây cháy rừng
+ Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp va lâm nghiệp
+ Ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống con người
- Biện pháp:
+ Trồng rừng
+ Phát triển các công trình thủy lợi
đ/ Các thiên tai khác: Động đất, lốc, mưa đá, sương muối…
3/ Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường
- Duy trì hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu
- Đảm bảo sự giàu có về vốn gen
- Đảm bảo việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được
- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu cuộc sống của con người
- Phấn đấu đạt tới trạng thái dân số ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên
- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và bảo vệ môi trường
Bài 16
Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta
1/ Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc
a/ Đông dân
- Nước ta đông dân: có 84 156 nghìn người(Năm 2006) đứng hàng thứ 3 đông nam á và đứng hàng thứ 13 thế giới.
- Thuận lợi: có nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Khó khăn cho việc phát triển kinh tế, khó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân
b/ Có nhiều thành phần dân tộc
- Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh chiếm 86,2% dân số, các dân tộc khác chiếm 13,8% dân số
- Thuận lợi: văn hóa đa dạng
- Khó khăn cho việc đoàn kết dân tộc, đời sống các dân tộc khác khó khăn
- Nước ta có 3,2 triệu người Việt sống ở nước ngoài
2/ Dân số nước ta tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
a/ Dân số nước ta tăng nhanh
- Dân số nước ta tăng nhanh: từ 1921 đến 1954 dân số nước ta tăng chậm, từ 1954 đến 1999 dân số nước ta tăng nhanh dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số trong giai đoạn này. Từ 1999 đến nay tốc độ tăng dân số chậm lại nhưng còn cao hơn mức trung bình thế giới và quy mô tăng dân số còn cao.
- Các nguyên nhân làm cho dân số nước ta tăng nhanh: phong tục tập quán, tâm lí người dân, trình độ phát triển kinh tế xã hội, chính sách phát triển dân số trong giai đoạn này chưa có hiệu quả.
- Dân số tăng nhanh có thuận lợi và khó khăn. Trong giai đoạn nước ta hiện nay dân số tăng nhanh gây khó khăn:
+ Tài nguyên môi trường bị suy giảm và ô nhiễm
+ Làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế
+ Chất lượng cuộc sống chậm được nâng cao, thiếu việc làm và thất nghiệp còn nhiều
b/ Cơ cấu dân số thuộc loại trẻ
- Cơ cấu dân số nước ta thuộc loại trẻ và có xu hướng đang già đi, nhưng tỉ lệ người dưới độ tuổi lao động và trong độ tuổi lao động còn chiếm tỉ lệ cao
+ Từ 0 đến 14 tuổi: chiếm tỉ lệ 27% có xu hướng giảm
+ Từ 15 đến 59 tuổi: chiếm tỉ lệ 64% có xu hướng tăng
+ Trên 60 tuổi: chiếm tỉ lệ 9% có xu hướng tăng
- Thuận lợi: nguồn lao động dự trử dồi dào, nguồn lao động bổ xung lớn, người lao động tiếp thu nhanh khoa học kĩ thuật
- Khó khăn cho việc giải quyết việc làm. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao.
3/ Phân bố dân cư chưa hợp lí
- Mật độ dân số nước ta là: 254 người/km2
- Dân số phân bố không đều giũa các vùng: tập trung đông đúc ở đồng bằng và thưa thớt ở trung du miền núi
dân số phân bố không đều giũa thành thị và nông thôn: dân thành thị chiếm tỉ lệ nhỏ và có xu hướng tăng, dân nông thôn chiếm tỉ lệ lớn và có xu hướng giảm
- Dân số phân bố không đều gây khó khăn cho việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên mỗi vùng
4/ Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng lao động có hiệu quả
- Kiềm chế tốc độ tăng dân số
- Thực hiện chính sách chuyển cư giữa các vùng
- Chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
- Phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn
Bài 17
Lao động và việc làm
1/ Nguồn lao động
a/ Thế mạnh:
- Nguồn lao động nước ta dồi dào: dân số hoạt động kinh tế có 42,3 triệu người chiếm 51,2% tổng số dân
- Hàng năm lao động tăng thêm hơn 1 triệu người
- Người lao động việt nam cần cù khéo tay, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất
- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhờ thành tựu của ngành giáo dục và y tế
b/ Hạn chế:
- ...
 
Top