Jordon

New Member

Download miễn phí Bốn bước hướng dẫn để lắp đặt thêm RAM





RAM (Random Access Memory)
Rất nhiều người nghĩ là RAM khác với ROM trên nhiều khía cạnh nhưng
thực tế RAM chẳng qua là thế hệ sau của ROM mà thôi. Cả RAM và
ROM đều là "random access memory" cả, tức là thông tin có thể được
truy cập không cần theo thứ tự. Tuy nhiên ROM chạy chậm hơn RAM rất
nhiều. Thông thường ROM cần trên 50ns để vận hành thông tin trong khi
đó RAM cần dưới 10ns (do cách chế tạo). Tôi sẽ trở lại với phần "shadow
BIOS ROM" sau nầy



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Bốn bước hướng dẫn để lắp đặt thêm RAM
Việc thêm RAM thường là nầng cấp hiệu quả nhất để bạn có tăng tốc
độ máy tính. Các máy tính dù mới cũng sẽ đòi hỏi nhiều RAM hơn
chỉ sau vài năm khi bạn sử dụng thêm các phần mềm mới mà vẫn
cần đảm bảo tốc độ. Bên cạnh đó các hệ điều hành mới luôn yêu cầu
thêm nhiều bộ nhớ. Khi một máy tính không đủ RAM nó sẽ trao đổi
luồng dữ liệu với ổ đĩa cứng, điều đó khiến hệ thống của bạn hoạt
động chậm chạp.
Dưới đây, chúng tui chỉ cho bạn cách làm thế nào để chuẩn đoán bộ nhớ
tối thiểu và những gì phải thực hiện cho việc nâng cấp RAM.
Làm thế nào để biết được cần bao nhiêu RAM là đủ?
Kiểm tra cách sử dụng RAM của máy
tính bằng cách mở Windows Task
Manager. Nhấn Ctrl-Alt-Del (người
dùng Vista phải click vào Start Task
Manager) và click vào Performance
tab. Nếu con số bên cạnh 'Available'
(hay 'Free' trong Vista) dưới phần
'Physical Memory' dao động gần 0 thì
máy tính của bạn hoạt động rất chậm và
nó cần thêm RAM.
Vậy bao nhiêu RAM là đủ?
Người dùng Windows XP thông thường
sẽ hài lòng với 1GB RAM. Trong bài thí nghiệm của chúng tôi, máy tính
này liên quan đến việc xử lý ảnh và sử dụng Nero Express để ghi đĩa CD,
nhanh hơn một đến ba lần khi chúng tui nâng cấp từ 512KB lên 1GB
RAM. Những người dùng khác, ở đây chúng tui đang muốn nói tới những
người sử dụng cùng một lúc nhiều chương trình hay những người làm
việc với video số hay các file đồ họa lớn khác sẽ mong muốn ít nhất là
2GB RAM. Nếu bạn đang có ý định nâng cấp máy tính lên Windows
Vista thì bạn cũng cần có 1GB nhưng chúng tui khuyên bạn nên sử
dụng đến 2GB RAM.
Nên chọn loại RAM nào?
RAM có rất nhiều loại, chúng gồm có DDR, DDR2 và DDR3. Các công
nghệ mới thường cho hiệu suất tốt hơn nhưng hầu hết các bo mạch chủ
chỉ chấp nhận một loại RAM. Hãy kiểm tra máy tính của bạn để tìm ra
loại RAM thiết và chúng được cài đặt như thế nào. Các hãng RAM như
Crucial và Kingston thường có công cụ trực tuyến để giúp bạn phân biệt
được đúng RAM cho nhiều máy tính và bo mạch chủ. Hầu hết các máy
tính được nâng cấp ngày nay đang sử dụng bộ nhớ dual-channel, chính vì
vậy bạn phải cài đặt thành các cặp thì mới cho hiệu suất cao. Vì vậy việc
thêm hai module 512MB thay vì một module 1GB là tốt hơn.
Việc tốn thêm một vài dollar để mua RAM của các hãng sản xuất tin cậy
như Crucial hay Kingston là thực sự quan trọng.
Bạn cần những gì khi thêm RAM?
Các công cụ: Các cửa hàng máy tính địa phương sẽ có một công cụ
không quá 15$ để giúp bạn tránh việc tĩnh điện.
Tài liệu: Nhiều bo mạch chủ yêu cầu các cặp module được định vị trên
các rãnh cụ thể hay cặp socket RAM. Hãy tham khảo trong tài liệu của
bạn trước khi tiến hành nâng cấp.
Lắp đặt một RAM như thế nào?
1. Tháo máy tính và mở CASE ra. Đặt nó sao cho bạn có thể cảm giác
thoải mái để có thể tháo gỡ được những thứ bên trong CASE. Nếu nâng
cấp RAM cho một máy tính xách tay bạn nên quan sát panel ở phần dưới
của máy được bảo vệ bởi một hay hai ốc và cẩn thận tháo panel đó.
2. Bảo vệ các mạch điện nhỏ tinh tế bên trong máy tính khỏi việc tĩnh
điện bằng cách tiếp đất. Nói chung bạn nên đi một đôi dép để cách đất
bản thân bạn khi bạn chạm vào CASE hay các thành phần bên trong.
3. Kiểm tra tài liệu của máy tính để phân định ra các socket RAM chính
xác để đưa vào. Tháo bất kỳ vật cản trở nào như dây cáp nguồn hay quạt
tản nhiệt trên bo mạch chủ.
3. Nếu cần tháo một RAM đã có trên main, bạn chỉ cần nhẹ nhành đẩy hai
cái kẹp ở hai bên đầu. Thanh RAM khi đó sẽ bật lên và bạn dễ dàng nhấc
chúng ra ngoài được.
5. Lấy các thanh RAM mới ra khỏi vỏ bọc và đặt chúng trên vỏ bọc. Một
chi tiết khi cầm thanh RAM đó là bạn nên kẹp giữ nó ở các cạnh; tránh
việc chạm vào các con chíp hay mạch điện trên mặt thanh RAM.
6. Để lắp đặt một thanh RAM, bạn mở hai chốt
hai bên của mỗi một socket bằng cách ấn nhẹ
chúng xuống. Sau đó bạn căm thanh RAM của
bạn theo đúng khe, khi bạn cắm thì hai lẫy kẹp
bên ngoài lúc này nâng lên và kẹp chặt và giữ
thanh RAM vững chắc.
Những người dùng máy tính xách tay nên quay
mặt về phía dưới của socket bộ nhớ, cẩn thận với cái khía hình chữ V trên
thanh RAM với socket của nó. Bạn đẩy thanh RAM vào một cách cẩn
thận cho tới khi các lẫy giữ đã định vị nó an toàn.
7. Lắp ráp lại máy tính, bật nguồn và nhớ nhìn trên màn hình trong suốt
quá trình nó khởi động để xác nhận rằng hệ thống của bạn đã nhận ra
RAM mới. Nếu nó không nhận được, bạn hãy khởi động lại máy tính, vào
chương trình CMOS và kiểm tra xem máy tính của bạn có nhận ra bộ nhớ
mới không. (Để thực hiện điều này, bạn nhấn phím Del hay F1 trong quá
trình khởi động lại máy.) Nếu bộ nhớ mới vẫn chưa nhận, bạn nên thoát
chương trình setup, tắt máy tính và mở CASE, cắm lại các thanh RAM là
xong.
Memory-RAM-Một số thuật ngữ và kĩ thuật
System memory: khi ta nói đến "memory" thì có lẽ hơi mơ hồ và khó
hiểu cho rất nhiều bạn, nhất là những bạn chưa có quen biết vi cấu trúc
máy tính nhiều. Thực ra từ memory trong quá khứ được diễn tả như đại
diện cho tất cả "vùng nhớ" trong computer ngoại trừ CPU. Ðó là trong
quá khứ khi mà vi tính chưa phát triễn mạnh mẽ, chứ nếu dùng từ
memory mà đề cập trong những thế hệ máy tính hiện nay thì danh từ nầy
hoàn toàn mù mờ và không chích xác diễn tả các bộ phận trong máy vi
tính nửa. Chúng ta có RAM, ROM, DRAM, SRRAM, DDR SDRAM...
Ðể tránh sự lẫn lộn, tui xin phép diễn tả ngắn gọn về memory và các thuật
ngữ liên quan để bạn hiểu rõ.
Memory: Memory đơn giản là một thiết bị nhớ nó có thể ghi và chứa
thông tin. ROM, RAM, Cache, Hard disk, Floppy disk, CD.... đều có thể
gọi là memory cả (vì nó vẫn lưu thông tin). Dù là loại memory nào bạn
cũng nên để ý đến các tính chất sau đây:
 Sức chứa: thiết bị có thể chứa được bao nhiêu? Ví dụ: CD chứa
được 650MB-700MB, Floppy disk chứa được 1.4MB, Cache chứa
được 256KB...
 tốc độ truy nhập: bạn nên lưu ý đến tốc độ vận truyền thông tin
của thiết bị. Bạn có memory loại "chạy lẹ" khi mà thời gian truy
cập thông tin ngắn hơn. Đây là phần quan trọng quyết định tốc độ
truy cập của thiết bị. Ví dụ đơn giản là nếu bạn có con CPU chạy
tốc độ 1.5Ghz trong khi đó hard disk của bạn thuộc loại "rùa bò"
thì dù CPU có lẹ đến đâu nó cũng đàng phải....chờ thôi!
Tính về tốc độ thì CPU bao giờ cũng lẹ nhất, sau đó là Cache, sau
nữa là các loại RAM.
 Interface: bạn nên xem cấu trúc bên ngoài của memory nó có phù
hợp với (ăn khớp) các thiết bị khác của bạn không. Ví dụ, nhiều
loại RAM tren thị trường có số chân cắm và đặc tính khác nhau. Để
phù hợp cho motherboard của bạn, bạn nên xem xét motherboard
trước khi mua memory.
Các loại memory
ROM (Read Only Memory)
Ðây là loại memory dùng trong các hãng sãn xuất là chủ yếu. Nó có đặc
tính là thông tin lưu trữ trong ROM không thể xoá được và không sửa
được, thông tin ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top