Download miễn phí Bài giảng Thiết kế, cài đặt và điều hành mạng





MỤC LỤC
Chương 1. Tổng quan về mạng máy tính 2
Bài 1. Khái niệm cơ bản về mạng máy tính 4
I. Mở đầu. 4
II. Các khái niệm cơ bản 4
III. Phân loại mạng máy tính 9
Bài 2. Kiến trúc phân tầng và mô hình OSI 12
I. Kiến trúc phân tầng 12
II. Một số khái niệm cơ bản 13
III. Mô hình OSI 14
Chương 2. Mạng cục bộ – mạng lan 21
Bài 1. Giới thiệu chung 21
I. Mở đầu 21
II. Hệ điều hành mạng 21
Bài 2. Kỹ thuật mạng cục bộ 23
I. Topology 23
II. Đường truyền vật lý 25
Bài 3. Các phương pháp truy nhập đường truyền vật lý 27
I. Giới thiệu 27
II. Phương pháp CSMA/CD 27
III. Phương pháp Token BUS (phương pháp bus với thẻ bài) 28
IV. Phương pháp Token Ring 30
V. So sánh 31
Bài 4. Các thành phần mạng cục bộ 31
I. Phần cứng 31
II. Phần mềm 34
Bài 5. Các chuẩn LAN 34
I. Ethernet 34
II. Token Ring 41
III. FDDI (Fiber Distrubuted Data Interface) 41
IV. Bài tập 42
Bài 6. Quy trình thiết kế 43
I. Phân tích 44
II. Đánh giá lưu lượng truyền 44
III. Tính toán số trạm làm việc 45
IV. Ước lượng băng thông cần thiết 45
V. Dự thảo mô hình mạng 45
VI. Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu 45
VII. Tính toán giá 46
VIII. Xây dựng bảng địa chỉ IP 46
IX. Vẽ sơ đồ cáp 46
Bài tập thực hành 47
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

p dài thành nhiều gói tin và gộp các gói nhỏ thành một bộ
Tầng này tạo ra một kết nối cho mỗi yêu cầu của tầng trên nó. Khi có nhiều yêu cầu từ tầng trên với thông lượng cao thì nó có thể tạo ra nhiều kết nối và cùng một lúc có thể gửi đi nhiều bó tin trên đường truyền
e. Tầng phiên (Session)
Cung cấp phương tiện truyền thông giữa các ứng dụng: cho phép người sử dụng trên các máy khác nhau có thể thiết lập, duy trì, huỷ bỏ và đồng bộ hoá các phiên truyền thông giữa họ với nhau.
Nhiệm vụ chính:
+ Quản lý thẻ bài đối với những nghi thức: hai bên kết nối để truyền thông tin không đồng thời thực hiện một số thao tác. Để giải quyết vấn đề này tầng phiên cung cấp 1 thẻ bài, thẻ bài có thể được trao đổi và chỉ bên nào giữ thẻ bài mới có thể thực hiện một số thao tác quan trọng
+ Vấn đề đồng bộ: khi cần truyền đi những tập tin dài tầng này chèn thêm các điểm kiểm tra (check point) vào luồng dữ liệu. Nếu phát hiện thấy lỗi thì chỉ có dữ liệu sau điểm kiểm tra cuối cùng mới phải truyền lại
f. Tầng trình diễn (Presentation)
Quyết định dạng thức trao đổi dữ liệu giữa các máy tính mạng. Người ta có thể gọi đây là bộ dịch mạng. Ở bên gửi, tầng này chuyển đổi cú pháp dữ liệu từ dạng thức do tầng ứng dụng gửi xuống sang dạng thức trung gian mà ứng dụng nào cũng có thể nhận biết. Ở bên nhận, tầng này chuyển các dạng thức trung gian thành dạng thức thích hợp cho tầng ứng dụng của máy nhận.
Tầng trình diễn chịu trách nhiệm chuyển đổi giao thức, biên dịch dữ liệu, mã hoá dữ liệu, thay đổi hay chuyển đổi ký tự và mở rộng lệnh đồ hoạ.
Nén dữ liệu nhằm làm giảm bớt số bít cần truyền
Ở tầng này có bộ đổi hướng hoạt đông để đổi hướng các hoạt động nhập/xuất để gửi đến các tài nguyên trên mấy phục vụ
g. Tầng ứng dụng (Application)
Cung cấp các phương tiện để người sử dụng có thể truy nhập được vào môi trường OSI, đồng thời cung cấp các dịch vụ thông tin phân tán.
Tầng này đóng vai trò như cửa sổ dành cho hoạt động xử lý các trình ứng dụng nhằm truy nhập các dịch vụ mạng. Nó biểu diễn những dịch vụ hỗ trợ trực tiếp các ứng dụng người dùng, chẳng hạn như phần mềm chuyển tin, truy nhập cơ sở dữ liệu và email.
Xử lý truy nhập mạng chung, kiểm soát lỗi và phục hồi lỗi.
3. Dịch vụ và hàm
Dịch vụ là một dãy, một tập các thao tác sơ cấp hay là các hàm nguyên thủy mà một tầng cung cấp cho tầng trên nó. Dịch vụ liên quan đến 2 tầng kề nhau
a. Dịch vụ định hướng liên kết và dịch vụ không liên kết
Ở mỗi tầng trong mô hình OSI có hai loại dịch vụ: dịch vụ định hướng liên kết (connection - oriented service) và dịch vụ không định hướng liên kết (connectionless service)
Dịch vụ định hướng liên kết: là dịch vụ theo mô hình điện thoại, trước khi truyền dữ liệu cần thiết lập một liên kết logic giữa các thực thể đồng mức
Dịch vụ không liên kết: không cần thiết lập liên kết logic và một đơn vị dữ liệu được truyền là độc lập với các đơn vị dữ liệu trước hay sau nó. Loại dịch vụ này theo mô hình bưu điện: mỗi bản tin hay mỗi bức thư cần có một địa chỉ cụ thể bên nhận
Trong phương pháp liên kết quá trình truyền thông gồm có 3 giai đoạn:
Thiết lập liên kết (logic): hai thực thể đồng mức ở hai hệ thống sẽ thương lượng với nhau về tập các tham số sẽ sử dụng trong giai đoạn truyền sau (thể hiện bằng hàm CONNECT)
Truyền dữ liệu: dữ liệu được truyền với các cơ chế kiểm soát và quản lý kèm theo (kiểm soát lỗi, kiểm soát luồng dữ liệu, cắt/hợp dữ liệu,...) để tăng độ tin cậy và hiệu quả của việc truyền dữ liệu (hàm DATA).
Huỷ bỏ liên kết (logic): giải phóng các tài nguyên hệ thống đã được cấp phát cho liên kết để dùng cho các liên kết khác (hàm DISCONNECT)
Trong mỗi loại dịch vụ được đặc trưng bằng chất lượng dịch vụ. Có dịch vụ đòi hỏi bên nhận tin gửi thông báo xác nhận khi đó độ tin cậy được bảo đảm
Có những ứng dụng không chấp nhận sự chậm trễ do phải xác nhận sự truyền tin (VD hệ thống truyền tin). Nhưng có nhiều ứng dụng như thư tín điện tử người gửi chỉ cần có một dịch vụ với độ tin cậy cao, chấp nhận sự chậm trễ
b. Các hàm nguyên thuỷ của dịch vụ
Một dịch vụ gồm 1 số thao tác sơ cấp hay các hàm nguyên thuỷ. Một thực thể cung cấp dịch vụ cho một thực thể ở tầng trên nó thông qua việc gọi các hàm nguyên thuỷ. Các hàm nguyên thuỷ chỉ rõ chức năng cần thực hiện và dùng để chuyển dữ liệu vào thông tin điều khiển. Có 4 hàm nguyên thuỷ được dùng để xác định tương tác giữa các tầng kề nhau
Request (yêu cầu): người sử dụng dịch vụ dùng để gọi chức năng hay yêu cầu thực thể khác thực hiện một công việc nào đó.
Indication (chỉ báo): người cung cấp dịch vụ dung để gọi một chức năng nào đó, chỉ báo một chức năng đã được gọi ở một điểm truy nhập dịch vụ
Response (trả lời): người sử dụng dịch vụ dùng để hoàn tất một chức năng đã được gọi từ trước bởi một hàm nguyên thuỷ Indication ở điểm truy nhập dịch vụ đó
Confirm (xác nhận): người cung cấp dịch vụ dùng để hoàn tất một chức năng đã được gọi từ trước bởi một hàm nguyên thuỷ Response tại điểm truy nhập dịch vụ
Quy trình thực hiện một giao tác giữa hai hệ thống A và B :
Tầng N+1 của A gửi xuống tầng N kề dưới nó một hàm Request
Tầng N của A cấu tạo một đơn vị dữ liệu để gửi yêu cầu đó sang tầng N của B theo giao thức tầng N đã xác định
Nhận được yêu cầu, tầng N của B chỉ báo lên tầng N+1 kề trên nó bằng hàm Indication
Tầng N của B trả lời bằng hàm Response gửi xuống tầng N kề dưới nó
Tầng N của B cấu tạo một đơn vị dữ liệu để gửi trả lời đó về tầng N của A theo giao thức tầng N đã xác định
Nhận được trả lời, tầng N của A xác nhận với tầng N+1 kề trên nó bằng hàm Confirm, kết thúc một giao tác giữa hai hệ thống.
Các thao tác sơ cấp nói chung là có tham số (VD Connect.Request). Các tham số gồm:
Địa chỉ máy gọi
Địa chỉ máy nhận
Loại dịch vụ
Kích thước cực đại của bản tin
Nếu thực thể bị gọi không chấp nhận kích thước cực đại mà bản tin đưa ra nó có thể yêu cầu kích thước mới trong thao tác của hàm Response. Các chi tiết của quá trình thoả thuận là một phần của nghi thức. Các dịch vụ có thể xác nhận hay không xác nhân.
Các dịch vụ xác nhận có thể có các hàm nguyên thuỷ: Request, Indication, Response, Confirm
Dịch vụ không xác nhận có hai hàm nguyên thuỷ: Resquest, Indication
Trong thực tế loại dịch vụ connect luôn luôn là có xác nhận, còn các loại dịch vụ DATA là không xác nhận hay có xác nhận
STT
Hàm nguyên thuỷ
Ý nghĩa
CONNECT.Request
Yêu cầu thiết lập liên kết
CONNECT.Indication
Báo cho thực thể bị gọi
CONNECT.Response
Đồng ý hay không đồng ý
CONNECT.Confirm
Xác nhận với bên gọi việc kết nối có được chấp nhận hay không
DATA.Request
Bên gọi yêu cầu truyền dữ liệu
DATA.Indication
Báo cho bên nhận biết là dữ liệu đã đến
DISCONNECT.Request
Yêu cầu huỷ bỏ liên kết
DISCONNECT.Indication
Báo cho bên nhận
Ví d...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top