Download miễn phí Bài giảng .Net framework 3.5





Phần 1.
Introducing ASP.NET AJAX (part 1 trong giáo trình)
Microsoft AJAX Library (part 2 trong giáo trình)
 
Introducing ASP.NET AJAX
 
Phần này giới thiệu cho sinh viên tổng quan về ASP.NET AJAX. Vì trong khoảng thời gian có hạn của chương trình dạy, không thể giảng cho sinh viên từ phần ASP.NET nên trước khi vào nội dung chính giáo viên có thể nên giới thiệu qua về ASP.NET để sinh viên có thể hiểu được nội dung chương này.
 
Các nội dung chính cần truyền đạt cho sinh viên:
- What is Ajax?
Giới thiệu cho sinh viên khái niệm AJAX. Ajax là một kỹ thuật phát triển web có tính tương tác cao bằng cách kết hợp các ngôn ngữ: HTML (hay XHTML) với CSS trong việc hiển thị thông tin; Mô hình DOM (Document Object Model), được thực hiện thông qua JavaScript, nhằm hiển thị thông tin động và tương tác với những thông tin được hiển thị, Đối tượng XMLHttpRequest để trao đổi dữ liệu một cách không đồng bộ với máy chủ web. (Mặc dù, việc trao đổi này có thể được thực hiện với nhiều định dạng như HTML, văn bản thường, JSON và thậm chí EBML, nhưng XML là ngôn ngữ thường được sử dụng); XML thường là định dạng cho dữ liệu truyền, mặc dầu bất cứ định dạng nào cũng có thể dùng, bao gồm HTML định dạng trước, văn bản thuần (plain text), JSON và ngay cả EBML. Giáo viên cần nhấn mạnh cho sinh viên Ajax tự nó không phải là một công nghệ mà là một thuật ngữ mô tả việc sử dụng kết hợp một nhóm nhiều công nghệ với nhau.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

cách “bắt” các sự kiện liên quan đến ứng dụng. Ví dụ:
Activated Event
Deactivated Event
SessionEnding Event
Supporting Application-Level Navigation Events:
Navigating
NavigationProgress
Navigated
LoadCompleted
Giáo viên nên hướng dẫn sinh viên bằng cách demo trên Visual Studio hay qua video.
Window Management
Using the Window Object
Using the NavigationWindow Object
Using the Page Object
Trình bày cho sinh viên cách sử dụng một số đối tượng khác trong Window Management.
Building Your First WPF Application
Phần này giáo viên demo cho sinh viên cách tạo một ứng dụng WPF với Visual Studio. Giáo viên cần giới thiệu cho sinh viên khi nhìn thấy trực quan từng bước khi tạo một ứng dụng WPF. Sinh viên cần nắm được các file được tạo ra khi tạo một ứng dụng WPF.
Phần 3.
Exploring the Layout Controls (part 5 trong giáo trình)
Working with XAML Controls (part 6 trong giáo trình)
Các nội dung cần truyền đạt cho sinh viên:
Exploring the Layout Controls
Bản chất của WPF là tạo giao diện tương tác người dùng nên layout tool là một phần rất quan trọng.
Một số kiểu layout cơ bản:
A StackPanel
A DockPanel
A Grid
A Canvas
A WrapPanel
Giáo viên hướng dẫn sinh viên thấy được đặc điểm của từng loại, gợi ý các trường hợp sử dụng từng loại panel. Cách truyền đạt tốt nhất là giáo viên demo trực tiếp trên Visual Studio hay video.
Working with XAML Controls
Một phần rất quan trọng nữa trong phần thiết kế giao diện là các control. Ở đây là các XAML control. Giáo viên cần hướng dẫn cho sinh viên cách sử dụng một số control cơ bản thường gặp như là:
Button Control
CheckBox Control
ComboBox Control
Giáo viên nên hướng dẫn thật cẩn thận một vài control. Từ cách thiết kế các thuộc tính giao diện đến “bắt” các sự kiện. Có thể hướng dẫn trên Visual Studio.
Chẳng hạn với ComboBox Control:
Giáo viên hướng dẫn sinh viên cách thêm dữ liệu vào trong control. Ở đây có thể sử dụng mã XAML. Giáo viên chỉ cho sinh viên cách xem mã XAML của control để thêm các tùy biến của mình vào.
Giáo viên hướng dẫn sinh viên cách “bắt” một số sự kiện tiêu biểu của comboBox, ví dụ:
DropDownOpened Event
DropDownClosed Event
Handling Selection Changes
Handling Mouse Moves
Có thể có một số sinh viên chưa nắm được khái niệm “bắt” sự kiện, giáo viên nên giới thiệu qua và chỉ ra trên ngay trên ví dụ cách thực thi của việc “bắt” sự kiện.
Performing Data Binding with XAML Controls
Giáo viên trình bày cho sinh viên khái niệm data binding. Đây là một vấn đề khá quan trọng trong lập trình ứng dụng. Khi ứng dụng của chúng ta làm việc với các nguồn dữ liệu thì cần binding nó với các control để tương tác với người sử dụng. Một số nội dung cần truyền đạt đến sinh viên:
XML Binding
Binding từ dữ liệu XML. Một đặc tính rất mạnh của binding dữ liệu trong WPF là khả năng binding một hay nhiều control đến nguồn dữ liệu XML.
Object Data Source Binding
Binding dữ liệu từ cơ sở dữ liệu. Đây là công việc truyền thống mà rất nhiều lập trình viên phát triển ứng dụng phải thực hiện.
Trong phần này giáo viên nên hướng dẫn cụ thể cho sinh viên qua Visual Studio hay qua video.
Phần 4.
Working with Graphics, Media and Animations (part 7 trong giáo trình)
New in WPF 3.5 (part 8 trong giáo trình)
Future Directions of WPF (part 9 trong giáo trình)
Các nội dung cần truyền đạt cho sinh viên:
Working with Graphics, Media and Animations
Introducing the Graphics APIs
WPF cung cấp một thư viện các hàm API hỗ trợ các xử lý đồ họa. Giáo viên hướng dẫn cho sinh viên cách sử dụng một số hàm API cơ bản:
Brushes
Shapes
Transformations
Imaging
Animations
Using Multimedia
Nhấn mạnh core của Multimedia trong WPF nằm trong lớp MediaElement . Giáo viên hướng dẫn sinh viên cách sử dụng lớp MediaElement qua một ví dụ cụ thể.
Working with Animation
Đây là phần hướng dẫn cách làm việc với animation. Các nội dung cần truyền tải đến cho sinh viên bao gồm:
Understanding the Animation Types
Using Keyframe-Based Animation
Animations Using Storyboards and TimeLine Classes
Working with Animation and Timelines with Interactive Designer
Assigning Animations to Events in Interactive Designer
Animation là một phần tương đối lạ đối với nhiều sinh viên. Giáo viên cần giải thích rõ cho sinh viên các loại animation, khái niệm keyframe và timeline. Có thể gợi ý cho sinh viên liên tưởng đến cách làm Flash để dễ hình dung hơn. Trong phiên bản Visual Studio 2008, giáo viên hướng dẫn sinh viên cách làm việc với animation trong Interactive Designer, cách gán các animation cho các sự kiện.
Giáo viên có thể sử dụng một sản phẩm đã chuẩn bị trước từ nhà để demo cho sinh viên thấy tính hấp dẫn của đặc tính hỗ trợ animation mạnh mẽ của WPF.
New in WPF 3.5 (part 8 trong giáo trình)
Phần này sẽ trình bày các điểm mới của WPF trong .Net framework 3.5. So sánh WPF trong phiên bản .Net framework 3.5 với WPF trong phiên bản .Net framework 3.0.
Một số nét mới có thể giới thiệu với sinh viên gồm có:
Applications
Graphics
3-D Graphics
Data Binding
Controls
Documents
Annotations
Trong phần này giáo viên có thể yêu cầu sinh viên về nhà tìm hiểu thêm các đặc điểm mới của WPF 3.5. Có thể yêu cầu sinh viên kiểm chứng bằng lập trình thực tế, cũng có thể hình thành các nhóm thực nghiệm, kiểm tra các đặc điểm mới của WPF 3.5.
Future Directions of WPF
Phần cuối cùng sẽ trình bày một số hướng phát triển tương lai của WPF. Các nội dung cần trình bày cho sinh viên gồm có:
Advantages and Disadvantage WPF
Phân tích một số ưu điểm và khuyết điểm của WPF để từ đó dễ dàng hơn trong việc đánh giá các xu thế tương lai của công nghệ này.
WPF and Windows Vista
Window Vista là hệ điều hành window mới nhất của Microsoft. Việc đánh giá WPF và Window Vista là một nội dung cần thiết.
WPF and XAML
WPF and Silverlight
Silverlight là một công nghệ Là một plug-in của trình duyệt, Silverlight mang sức mạnh âm thanh và video cải tiến đến với các ứng dụng Web. Nó cũng được coi là lời phúc đáp của Microsoft với công nghệ Flash đang rất phổ biến của đối thủ Adobe. WPF và Silverlight liên hệ mật thiết với nhau. Phần giới thiệu Silverlight và WPF sẽ giúp sinh viên tiếp cận với một công nghệ mới, đầy tiềm năng.
Thực hành:
Lab 5.
Bài tập về nhà:
Exercise 5.
CHƯƠNG 6
Windows Communication Foundation
Chương này trình bày công nghệ Windows Communication Foundation (WCF) là một bộ công cụ hỗ trợ thực hiện ứng dụng theo kiến trúc hướng dịch vụ (SOA). WCF được xuất hiện từ phiên bản 3.0 và cũng giống như WPF nó vẫn là một thành phần quan trọng trong phiên bản .Net framework 3.5. Nội dung của chương này bao gồm giới thiệu về WCF, cách sử dụng WCF, trình bày một số điểm mới của WCF trong phiên bản .Net framework 3.5.
Kế hoạch giảng
Đây là chương có nội dung khá dài, giáo viên nên tách thành 2 phần. Mỗi phần sẽ giảng trong thời gian 3 tiết.
Phần 1.
Introduction (part 1 trong giáo trình)
Programming Model (part 2 trong giáo trình)
Introduction
Các nội dung cần truyền đạt cho sinh viên:
Đây là phần giới thiệu, giúp sinh viên có được cái nhìn tổng quan về WCF. Giáo viên cần trình bày cho sinh viên các nội dung: WCF là gì? Tại sao nên sử dụng WCF? Lợi ích của việc sử dụng công nghệ này?
What is WCF?
Cần nhấn mạnh lại cho sinh viên, WCF là một bộ công cụ dùng để phát triển nhanh các ứng dụng theo kiến trúc hướng dịch vụ.
WCF Design Goals
Basic conceptions: Trình bày một số khái ...
 
Top