Derrall

New Member

Download miễn phí Đề tài Biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hai buổi trên ngày ở trường THCS Hoàng Hoa Thám





MỤC LỤC
 
MỤC TÊN MỤC LỤC TRANG
PHẦN MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài 2
1 Lý do khách quan 2
2 Lý do chủ quan 3
II Mục đích nghiên cứu 3
III Nhiệm vụ nghiên cứu 3
IV Giới hạn của đề tài 3
PHẦN NỘI NUNG
A CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
I Những vấn đề lý luận 4
1 Một số từ ngữ dùng trong đề tài 4
2 Một số vấn đề về mặt lý luận 4
II Cơ sở pháp lý 6
B HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC DẠY HỌC HAI BUỔI
I Đặc điểm tình hình 6
1 Đặc điểm 6
2 Thuận lợi 6
3 Khó khăn 7
II Tổ chức thực hiện dạy học hai buổi 7
1 Chỉ đạo thực hiện 7
2 Hình thức tổ chức 7
3 Kinh phí cho việc hoạt động 9
III Kết quả đạt được trong quá trình thực hiện 9
IV Những ưu điểm và khó khăn trong quá trình thực hiện 10
1 Ưu điểm 10
2 Khó khăn 10
C BÀI HỌC VÀ CÁC GIẢI PHÁP LÂU DÀI 11
I Bài học 11
II Các giải pháp 11
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I Đánh gia công tác tổ chức 13
II Kiến nghị 14
THAY LỜI KẾT 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ốt nghiệp THCS.
- Độ tuổi giáo dục trung học cơ sở là từ 11 đến hết 18 tuổi.
- Người đạt trình độ trung học cơ sở là người được cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở theo quy định tại điều 27 của Luật giáo dục.
2. Một số nhận thức về mặt lý luận:
Từ khi xã hội loài người có một hiện tượng nảy sinh phát triển và cùng tồn tại với loài người đó là hiện tượng dạy và học gọi chung là giáo dục. Hiện tượng này biểu hiện ở chỗ, thế hệ đi trước truyền lại những kinh nghiệm cho thế hệ sau.Thế hệ sau lĩnh hội những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống và các hoạt động xã hội khác để tồn tại và phát triển. Truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm đã được tích luỹ trong quá trình lịch sử phát triển xã hội loài người, đó là nét đặc trưng cơ bản của giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội.
Có thể nói giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt vì nó chỉ có ở loài người.Việc tiếp thu các kinh nghiệm ở loài người khác về chất so với loài vật ở chỗ, con người tiếp thu có ý thức, có chọn lọc và sáng tạo trong khi loài vật không có ý thức hành vi được lập lại nhiều đời do bản năng. Một quy luật của tiến bộ xã hội là thế hệ đi sau phải lĩnh hội được tất cả kinh nghiệm xã hội do thế hệ trước tích luỹ và truyền lại. Đồng thời phải làm phong phú thêm những kinh nghiệm đó. Chính vì vậy giáo dục đã tái sản xuất những nhân cách, những nhu cầu năng lực của con người. Nhờ giáo dục các thế hệ đang lớn lên tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hoạt động lao động lao động sản xuất và các hoạt động khác, tiếp tục gìn giữ phát triển và hoàn thiện các mối quan hệ xã hội. Chức năng giáo dục của xã hội đã góp phần tái sản xuất xã hội, vì thế giáo dục là không thể thiếu (Tất yếu) và không bao giờ mất đi (vĩnh hằng)
Theo LêNin “Giáo dục là một hiện tượng phổ biến và vĩnh hằng”.
Sản phẩm của giáo dục là nhân cách con người, được sản xuất theo quy trình công nghệ đặc biệt có khi lâu dài mới thấy được kết quả. Sản phẩm của giáo dục tham gia vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.
Giáo dục tác động đến các cấu trúc của xã hội cụ thể là các giai cấp, các tầng lớp. Các nhóm xã hội. Giáo dục góp phần làm nền cấu trúc xã hội trở nên thuần nhất, làm cho các tầng lớp xích lại gần nhau, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động tri óc với lao động chân tay...
Giáo dục có tác dụng to lớn trong việc xây dựng một thế hệ tư tưởng, một lối sống phổ biến, một trình độ văn hoá trong toàn xã hội. Đặc biệt khi đất nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, việc xây dựng một hệ tư tưởng, một lối sống lành mạnh, phù hợp với thuần phong mỹ tục, đạo đức con người mới là rất cần thiết. Ngoài ra còn thể hiện ở việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Chúng ta hoà nhập vào cộng đồng thế giới nhưng không hoà tan, tiếp thu những tinh hoa của nền văn hoá nhân loại nhưng luôn giữ vững và làm phong phú thêm bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Do đó giáo dục là quyền lợi, là hạnh phúc, là trách nhiệm của mỗi người.
Với tư cách là một bộ phận của văn hoá, giáo dục là yếu tố để xác định con người, phân biệt con người với con vật. Giáo dục là một trong những yếu tố để xác định mặt xã hội của con người. Trong quá trình phát triển của con người nhất là sự phát triển về mặt nhận thức, xã hội (Mặt tinh thần) chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố giáo dục đóng vai trò chủ đạo và giáo dục (Đặc biệt là giáo dục nhà trường) là tác động có mục đích, có nội dung, có phương pháp, có tổ chức nên làm cho quá trình phát triển diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và hệ thống hơn cả.
Một xã hội, quốc gia phát triển dựa vào 3 nguồn lực cơ bản là nhân lực, vật lực và tài lực. Trong đó nhân lực là yếu tố quyết định nhất. Trong đó đối với nhân lực con người là chủ thể, con người quyết định đường hướng và mức độ phát triển của xã hội, con người thúc đẩy và tạo ra sự phát triển. Với tư cách là khách thể, mọi sự phát triển đều hướng đến phát triển cho con người, phục vụ con người, vì con người. Các nhà nghiên cứu cho rằng, nguồn nhân lực chất lượng cao quyết định đến tốc độ phát triển nhanh của mỗi quốc gia. Nguồn nhân lực chất lượng cao cần có các yếu tố cơ bản: phát triển trí tuệ, mạnh khoẻ về thể chất, phong phú về tâm hồn, trong sáng về đạo đức. Bốn yếu tố này tạo nên thông qua hoạt động của nhiều lĩnh vực như văn hoá, y tế, thể dục thể thao... song yếu tố giáo dục giữ vai trò cơ bản trong việc tạo nên những phẩm chất cơ bản này.
Hồ Chí Minh đã xác định đúng đắn vai trò của Giáo dục và Đào tạo trong việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ. Sau khi giành đựơc độc lập, người nhấn mạnh:” Nay chúng ta giành được quyền độc lập. Một trong những công việc thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí”, vì “Nước nhà phải kiến thiết, kiến thiết cần có nhân tài”. Và người đã chỉ đạo phát triển giáo dục trong suốt thời kỳ chống Mỹ, Pháp dù trong hoàn cảnh nào cũng phải tiếp tục thi đua “Dạy tốt, học tốt”. Người chỉ rõ: “Trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, sự nghiệp giáo dục của chúng ta vẫn phát triển nhanh, mạnh hơn bao giờ hết”.
Ngày nay, đứng trước sự phát triển có tích chất toàn cầu hoá, đất nước không thể tách khỏi ảnh hưởng của quá trình này. Song để phát triển đúng hướng, đảm bảo chủ quyền dân tộc, vẫn hội nhập vào xu thế của thời đại mà không bị hoà tan vào dòng chảy chung thì nguyên tắc cơ bản để đảm bảo quá trình phát triển của ta phải là: “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người chủ nghĩa xã hội” và như vậy Việt nam phải coi nền giáo dục quốc gia của mình như một điểm nút quyết định sự chuyển động đi lên của toàn xã hội. Trong bối cảnh đó, nguồn lực con người - điều kiện của sự phát triển và bền vững sẽ được phát huy cao độ để đạt các mục tiêu kinh tế, xã hội theo con đường chúng ta đã chọn. Như vậy yếu tố không thể thiếu trong nhân cách con người Việt Nam là năng lực làm chủ công nghệ mới, tiếp cận nhanh với công nghệ hiện đại thì nền giáo dục đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu nó có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhằm góp phần phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Giáo dục còn là thước đo sự phát triển của đất nước. Hàng năm Liên Hiệp Quốc xếp hạng các nước thông qua chỉ số HDI (Humam Development Index).
Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng đất nước Việt Nam với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Để thực hiện mục tiêu nay, Đảng ta chọn con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây là một cuộc cách mạng kỹ thuật với một trình độ khoa học công nghệ cao, hiện đại và tiên tiến. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo điều kiện đưa đất n...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
V Phương hướng và biện pháp hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý hoạt động của nhân viên lễ tân tại Hội An Trails – Resort Luận văn Kinh tế 2
T Tổ chức hạch toán tiền lương, và các khoản trích theo lương, các biện pháp tăng cường công tác quản Luận văn Kinh tế 0
D Biện pháp hoàn thiện công tác tổ chức lao động tại Bưu điện Thành phố Vinh - Nghệ An Luận văn Kinh tế 2
V Biện pháp hoàn thiện quản lý tổ chức sản xuất tại xí nghiệp thiết bị nâng Luận văn Kinh tế 0
H Một số biện pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức quản lý tiền lương ở Cảng Khuyến Lươn Luận văn Kinh tế 0
H Một số biện pháp hoàn thiện công tác tổ chức quản lý lao động và tiền lương trong công ty IBD Công nghệ thông tin 0
D Tóm tắt thuyết minh Kỹ thuật biện pháp tổ chức thi công kè Kiến trúc, xây dựng 0
A Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức quản lý tiền lương tại công ty 20 - Tổng cục hậu c Công nghệ thông tin 0
S Vốn kinh doanh và các biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ p Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top