Download miễn phí Tiểu luận Tiền đề tự nhiên và tiền đề xã hội tác động tới quá trình xã hội hoá





MỤC LỤC
 
PHẦN 1: 1
VÀI NÉT CƠ BẢN VỀ XÃ HỘI HOÁ 1
1. Định nghĩa xã hội hoá 1
2. Các môi trường xã hội hoá 2
2.1. Môi trường xã hội hoá là gì? 2
2.2. Các môi trường xã hội hoá 3
2.2.1. Môi trường gia đình 3
2.2.2. Môi trường xã hội hoá trường học và các tổ chức trước tuổi đi học 4
2.2.3. Môi trường xã hội hoá của các nhóm thành viên 5
2.2.4. Thông tin đại chúng 5
3. Các quá trình xã hội hoá 6
PHẦN II: 7
TIỀN ĐỀ TỰ NHIÊN VÀ TIỀN ĐỀ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG TỚI 7
QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HOÁ 7
PHẦN 3: 13
Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 13
1. Ý nghĩa lí luận 13
2. Ý nghĩa thực tiễn 13
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

. Đây chính là quá trình xã hội hoá cá nhân.
Các nhà xã hội học từ trước đến nay khi bàn về khái niệm này đã đưa ra khá nhiều nhữngđịnh nghĩa khác nhưau.
Theo Neil Smelser (nhà xã hội học người Mĩ) cho rằng: "Xã hội hoá là một quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình". Trong định nghĩa này, vai trò của cá nhân trong quá trình xã hội hoá chỉ giới hạn trong việc tiếp nhận các kinh nghiệm, giá trị, chuẩn mực.
Hay một nhà xã hội học khác người Mĩ - Pichter, lại xem: "Xã hội hoá là một quá trình tương tác giữa người này và người khác, kết quả là một sự chấp nhưận những khuôn mẫu hành động và thích nghi với những khuôn mẫu hành động đó". Như vậy, Fichter đã chú ý nhiều hơn tới tính tích cực của cá nhân trong quá trình xã hội hoá.
Định nghĩa về khái niệm này của nhà khoa học người Nga G.Andreeva đã phát triển thêm một bước nữa và ngày nay được nhiều nhà khoa học công nhận, do đã nêu được tính hai mặt của quá trình xã hội hoá. Theo đó, "Xã hội hoá là quá trình hai mặt: một mặt cá nhưân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội, vào hệ thống các quan hệ xã hội; mặt khác cá nhân tái sản xuất một cách chủ động hệ thống các môtip quan hệ xã hội thông qua chính việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội".
Mặc dầu có nhưiều quan điểm như vậy, nhưng nhìn chung các nhà xã hội học đều gặp nhau ở một điểm: Quá trình xã hội hoá là một quá trình, tức là xã hội hoá có bắt đầu, có diễn biến và có kết thúc.
Tóm lại, có thể đưa đến một định nghĩa chung về khái niệm xã hội hoá như sau: "Xã hội hoá trước hết là quá trình tương tác giữa cá nhân và xã hội, qua đó cá nhân học hỏi, lĩnh hội, tiếp nhận nền văn hoá của xã hội như khuôn mẫu, tác phong xã hội, chuẩn mực, giá trị văn hoá xã hội để phù hợp với vai trò xã hội của mình, hoà nhập và xã hội".
Nói về vấn đề này, nhà xã hội học người Anh Berger ( 1966) đã nói: "Xã hội thâm nhập chúng ta cũng mạnh mẽ như vây bọc chúng ta. Chúng ta phụ thuộc vào xã hội chủ yếu qua sự đồng cảm chứ không phải bị chinh phục. Chúng ta bị mê hay bởi bản chất xã hội của riêng chúng ta. Những bức tường xã hội, có sẵn từ trước khi chúng ta ra đời, đã vây bọc chúng ta, nhưng cũng được chính chúng ta xây dựng nên. Chúng ta đã bị giam cầm với chính sự hợp tác của chúng ta". Theo Berger, chúng ta có vai trò với xã hội quanh ta là xây dựng xã hội và tuân thủ những quy định của xã hội. Từ đó cho ta thấy bản chất vừa là tuân thủ, vừa là sáng tạo của con người trong xã hội.
2. Các môi trường xã hội hoá
2.1. Môi trường xã hội hoá là gì?
Môi trường xã hội hoá chính là nơi cá nhân có thể thực hiện thuận lợi các tương tác xã hội của mình nhằm mục đích thu nhận và tái tạo kinh nghiệm xã hội. Dù mỗi cá nhân có bản chất xã hội và tiền đề tự nhiên phù hợp, nếu không tồn tại ngoài môi trường thích hợp cho mình thì con người không thể trở thành một nhân cách hoàn thiện. Do đó có thể hiểu, môi trường xã hội hoá chính là "vườn ươm" nhân cách; là nơi mỗi cá nhân tự lựa chọn một con đường thích hợp cho riêng mình để phát triển nhân cách một cách hoàn hảo nhất.
2.2. Các môi trường xã hội hoá
Môi trường xã hội hoá có thể chia thành môi trường chính thức và môi trường không chính thức. Tuy nhiên, trong tiểu luận này, chúng tui sử dụng một cách phân loại phổ biến hơn, được dùng trong cuốn Xã hội học đại cương (Phạm Tất Dong). Theo đó, có 4 môi trường xã hội hoá là:
Gia đình
Trường học và các tổ chức trước tuổi đi học
Các nhóm thành viên
Thông tin đại chúng
2.2.1. Môi trường gia đình
Gia đình với tư cách là một môi trường xã hội hoá có thể được phân rõ thành hai loại. Một là, gia đình nơi đứa trẻ được sinh ra và lớn lên. Hai là, gia đình riêng của chính cá nhân đó sau khi kết hôn.
Gia đình là môi trường xã hội hoá quan trọng chính yếu bởi vì quá trình xã hội hoá trong nhưững năm đầu tiên của cuộc đời ảnh hưởng rất lớn tới thái độ và hành vi khi đã lớn. Cá nhân sinh ra và lớn lên trong gia đình. Gia đình cũng là nhóm người đầu tiên mà mỗi cá nhân phải phụ thuộc vào. Mỗi gia đình có tiểu văn hoá riêng, với những giá trị, chuẩn mực đặc trưng. Thông qua giáo dục không chính thức, cá nhân dần tiếp nhận được những đặc điểm của tiểu văn hoá này. Xã hội hoá thông qua tình cảm và bằng tình cảm là đặc trưng riêng của gia đình. Điều này góp phần giải thích một thực tế là các loại gia đìnhư khác nhưu sẽ hình thành nên những nhân cách khác nhau ở nhưững đứa trẻ. Việc xã hội hoá trong gia đình không chỉ thực hiện qua những lời răn dạy chỉ bảo mà còn qua chính những hành vi của những người lớn tuổi trong gia đình như bố mẹ, ông bà, anh chị .... Chính vì thế, người ta vẫn thường có câu: "Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó".
Ví dụ về vấn đề này là rất nhiều. Trong một gia đình buôn bán, nơi cha mẹ làm giàu nhờ những cơ may thời cuộc, họ coi đồng tiền là quan trọng nhất và coi nhẹ vấn đề giáo dục, học tập. Một yếu tố dẫn dễ dẫn đến là đứa con trong gia đình cũng không coi trọng việc học hành, tính cách thực dụng. Cũng như một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình hạnh phúc đầy đủ cả bố lẫn mẹ thì dễ đi theo chiều hướng thiện, trong khi đứa trẻ có hoàn cảnh gia đình đặc biệt ( bố mẹ li hôn, bố mẹ phạm tội ... ) thì có xu hướng phát triển theo hướng tiêu cực. Tuy nhiên, để giải thích sâu hơn vấn đề này, chúng ta còn cần tính đến rất nhiều yếu tố khác mà phần sau của tiểu luận này sẽ đề cập đến.
Trong cuộc sống vợ chồng, gia đình mới do chính cá nhân tạo lập nên cũng tác động không nhỏ đến quá trình xã hội hoá của mỗi người. Vì trước khi kết hôn, hai người tiếp nhận những tiểu văn hoá khác nhau, thậm chí xung khắc nhau. Sau khi kết hôn, để gia đình hạnh phúc, buộc hai người phải có sự thích ứng về nhiều mặt, trong đó có các giá trị, chuẩn mực của nhau. Từ đó, cá nhân hình thành những thái độ và mô hình hành vi mới trong cư xử. Nghĩa là phải tiếp tục quá trình xã hội hoá của hai vợ chồng. Xã hội hoá ở đây theo khuynh hướng thích nghi.
2.2.2. Môi trường xã hội hoá trường học và các tổ chức trước tuổi đi học
Trường học và các tổ chức trước khi đi học là một môi trường xã hội hoá rất quan trọng của mỗi đứa trẻ. Đây là nơi đứa trẻ thực hiện hoạt động vui chơi và học tập đầu tiên của mình. Thông qua nhưững hoạt động này, trẻ em thu nhận đượcnhững kiến thức về tự nhưiên và xã hội cũng như những kĩ năng khác. Đặc biệt, chúng còn học được cách thức giao tiếp và dần hình thành những mối quan hệ xã hội bên ngoài gia đình. Đứa trẻ sẽ dần học cách thích nghi với những đời sống xã hội ngày càng phức tạp, từ đó hình thành những hành vi đúng và điều chỉnh những hành vi sai. Quá trình xã hội hoá trong môi trường này mang tính chính thức khá rõ rệt.
Để minh chứng cho vai trò quan trọng của môi trường xã hội hoá này, chúng ta có th
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top