lamotoctem

New Member

Download miễn phí Luận văn Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh trong giai đoạn hiện nay (Qua thực tế tỉnh Bắc Giang)





Bắc Giang là tỉnh miền núi ở vùng Đông Bắc của Việt Nam. Nằm cách Hà Nội
50km về phía đông, tiếp cận với trục kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh, có nhiều tuyến đường bộ, sắt đi qua nối với các tỉnh trong vùng và đến cửa khẩu
Đồng Đăng của Lạng Sơn.
Bắc Giang có 10 huyện, thị với tổng diện tích tự nhiên 382.250 ha, lãnh thổ
chạy dài theo hướng Đông - Tây. Phía Đông và Đông Bắc có các dãy núi cao, thấp
nghiêng dần về phía Tây Nam. Địa hình chủ yếu là đồi trung bình và núi cao, các huyện
phía nam có đồng bằng xen các đồi thấp.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ện
thoại/1.000 dân. Trên 80% số dân thị xã đã được dùng nước sạch hợp vệ sinh, 39% dân
cư nông thôn được dùng nước sạch. An ninh chính trị được đảm bảo, an toàn trật tự xã
hội được củng cố. Trong quá trình đổi mới, Bắc Giang chưa có "điểm nóng" đáng tiếc
nào xảy ra. Điều này góp phần làm cho nhân dân trong tỉnh tin tưởng tuyệt đối vào sự
lãnh đạo của Đảng, vào sự nghiệp đổi mới.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ lãnh đạo tỉnh Bắc Giang có thế mạnh về kinh nghiệm
thực tiễn. Toàn thể 47 đồng chí trong Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ đều được trưởng
thành từ phong trào thực tiễn ở cơ sở. Họ lần lượt nắm giữ các cương vị công tác từ cơ
sở, huyện, tỉnh. Bởi thế, họ luôn đắm mình trong phong trào quần chúng, hiểu tâm tư,
nguyện vọng của quần chúng, hiểu rõ đặc điểm thực tế của địa bàn mình phụ trách. Mặt
khác, tỉnh có
10 huyện, thị thì cả 10 đồng chí bí thư huyện, thị đều tham gia Ban chấp hành
tỉnh Đảng bộ và một đồng chí là thường vụ Tỉnh ủy. Các trưởng ban ngành đoàn thể đa
số tham gia Ban chấp hành, vì thế họ vừa đóng vai trò lãnh đạo vừa là người lăn lộn
trong hoạt động thực tiễn, trực tiếp xử lý nhiều vấn đề cụ thể trong nhiều tình huống cụ
thể. Do đó, họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn phong phú, tạo khả năng
phát hiện những vấn đề và các giải pháp giải quyết vấn đề nảy sinh từ thực tiễn, đặc biệt
là những giải pháp mang tính chất tình huống. Họ có khả năng vận dụng những kinh
nghiệm được rút ra từ chính hoạt động của mình và những kinh nghiệm có được từ tỉnh
khác nữa. Những điều đó phản ánh trình độ, năng lực tư duy kinh nghiệm của người cán
bộ lãnh đạo tỉnh Bắc Giang; nó có giá trị nhất định trong hoạt động lãnh đạo của họ và
trong việc phát triển năng lực tư duy lý luận. Đây là ưu điểm xét trên phương diện, nó là
cơ sở để người lãnh đạo tỉnh có được những chủ trương, chính sách phù hợp với thực
tiễn địa phương. Tuy nhiên, nếu không được kết hợp với năng lực tư duy lý luận với cái
nhìn tổng thể của người lãnh đạo toàn tỉnh thì nó làm hạn chế tầm nhìn bao quát chiến
lược - một phẩm chất cần có và nhất thiết phải có của người lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh.
Thứ ba, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bắc Giang có năng lực nhất
định trong việc vận dụng đường lối đổi mới của Đảng vào việc xây dựng các chủ
trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội cụ thể trên địa bàn tỉnh. Biểu hiện rõ nét
là họ rất mau chóng trong việc chuyển đổi tư duy kinh tế, sớm thích nghi với nền kinh tế
sản xuất hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường. ở họ đã có chức năng động, sự nhạy
bén trong các hoạt động chỉ đạo phát triển kinh tế như quy hoạch phát triển nông
nghiệp, nông thôn Bắc Giang đến 2010; phát triển các làng nghề truyền thống, chuyển dịch
mạnh cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện đất đai khí hậu Bắc Giang...; mạnh dạn
xây dựng, áp dụng những mô hình kinh tế mới, phát triển ngành nghề mới, những quy
trình kỹ thuật sản xuất và chế biến tiến bộ, năng động trong các quan hệ giao dịch kinh
tế, chú trọng hiệu quả của các hoạt động kinh tế.
Trong sản xuất nông nghiệp đã chỉ đạo đổi mới cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, áp
dụng các tiến bộ kỹ thuật canh tác, xây dựng thêm cơ sở vật chất phục vụ sản xuất, chú
trọng đầu tư thâm canh cộng với yếu tố thời tiết tương đối thuận lợi nên tổng sản lượng
lương thực hàng năm tăng 5%, bằng mức tăng bình quân chung của cả nước.
Từ kinh nghiệm trồng vải thiều của huyện Lục Ngạn, tỉnh đã chỉ đạo hình thành
và phát triển vùng cây ăn quả tập trung có quy mô lớn. Đến nay tỉnh đã có trên 34.000
ha (tăng 17.000ha so với năm 1997), riêng diện tích vải thiều, nhãn 23.330 ha, tạo ra sản
phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao và vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế
biến. Sản lượng vải thiều năm 2000 đạt 32.000 tấn, doanh thu đạt trên 200 tỷ đồng, góp
phần đáng kể tăng thu nhập của các hộ nông dân.
Công nghiệp ngoài quốc doanh và sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các làng
nghề với các ngành nghề như: Chế biến nông lâm sản, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây
dựng, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, cơ khí, may mặc... Cũng có bước phát triển, đã
góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong nông thôn.
Kinh tế đối ngoại cũng có bước phát triển: Từ 1997 đến nay Bắc Giang thu hút
và triển khai thực hiện được 44 dự án viện trợ và đầu tư nước ngoài với tổng số vốn
216,5 tỷ đồng. Nhiều dự án thực hiện có hiệu quả như các dự án trong lĩnh vực lâm
nghiệp, dự án xây dựng hệ thống nước sạch ở thị xã Bắc Giang...
Thứ tư, cán bộ lãnh đạo chủ chốt Bắc Giang đã có năng lực nhất định trong
việc tổng kết việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trên địa
bàn tỉnh. Đồng thời họ đã có khả năng dự báo xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của
Bắc Giang, trên cơ sở đó họ cũng đề ra được những phương hướng cho phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh nhà trong những năm tới. Công cuộc đổi mới càng đi vào chiều sâu
và mở rộng quy mô càng đòi hỏi người lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh không chỉ biết triển
khai đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ở tỉnh mà còn đòi hỏi ở họ khả năng
dự báo xu hướng phát triển của địa phương. Khả năng dự báo có chính xác hay không là
tùy thuộc vào khả năng nắm bắt thực tế địa phương, khả năng tổng kết thực tiễn ở địa
phương và khả năng vận dụng, chỉ đạo sáng tạo chủ trương đường lối của Trung ương
vào tỉnh. Chính ở đây, năng lực tư duy lý luận của người cán bộ lãnh đạo tỉnh thể hiện
rõ nét nhất.
Bởi thế, đánh giá những cái đã làm được và những cái chưa làm được một cách
đúng đắn, khách quan trên cơ sở ấy mà đề ra phương hướng một cách phù hợp là một
việc làm không đơn giản, đòi hỏi người lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ngoài nhiệt tình, đạo
đức cách mạng ra phải có năng lực lãnh đạo mà trước hết và chủ yếu là năng lực tư duy
lý luận.
Về nguyên nhân dẫn tới kết quả, tiến bộ đã đạt được, báo cáo chính trị của Ban
chấp hành tỉnh Đảng bộ Bắc Giang tại Đại hội lần thứ XV chỉ rõ: Các chủ trương chính
sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương đề ra trong thời gian qua là đúng đắn, phù
hợp, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, được đông đảo các tầng lớp nhân dân trong
tỉnh đồng tình hưởng ứng và tích cực thực hiện [74, tr. 17].
Đồng thời, Đại hội XV còn chỉ rõ những khuyết điểm, tồn tại như kinh tế phát
triển chưa ổn định, mức tăng trưởng còn thấp so với tiềm năng, cơ cấu kinh tế chuyển
dịch chậm, các thành phần kinh tế phát triển chưa mạnh. Những khuyết điểm, tồn tại trên có
nguyên nhân khách quan, song nguyên nhân chủ quan là chính mà một trong những nguyên
nhân chủ yếu là việc dự báo và nắm t...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Giao hàng Tiết Kiệm Luận văn Kinh tế 0
D nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Dịch vụ Giao Hàng Nhanh Luận văn Kinh tế 0
D nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần dược hậu giang đến năm 2010 Văn hóa, Xã hội 0
D Sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết ôn tập môn toán 12 nhằm phát huy tính sáng tạo và nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần May Việt Tiến Quản trị học 0
D Nghiên cứu nâng cao chất lượng điện năng và giảm tổn thất trong lưới điện phân phối, ứng dụng vào lưới điện của công ty điện lực Lào Khoa học kỹ thuật 0
D một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành thép việt nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ quảng cáo trực tuyến admicro Luận văn Kinh tế 0
D Các biện pháp nâng cao chất lượng điện năng trong lưới điện phân phối huyện phú bình Khoa học kỹ thuật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top