quangchanhai

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


Dân chủ hóa - một trong những thành tựu của văn học thời kỳ đổi mới 2
Sự đa dạng về bút pháp nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới 8
1. Bút pháp tả thực mới 9
2. Bút pháp phúng dụ, huyền thoại 11
3. Bút pháp trào lộng, giễu nhại 11
4. Bút pháp tượng trưng 12
Thơ Việt nam sau 1975 - từ cái nhìn toàn cảnh 13
1. Quan điểm tiếp cận 13
2. Ba mươi năm và hai chặng đường thơ 14
2.1. Những chuyển đổi về tư duy nghệ thuật trong thơ giai đoạn 1975-1985 14
2.2. Giai đoạn sau 1986 và ý thức “cởi trói” để xác lập một quan niệm mới về nghệ thuật 16
3. Các khuynh hướng nổi bật 17
3.1. Xu hướng viết về chiến tranh qua những khúc ca bi tráng về số phận của dân tộc 18
3.2. Xu hướng trở về với cái tui cá nhân, những âu lo của đời sống thường nhật 18
3.3. Xu hướng đi sâu vào những vùng mờ tâm linh đậm chất tượng trưng siêu thực 19
3.4. Xu hướng hiện đại (và hậu hiện đại) 20
4. Sự biến đổi về thể loại 21
4.1. Sự nới lỏng cấu trúc các thể thơ truyền thống 21
4.2. Thơ tự do và thơ văn xuôi 22
4.3. Sự nở rộ của trường ca 22
5. Những động hình ngôn ngữ mới trong thơ 23
5.1. Ngôn ngữ đậm chất đời thường 23
5.2. Ngôn ngữ giầu chất tượng trưng 24
5.3. Những “trò chơi” ngữ nghĩa trong thơ 24
5.4. “Ngôn ngữ thân thể” trong thơ 25
Xu hướng nhìn nhận lại một số hiện tượng văn chương thời kỳ đầu Đổi mới 26
Nguyễn Khải và nỗi hào hứng viết để chinh phục bạn đọc 30
Nguyễn minh Châu – đổi mới vhvn sau 1975 42
* Thay đổi bút pháp xây dựng nhân vật 42
* Nhận định 42
* Mở rộng phạm vi hiện thực và khả năng khám phá con người 43
* Nỗ lực và những thành công cuối đời của nhà văn: 44
* Đổi mới sự khám phá và thể hiện con người 45
* Sự bứt phá ở thể loại truyện ngắn: 45
* Ý thức cao độ về bản lĩnh và trách nhiệm của nhà văn. 46
* Ý thức về tự do sáng tạo của người nghệ sĩ. 46
* Nền tảng của mọi cách tân là tinh thần nhân bản. 47
* Sự suy tư, trăn trở trong phê bình - tiểu luận 47
* Đổi mới ý thức nghệ thuật : 48
* Năng lực miêu tả và phân tích tâm lý. 48
* Hướng về những vẻ đẹp trong sáng và chất trữ tình. 48
* Những tìm tòi đổi mới trong nghệ thuật tự sự. 49
* Về bút pháp: 50
* Đổi mới cách nhìn con người 50
* Mở rộng quan niệm về hiện thực và mối quan hệ giữa văn học với đời sống. 51
Nguyễn Minh Châu, người viết văn và thời đại 51
Khuynh hướn Nhận thức lại thực tại 68
Thế hệ các nhà thơ Việt Nam sau 1975 - Một hành trình thơ Việt 71
Thơ Việt nam sau 1975 - từ cái nhìn toàn cảnh 76
Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 với nhu cầu đạo đức tối đa & Truyện cực ngắn - Một hướng tiếp cận hiện thực mới 88
VÀI NÉT VỀ CÁI CAO CẢ TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM SAU 1975 96
CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG TRUYỆN VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 1990 102
1.Tiếng nói tự nhận thức về bản thân 103
2.Khám phá đời tư của con người cá nhân. 105
Đọc truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và suy ngẫm 107
Suy nghĩ từ những tiểu thuyết mang chủ đề lịch sử 110
Thời xa vắng - Lê Lựu 117
Văn xuôi Việt Nam hiện nay, lô-gích quanh co của các thể loại, 119
những vấn đề đang đặt ra, và triển vọng 119
Contents VHVN sau 1975
Dân chủ hóa - một trong những thành tựu của văn học thời kỳ đổi mới 2
Sự đa dạng về bút pháp nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới 8
1. Bút pháp tả thực mới 9
2. Bút pháp phúng dụ, huyền thoại 11
3. Bút pháp trào lộng, giễu nhại 11
4. Bút pháp tượng trưng 12
Thơ Việt nam sau 1975 - từ cái nhìn toàn cảnh 13
1. Quan điểm tiếp cận 13
2. Ba mươi năm và hai chặng đường thơ 14
2.1. Những chuyển đổi về tư duy nghệ thuật trong thơ giai đoạn 1975-1985 14
2.2. Giai đoạn sau 1986 và ý thức “cởi trói” để xác lập một quan niệm mới về nghệ thuật 16
3. Các khuynh hướng nổi bật 17
3.1. Xu hướng viết về chiến tranh qua những khúc ca bi tráng về số phận của dân tộc 18
3.2. Xu hướng trở về với cái tui cá nhân, những âu lo của đời sống thường nhật 18
3.3. Xu hướng đi sâu vào những vùng mờ tâm linh đậm chất tượng trưng siêu thực 19
3.4. Xu hướng hiện đại (và hậu hiện đại) 20
4. Sự biến đổi về thể loại 21
4.1. Sự nới lỏng cấu trúc các thể thơ truyền thống 21
4.2. Thơ tự do và thơ văn xuôi 22
4.3. Sự nở rộ của trường ca 22
5. Những động hình ngôn ngữ mới trong thơ 23
5.1. Ngôn ngữ đậm chất đời thường 23
5.2. Ngôn ngữ giầu chất tượng trưng 24
5.3. Những “trò chơi” ngữ nghĩa trong thơ 24
5.4. “Ngôn ngữ thân thể” trong thơ 25
Xu hướng nhìn nhận lại một số hiện tượng văn chương thời kỳ đầu Đổi mới 26
Nguyễn Khải và nỗi hào hứng viết để chinh phục bạn đọc 30
Nguyễn minh Châu – đổi mới vhvn sau 1975 42
* Thay đổi bút pháp xây dựng nhân vật 42
* Nhận định 42
* Mở rộng phạm vi hiện thực và khả năng khám phá con người 43
* Nỗ lực và những thành công cuối đời của nhà văn: 44
* Đổi mới sự khám phá và thể hiện con người 45
* Sự bứt phá ở thể loại truyện ngắn: 45
* Ý thức cao độ về bản lĩnh và trách nhiệm của nhà văn. 46
* Ý thức về tự do sáng tạo của người nghệ sĩ. 46
* Nền tảng của mọi cách tân là tinh thần nhân bản. 47
* Sự suy tư, trăn trở trong phê bình - tiểu luận 47
* Đổi mới ý thức nghệ thuật : 48
* Năng lực miêu tả và phân tích tâm lý. 48
* Hướng về những vẻ đẹp trong sáng và chất trữ tình. 48
* Những tìm tòi đổi mới trong nghệ thuật tự sự. 49
* Về bút pháp: 50
* Đổi mới cách nhìn con người 50
* Mở rộng quan niệm về hiện thực và mối quan hệ giữa văn học với đời sống. 51
Nguyễn Minh Châu, người viết văn và thời đại 51
Khuynh hướn Nhận thức lại thực tại 68
Thế hệ các nhà thơ Việt Nam sau 1975 - Một hành trình thơ Việt 71
Thơ Việt nam sau 1975 - từ cái nhìn toàn cảnh 76
Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 với nhu cầu đạo đức tối đa & Truyện cực ngắn - Một hướng tiếp cận hiện thực mới 88
VÀI NÉT VỀ CÁI CAO CẢ TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM SAU 1975 96
CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG TRUYỆN VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 1990 102
1.Tiếng nói tự nhận thức về bản thân 103
2.Khám phá đời tư của con người cá nhân. 105
Đọc truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và suy ngẫm 107
Suy nghĩ từ những tiểu thuyết mang chủ đề lịch sử 110
Thời xa vắng - Lê Lựu 117
Văn xuôi Việt Nam hiện nay, lô-gích quanh co của các thể loại, 119
những vấn đề đang đặt ra, và triển vọng 119


Dân chủ hóa - một trong những thành tựu của văn học thời kỳ đổi mới
Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới là một bộ phận trong công cuộc đổi mới đất nước, vừa là kết quả vừa là động lực của công cuộc đổi mới ấy. Từ 1986 đến nay, nền văn học đã có những biến đổi sâu sắc trên nhiều mặt, từ ý thức nghệ thuật đến sáng tác, từ nội dung đến cách biểu đạt, từ lý luận, phê bình đến sự tiếp nhận của công chúng.
Nhìn lại 20 năm văn học đổi mới, có thể nhiều người còn băn khoăn vì chưa có nhiều thành tựu xuất sắc trong sáng tác, chưa có nhiều tài năng văn học có tầm cỡ. Những băn khoăn ấy không phải là không có lý. Điều quan trọng, theo chúng tôi, là nền văn học trong 20 qua đã vận động theo xu hướng mới, tích cực và phù hợp với xu thế của thời đại. Đồng thời, xu hướng vận động tích cực ấy đã thúc đẩy sự tìm tòi, sáng tạo và đã có không ít thành công.
Nhìn trên tổng thể tiến trình văn học Việt Nam trong thế kỷ XX và cho đến nay, có thể thấy ba thời kỳ lớn với xu hướng vận động khác nhau ở mỗi thời kỳ. Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945, văn học vận động theo hướng hiện đại hóa, và đó là đặc điểm bao trùm toàn bộ nền văn học thời kỳ này, làm nên sự thay đổi cơ bản về phạm trù văn học từ trung đại sang hiện đại. Trong 30 năm tiếp theo, từ năm 1945 đến năm 1975, có thể nói đại chúng hóa và cách mạng hóa là xu hướng vận động cơ bản của nền văn học cách mạng trong hoàn cảnh chiến tranh. Còn từ sau năm 1975, nhất là từ giữa những năm 80 trở đi, dân chủ hóa là xu thế lớn của xã hội và trong đời sống tinh thần của con người, cũng đã trở thành xu hướng vận động bao trùm của nền văn học. Xu hướng ấy hình thành ngay trong chặng đầu thời kỳ đổi mới, phải vượt qua nhiều trở ngại, nhưng đã ngày càng mạnh mẽ, thấm sâu vào mọi cấp độ và biểu hiện trên các bình diện của đời sống văn học, làm thay đổi căn bản diện mạo và đặc điểm của nền văn học nứoc nhà.
Trên bình diện ý thức nghệ thuật, đã có những biến đổi quan trọng theo hướng dân chủ hóa của các quan niệm về vai trò, vị trí và chức năng của văn học, về nhà văn và quan niệm về hiện thực. Văn học trong giai đoạn trước chủ yếu được nhìn nhận như là vũ khí tư tưởng của cách mạng phục vụ cho mục tiêu và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng. Vì thế, phục vụ nhiệm vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu, hướng về quần chúng công nông binh, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, khẳng định cuộc sống mới, con người mới..., là mục tiêu và nhiệm vụ của nền văn học cách mạng. Bước vào thời kỳ đổi mới, văn học càng nhận thức rõ vai trò vũ khí tinh thần, nhưng nó được nhấn mạnh trước hết ở khả năng khám phá thực tại và thức tỉnh ý thức về sự thật, ở vai trò dự báo, dự cảm. Các chức năng của văn học cũng được nhận thức toàn diện hơn. Văn học được nhận thức rõ hơn trong bản chất văn hóa và tính nhân văn của nó. Nghị quyết 05 Bộ Chính trị Trung ương Đảng (khóa VI) đã xác định văn học "là bộ phận đặc biệt nhạy cảm của văn hóa, thể hiện khát vọng của con người về chân, thiện, mỹ, có tác dụng bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh của các thế hệ công dân, xây dựng môi trường đạo đức trong xã hội...".
Văn học không chỉ là tiếng nói chung của dân tộc, thời đại cộng đồng mà còn có thể là phát ngôn của mỗi cá nhân nghệ sĩ, là phương tiện tự biểu hiện bao gồm cả việc phát biểu tư tưởng, quan niệm chính kiến của nhà văn về xã hội và con người. Tương ứng với biến đổi trong quan niệm văn học là sự thay đổi quan niệm về nhà văn. Trong suốt mấy chục năm, nền văn học cách mạng đã sản sinh và đào luyện một đội ngũ nhà văn chiến sĩ rất đáng tự hào, làm tròn trách nhiệm trước đòi hỏi của cách mạng và dân tộc, trong đó có những người cầm bút đã cống hiến cho sự nghiệp cách mạng không chỉ bằng tài năng tâm huyết mà còn bằng cả sinh mạng của mình. Trong nền văn học sử thi thời kỳ chiến tranh, nhà văn phải là người phát ngôn cho ý thức cộng đồng, cho tư tưởng và khát vọng của dân tộc. Nói như Chế Lan Viên, người cầm bút lúc ấy "bay theo đường dân tộc đang bay" và "nghĩ trong những điều Đảng nghĩ". Nhưng điều đó có thể cũng dẫn đến nguy cơ là tác phẩm văn học dừng lại ở việc minh họa cho những đường lối, chính sách mà thiếu đi sự tìm tòi, phát hiện, kiến giải riêng của người viết. Xu hướng dân chủ hóa của thời kỳ đổi mới coi trọng tự do sáng tác, khuyến khích và yêu cầu nhà văn mạnh dạn tìm tòi sáng tạo. Nhưng chính vì thế mà càng đòi hỏi cao ở nhà văn trong trách nhiệm của một người cầm bút. Nhà văn thực sự phải là người có tư tưởng, có cách nhìn riêng và những khám phá, sáng tạo mới mẻ, kết quả của sự nghiền ngẫm và trải nghiệm đời sống của chính người viết. Cố nhiên, tư tưởng và kinh nghiệm riêng của mỗi người viết không phải lúc nào cũng đúng đắn, chính xác. Nhưng người đọc ngày nay tìm đến văn học không phải để tiếp nhận những chân lý hiển nhiên đã rõ ràng, mà tìm đến ở tác phẩm sự mời gọi đối thoại, kích thích suy nghĩ, tìm kiếm chân lý đời sống. Trong hàng ngũ đông đảo các nhà văn thuộc nhiều thế hệ của văn học nước ta hiện nay, đã có thể nhận ra những cây bút có được tư tưởng, quan niệm, cách nhìn riêng, tạo nên những phong cách rõ nét. Số đông người viết chưa phải đã được như vậy, nhưng ý thức về cá tính, sự chăm lo để có bản sắc riêng vẫn là điều có thể thấy rõ ở hầu hết mọi người cầm bút.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top