nhibecky_annie

New Member

Download miễn phí Cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy Thiệp





Cấu tứ tự sự của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 1
2 - Những con người "từng săn đuổi bao điều phù du" 4
3 - Con người với tâm trạng "Sao tôi cứ như lạc loài" 8
Chân dung Nguyễn Huy Thiệp 11
Đọc lại Vi Thuỳ Linh 15
Dấu ấn hậu hiện đại trong văn học VN sau 1986 19
Cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy Thiệp 24
Hiện tượng Vi Thùy Linh 35
Một cách nhìn về đổi mới tiểu thuyết chiến tranh 42
Mâu thuẫn trong ứng xử nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp 49
Hình thức đa thanh mới qua truyện Nguyễn Huy Thiệp 52
Lịch sử trong truyện ngắn của NHT và dấu vết của hệ hình thi pháp Hậu hiện đại 61
NGUYỄN HUY THIỆP: NHỮNG CHUYỆN HUYỀN, KỲ, NÚI, SÔNG VÀ NƯỚC 79
Nguyễn Huy Thiệp - Hợp lưu giữa nguồn mạch dân gian và tinh thần hiện đại 92
Nguyễn Huy Thiệp - Đưa nhân vật vào lập trường đối thoại 98
Nguyễn Huy Thiệp 105
Sự thức nhận về vai trò, vị trí của nhà văn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 111
Những dấu hiệu của Chủ nghĩa Hậu hiện đại trong văn học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài 116
1.Vào đề 116
2. Câu chuyện về một thế giới vô nghĩa, vô hồn 117
3. Cuộc chia tay với những vị ngữ bất biến của nguyên tắc dụ ngôn 127
4. Nguyên tắc đồng dao hay là thế ưu thắng của văn bản ngôn từ, sự bơ vơ của lời và vật, chữ và nghĩa 132
4.1. Nhan đề tác phẩm 134
4.2. Sườn truyện 136
4.3. Vai văn học và vai xã hội của hình tượng nhân vật. Hiện tượng nhại thể loại, ngoài thể loại 138
5. Mấy lời kết 141
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: “Tôi là một người sống ảo” 143
Triết lý văn chương trên trang viết Nguyễn Huy Thiệp 152
1. Quan niệm về văn chương qua cái nhìn của những nhà chính trị 153
2. Nguyễn Huy Thiệp tự phát biểu những triết lý của mình về văn chương 157
Ý kiến tranh luận về Nguyễn Huy Thiệp 159
Vi Thùy Linh, Nhục Cảm Sáng Tạo 163
Văn học Việt Nam trong quá trình hội nhập 171
Văn chương và triết học - Nghĩ về Nguyễn Huy Thiệp và François Jullien 176
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 181
Văn học Việt Nam những năm đầu Đổi Mới 188
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ướng, tuân thủ theo một sự đặt lại liên tục các vấn đề giá trị và xác tín” (2).
Khai phá những chủ đề như cái phi lý, sự cô đơn, tha hóa…, Nguyễn Huy Thiệp đã hòa vào dòng chảy của Chủ nghĩa hiện đại trong văn học thế giới thế kỉ XX.
Tiếp nhận những yếu tố của văn học dân gian, Nguyễn Huy Thiệp không lặp lại truyền thống. Trái lại, bằng ngòi bút đầy bản lĩnh và tài năng, Nguyễn đã sáng tạo nên những “folkore hiện đại” (chữ dùng của GS. Hoàng Ngọc Hiến), đã làm một cuộc cách mạng trong tư duy nghệ thuật so với truyền thống.
Được soi chiếu dưới ánh sáng tinh thần hiện đại, thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (người mồ côi, người cùng kiệt khó, người dị dạng xấu xí…) tuy mang dáng dấp cổ tích, nhưng lại thấm đẫm cảm giác thời đại. Họ luôn luôn dấn thấn trên con đường đi tìm hạnh phúc, đi tìm cái Chân, Thiện, Mĩ tuyệt đối, để rồi nhận được những bài học cay đắng, xót xa: đi tìm cái Đẹp thì gặp cái xấu xa; đi tìm cái Chân thì gặp phải cái lọc lừa, giả dối. Họ là những người “ở hiền” nhưng không “gặp lành”. Với tuyên ngôn “tui căm ghét sâu sắc những kết thúc có hậu”, những truyện ngắn “giả cổ tích”, “giả truyền kì” của Nguyễn Huy Thiệp hầu hết đều kết thúc không có hậu. Nó mở ra những dự cảm, những dư vị tái tê đằng sau khối cô văn lạnh lùng của một cây bút tỉnh táo, sắc nhạy.
Những nhân vật lịch sử như Quang Trung, Nguyễn Du, Nguyễn Ánh, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Đề Thám… hiện lên dưới ngòi bút nhà văn cũng không phải theo những chuẩn mực, những quy ước thẩm mĩ truyền thống. Họ xuất hiện thuần nhất với tư cách số phận của một con người, một cá thể cô đơn được lịch sử “chọn lựa” và bị cuốn vào vòng quay của định mệnh nghiệt ngã. Qua những nhân vật đó, dường như tác giả muốn đặt ra những câu hỏi về “tính người” chân chính, về thân phận con người trong mối quan hệ với lịch sử, về quyền lực trong mối quan hệ với Tình yêu và cái Đẹp…
Có thể nói, Nguyễn Huy Thiệp đã dùng huyền thoại để hóa giải huyền thoại, dùng cổ tích để “giải cổ tích”, đã viết lại và cắt nghĩa lại cổ tích, huyền thoại, truyền thuyết xưa bằng con mắt và tâm thế của một nhà văn Việt Nam những năm cuối thế kỉ XX. Tinh thần “tự phê”, “tự nghiệm”, ý thức phản tỉnh và tra vấn đã làm nên sức mạnh và giá trị của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Cái Tâm của nhà văn, không gì khác hơn, chính là sự thức nhận về sứ mệnh “khơi gợi chân lý”, tra vấn nhân tâm của người nghệ sĩ.
Đồng thời, tinh thần nghệ thuật hiện đại cũng không cho phép một sự ban phát chân lý cuối cùng, một tư thế độc thoại giữa nhà văn và bạn đọc. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mang màu sắc dân chủ và hiện đại bởi đó là những tác phẩm “mở”, ở đó, cả người viết và người đọc đều được đẩy vào một cuộc đối thoại lớn và nhà văn “để ngỏ cuộc đối thoại đó mà không đánh dấu chấm hết” (3).
Nguyễn Huy Thiệp từng phát biểu: “Một nhà văn phải bắt đầu từ những kinh nghiệm nguyên thủy nhất của dân tộc mình,…, phải đi từ con người Việt Nam, từ nguồn gốc, từ đó lần về sau”.
Với tâm niệm sâu xa ấy, Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn đã đi được, và đi xa, trên con đường hiện đại hóa văn học, với một căn cốt dân tộc bền vững.
-------------------------------------------------
Nguyễn Huy Thiệp - Đưa nhân vật vào lập trường đối thoại
1. Ngay từ những sáng tác đầu tiên, truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã gây ra vô vàn tranh cãi. Điều này thể hiện sự đa dạng trong tầm đón và thị hiếu nơi bạn đọc bởi văn chương anh là thứ văn chương đa nghĩa. Nó quá phong phú các yếu tố có hàm lượng nghệ thuật cao có khả năng khơi gợi những liên tưởng nhiều chiều ở độc giả. Nó là thứ văn học đòi hỏi đối thoại, đòi hỏi tính dân chủ cao trong tiếp nhận bởi chính nhà văn trong thực tế cũng đang đối thoại với thực tại và đối thoại với người đọc.
2. Đối thoại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thường diễn ra giữa những cặp trao đáp cha - con, anh - em, vợ - chồng, đàn ông - đàn bà, nhà giáo - nhà sư, nhà giáo - nhà văn, nhà văn - nhà chính trị, người trí thức - người lao động chân tay, người trưởng thành, từng trải - người trẻ tuổi, ngây thơ. Thậm chí ở một số truyện, cả nhà giáo - nhà sư - nhà văn và lưu manh cùng đối thoại với nhau. Từ những cặp trao đáp độc đáo này, Nguyễn Huy Thiệp “giải thiêng” một cách đầy trí tuệ đối với những huyền thoại lâu nay vẫn tồn tại trong tâm thức cộng đồng. Đó là sự giải thiêng huyền thoại về các vĩ nhân chỉ có một hằng số nhân cách, là sự giải thiêng đối với những quan niệm một chiều về giao lưu văn hoá, về sức mạnh của nền văn hoá Việt Nam, là sự giải thiêng đối với các quan niệm ấu trĩ nhưng đầy quyền uy về văn học và nhà văn đang kìm hãm sự phát triển lành mạnh của nền văn học nước nhà. Bởi vậy, Nguyễn Huy Thiệp đôi khi gắn những phát ngôn tục tĩu vào miệng những nhân vật không thể phát ngôn tục tĩu, gắn những lời lẽ thanh cao vào miệng những nhân vật không thể nói những lời lẽ thanh cao, gắn những lời minh triết vào phát ngôn của những khối óc rất bình thường, gắn những lời bỗ bã cho những quan hệ tôn ti không thể sỗ sàng, bỗ bã.
Mặt khác, thông qua đối thoại, nhà văn gián tiếp thể hiện quan điểm của mình đối với nhiều vấn đề nhức nhối khác đang bày ra ngổn ngang trong hiện tại. Đó là thực trạng lối sống thực dụng đang lan tràn trong gia đình, xã hội. Nó có nguy cơ biến những con người hết lòng vì Tổ quốc, vì con cái, vì nghệ thuật và lý tưởng cao quý trở nên bất lực, lạc lõng, cô đơn. Nguyễn Huy Thiệp còn góp phần cảnh tỉnh những nhận thức phiến diện về con người, về vấn đề bạo lực, chiến tranh, tình yêu, hạnh phúc, về niềm tin (thần phật, những lực lượng siêu nhiên, “người khác”)... Đặt trong tình thế đối thoại dân chủ, những quan niệm cực đoan, ấu trĩ về nhiều vấn đề khác nhau của đời sống được tu chỉnh kịp thời, không trở nên thái quá, bất cập.
3. Thông thường, nhân vật tham gia đối thoại có khoảng cách về mặt tôn ti, địa vị xã hội, tầng lớp xuất thân... Nguyễn Huy Thiệp xoá bỏ khoảng cách này khi nhà văn đẩy các nhân vật của ông vào những không gian chật hẹp trong những khoảnh khắc thời gian ngắn ngủi, gắn liền với những cảnh huống trớ trêu. Trong bối cảnh ấy, các nhân vật bị tước bỏ vị thế xã hội. Khoảng cách tôn ti quân - thần, phụ - tử, phu - phụ, huynh - đệ, lão - ấu... bị đảo lộn. Những cuộc thoại diễn ra trong lòng thuyền, ở phòng khách và phòng ngủ của thị dân là như vậy. Trong không gian chật chội của cửa hàng vàng bạc nhà bà Thiều, phòng ngủ của Diệu, căn bếp nhà lão Kiền, phòng ngủ của cô Phượng học thức..., đối thoại giữa những con người phàm tục đã diễn ra để mặc cả bán mua tâm hồn, vừa trơ trẽn, vừa lưu manh. Trong những cuộc mặc cả này, kẻ chủ động (cô Diệu, Phượng, Hạnh...) tỏ ra lợi khẩu, tha hồ phát ngôn còn chủ thể nhận thường không biết nói gì (Chương), hoặ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top