Luk

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Bác Hồ - Bức dáng tự họa





Xưa nay thơ tù thường vẫn hướng vào nội tâm hơn là ngoại cảnh, nhất là ngoại cảnh “tầm thường, nhạt nhẽo” trong nhà tù. Không chịu bó buộc tâm trí mình trong giới hạn của một không gian chật hẹp, nhà thơ thường mượn cánh trữ tình để bay theo một ước vọng , ấp ủ một triết lý, hay tìm về một kỉ niệm nào đó của quãng đời qua. Cuộc vượt ngục về tinh thần ấy cũng là nội dung đặc sắc của Nhật ký trong tù. Sự gắn bó của Bác với lý tưởng cao cả, với phong trào cách mạng, với Tổ quốc mình, với đất trời, hoa cỏ, ngục tù nào có thể ngăn cấm được.
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

lo
Phòng riêng mỗi cửa một lò
Cơm canh mọi thứ nấu kho suốt ngày
(Nhà lao Quả Đức)
Ngày nay, các nhà thơ không ai còn khinh “mắm, muối, tương, cà”nhưng đưa được nó vào thơ như một đề tài chính hết sức thoải mái như thế, có lẽ chỉ có Hồ Chí Minh.
Có những sự thật hình như chỉ có Bác mới dám đưa vào thơ:
Đau khổ chi bằng mất tự do
Đến buồn đi ỉa cũng không cho
Cửa tù khi mở không đau bụng
Đau bụng thì không mở cửa tù
(Bị hạn chế)
Ông Nguyễn Lương Bằng nói: “tui không ngờ Bác lại giản dị quá đến như vậy” (Hồi kí Bác Hồ, Nxb Văn học, 1960, tr.81). Bác độc đáo chính là ở chỗ giản dị rất mực của mình. Xét ra, giản dị là cả một vấn đề bản lĩnh.
Và cứ như thế, bài tiếp bài, có gì nói vậy, chất phác, thật thà như chính cuộc sống: một hàng cháo bên đường, một cảnh nông thôn được mùa hay đại hạn, một tốp phu đường cặm cụi làm việc, một hiện tượng lạ lùng bên chiếc cùm nhà lao: “Cùm chân sau trước cũng tranh nhau”, chuyện “chia nước”, chuyện muỗi rệp, chuyện ghẻ lở, chuyện bắt rận. Cảnh đánh bạc trong tù, cảnh sinh hoạt tự túc của tù nhân, một tiếng khóc trẻ thơ trong ngục, một người đàn bà đi tù thay chồng, một người tù mới chết, lại một anh nữa, những luật lệ vô lý của bọn quản ngục: Cấm hút thuốc lá, tiền công, tiền đèn, tiền vào nhà giam (Ι),…Toàn những bài thơ giản dị, mộc mạc nhưng thể hiện một con người có tấm lòng nhân đạo cao cả, có tinh thần lạc quan cách mạng, giản dị, trong sáng và tình yêu thương con người, yêu thiên nhiên. Đó là tất cả những biểu hiện của một bậc “Đại nhân, Đại trí, Đại dũng”
Bác Hồ - Bậc “Đại nhân”
Cả cuộc đời, hình ảnh Bác để lại trong lòng dân yộc và thế giới là hình ảnh của một bậc Đại nhân, một con người lớn, thương yêu hết thảy, từ những điều nhỏ nhất, quên cả thân mình. Công lao của Người đối với dân tộc to lớn không kể hết, nhưng cả cuộc đời Người luôn giản dị, mộc mạc. Trái tim Người luôn trải rộng tình thương.
Người đánh giá rất cao vai trò của người chiến sĩ tiên phong đối với nhân dân trong việc chỉ lối dẫn đường:
Người nhờ anh chỉ lối
Đi đúng hướng đúng đường
Anh chỉ cho người biết
Nào dặm ngắn, dặm trường
(Cột cây số)
Trong việc thức tỉnh quần chúng, phát động phong trào:
Một tiếng toàn dân bừng tỉnh mộng
Công mi đâu có phải là thường
(Nghe tiếng gà gáy)
Nhưng mặt khác, Bác hiểu hơn ai hết đó vốn là những người bình thường, nhũn nhặn, từ nhân dân mà ra và luôn gắn bó với nhân dân.
Như chiếc cột cây số kia:
“Chẳng cao cũng chẳng xa
Không đế cũng không vương…
Đó là quan điểm cách mạng về con người mới, về chủ nghĩa anh hùng mà Bác đã từng phát biểu: “Đảng viên chúng ta là những người rất tầm thường, vì chúng ta đều là con người của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, chúng ta chỉ biết trung thành với giai cấp vô sản, quyết tâm đấu tranh cho nhân dân. Thế thôi” (Nhân dân ta rất anh hùng, tr.15)
Cho nên đối với quần chúng, Người hết sức tin yêu, trân trọng, dù đó là những quần chúng bình thường nhất. Cùng bị giam với Bác ở nhà ngục Quảng Tây không phải là những nhà chính trị, những nhà cách mạng, mà là những người dân thường, phần đông đã bị lưu manh hóa, mắc bệnh giang mai, nghiện thuốc phiện… Nhưng từ đáy lòng, vị lãnh tụ vẫn chan hòa với họ. Bác gọi họ là bạn, là người “cùng hội cùng thuyền”. Bác vẫn tìm thấy trong tình cảm chan hòa đó một niềm vui chân thành, chất phác:
Cùng hội cùng thuyền nên phải giúp
Viết thay báo cáo dám từ nan
“Chiều theo”, “thừa lệnh” nay vừa học
Đã được bao lời bạn cảm ơn
(Viết hộ báo cáo cho các bạn tù)
Cũng trên tình bằng hữu, Bác an ủi, động viên họ:
Khuyên anh hãy gắng ăn no bụng
Khổ lắm ắt là đến lúc vui (Buổi sớm)
Người chia sẻ nỗi thương tâm đối với cái chết của người bạn tù:
Thân anh da bọc lấy xương
Khổ đau, đói rét hết phương sống rồi
Đêm qua còn ngủ bên tôi
Sáng nay anh đã về nơi suối vàng
(Một người tù cờ bạc bị chết)
Người thương xót những cảnh đời khổ đau, cảm thông với cảnh khổ cực của người nông dân. Một em bé phải vào nhà lao với mẹ cũng làm Người động lòng trắc ẩn:
Oa! Oa! Oa!...
Cha trốn không đi lính nước nhà
Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi
Phải theo mẹ đến ở nhà pha
(Cháu bé trong nhà lao Tân Dương)
Người thương cảnh người nông dân mất mùa đói kém, thương người phu làm đường dầu dãi nắng mưa, trong khi bản thân mình cũng đang trong cảnh đọa đày tù ngục. Đó chỉ có thể là tình cảm của một bậc Đại nhân, một trái tim lớn: Phu đường vất vả lắm ai ơi!. Tấm lòng nhân của Người cao cả biết bao!
Tin tưởng quần chúng, Bác thường tìm hiểu phía tích cực, phía ánh sáng của tâm hồn con người, kể cả những con người mà nghề nghiệp hàng ngày buộc họ phải hít thở trong chế độ bạo tàn. Và khi nhận thấy chút lương tâm đang cố ngoi lên trên bùn lầy, rác rưởi, Người liền vội vàng chào đón, nâng niu:
Trưởng ban họ Mạc người hào hiệp
Dốc túi mua cơm giúp phạm nhân
Đêm đến cởi thừng cho họ ngủ
Chẳng dung quyền thế chỉ dung ân
(Trưởng ban họ Mạc)
Mà đâu phải chỉ là chuyện một ông Quách, ông Mạc, đó là những bằng chứng càng làm sáng tỏ thêm niềm tin chắc chắn của Hồ Chí Minh ở sự bất vong, bất diệt của chính nghĩa, của lương tâm quần chúng mà tác động tiêu cực của chế độ thống trị dù có ghê gớm đến thế nào cũng không bóp chết được
Yêu thương con người hết mực, Bác Hồ còn là một tấm gương ngời sáng về tình yêu nước. Dù bị bắt giam nơi đất khách, bị giam cầm, hành hạ về thể xác và tinh thần, nhưng tâm trí Bác lúc nào cũng gắn với Tổ quốc và cách mạng.
Trong nhà tù, có lúc làm thơ đối với Bác chỉ là để đỡ sốt ruột. Nhưng làm mãi, đến một lúc nào đó, đếm lại những bài thơ mình làm đã quá nhiều, Bác lại càng sốt ruột hơn:
Năm canh thao thức không nằm
Thơ tù ta viết hơn trăm bài rồi
Xong bài gác bút nghỉ ngơi
Nhòm qua cửa ngục ngóng trời tự do
(Đêm không ngủ)
Trong Nhật kí trong tù, Bác viết: “Đau khổ chi bằng mất tự do”. Nỗi đau lớn nhất của Người trong nhà tù lúc đó không phải là nỗi đau của cơ thể bị đọa đày mà là nỗi đau của một tâm hồn yêu nước thiết tha mà không được xả thân cho đất nước. Ý nghĩa của hai chữ Tự do của Hồ Chí Minh trong bài này là như vậy:
Xót mình giam hãm trong tù ngục
Chưa được xông pha giữa trận tiền
(Ở Việt Nam có biến động)
Tâm trạng bồn chồn không yên thể hiện ngay trong mạch thơ của nhiều bài. Trong bài Tức cảnh, dù là thơ tả cảnh nhưng chỉ có hai câu đầu là nói đến cảnh: Cành lá khéo in hình Dực Đức
Vầng hồng sáng mãi dạ Quan Công
Hai câu sau, hồn thơ Bác bỗng đột ngột bay về Tổ quốc:
Năm tròn cố quốc tăm hơi vắng
Tin tức bên nhà bữa bữa trông
Nỗi trăn trở vì nước nhà ấy đã bao đêm khiến Người không ngủ được, Người ngồi viết nên những vần thơ thắm thiết, chứa chan tình cảm đối với Tổ quốc, đồng chí, đồng bào: Không ngủ được, Đêm không ng...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top