the_rain

New Member

Download miễn phí Luận văn Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu





Khi “tôi” với tưcách vừa là người dẫn chuyện vừa là nhân vật trong
câu chuyện chẳng những thểhiện rõ quan điểm của tác giảmà còn thểhiện
ngôn ngữcủa chủthểqua sựlí giải, tổchức hoạt động của của nhân vật, sự
việc. Ởcách kểnày người trần thuật sửdụng lời trần thuật gián tiếp hai giọng,
lời nửa trực tiếp thông qua độc thoại làm nổi bật phẩm chất cần khắc họa của
nhân vật. Đây là lời độc thoại của nhân vật “tôi”: “Cách sống của người ở
thành phốSài Gòn nhưthếchăng? Biết đâu từviệc làm ấy, tôi đã đểrơi vỡ
một tình yêu chân thật. Bằng cách nào đểbiết được Ngân có quan hệâu yếm
với bọn thằng Hoa, đấy là chưa kể đến chuyện dính dáng vào âm mưu phá
hoại và chạy trốn của chúng. Và nếu Ngân vẫn cón yêu tôi, vẫn không có gì
sâu sắc với kẻkhác thì tôi nối lại tình cảm với Ngân bằng cách nào?”. Nhân
vật dẫn dắt người đọc tham gia vào cuộc diều tra âm mưu phá hoại của bọn
phản động và tình yêu của nhân vật tôi với Ngân. “Tôi” huớng người đọc tới
sự đồng cảm với những đắn đo của một người vừa phảihoàn thành nhiệm vụ
vừa phải tìm cách giữcho tình yêu được trọn vẹn. “Tôi” có mối quan hệtình
cảm với Ngân nhưng vẫn phải làm ngơtrước quan hệcủa Ngân với Cự, người
mà anh được cấp trên phân công điều tra âm mưu phản động. Người trần
thuật không đứng bên ngoài kểlại câu chuyện theo kiểu nghe người khác kể
rồi kểlại cho người đọc mà trực tiếp thamgia vào câu chuyện. Cái tôi kể
chuyện người khác luôn có mối quan hệnào đó với các nhân vật trong câu
chuyên. Nhân vật tôi lúc này là nhân chứng sống động của hiện thực được
phản ánh, là người trong cuộc của câu chuyện được kểvì vậy tính chân thật
của câu chuyện rất cao, tạo được sựtin cậy tuyệt đối ởngười đọc.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

h không thể sống dễ dãi. Mỗi khi gặp một vấn đề tương tự là
thời gian đã mất lại trở về nhắc nhở nhân vật cẩn thận trong hành động: “Vì
ai cũng thế cả, để biết quyết định tìm cho mình một lối mà vượt lên khỏi cái
hiện tại đau buồn, thì cũng phải biết nén chịu, dồn mọi sức lực lại mà ghìm
nén những cái gì giằng níu mình lại. Nếu không mình sẽ là cái gì khi chỉ nhận
lấy sự thông cảm thương xót của người khác[…] Nên đừng bao giờ tin ở
người khác một cách dễ dãi. Ở đời này không có niềm tin nào bắt đầu từ sự
dễ dãi đâu”.
Sự xuất hiện của quá khứ được nhà văn chuẩn bị khá chu đáo. Dù hiện
diện trong lời kể của người trần thuật hay trong tâm hồn của nhân vật thì thời
gian đã mất cũng trở về một cách hợp lí, tự nhiên như nó phải thế. Thông
thường, nếu quá khứ xuất hiện trong lời kể của người trần thuật thì nó được
chuẩn bị bằng cách người trần thuật nhắc đến một nhân vật mới có mối liên
hệ mật thiết với các nhân vật hay sự việc trong truyện mà người đọc chưa rõ
lai lịch, hoàn cảnh. Từ đó người trần thuật kể lại nguồn gốc, lai lịch, hoàn
cảnh của nhân vật. Đó là trường hợp ta có thể thấy ở Thời xa vắng. Khi để
Hương xuất hiện cùng Sài lúc cả làng rơi vào ngập lụt, người trần thuật trở về
khoảng thời gian cả hai nhân vật cùng học chung một lớp để người đọc thấy
được sự rung động của hai tâm hồn có nguồn gốc, không phải là sự ngẫu
nhiên hay là những rung động bất ngờ của hai tâm hồn: “Sài gặp Hương ở
năm đầu tiên của trường cấp hai toàn huyện […].Ngày khai giảng Sài xếp
hàng đứng sau cùng phía trước anh là cô bé tên Hương[…] Chính những
ngày ngồi trong lớp không quay xuống nhìn phía bàn Hương thì Sài cũng rất
buồn nếu chỗ Hương ngồi lại bỏ trống…”. Từ đó người đọc cũng thấy được
Sài cũng có những rung động, khát khao yêu thương như bao thanh niên khác
vì vậy Sài không thể chấp nhận Tuyết, người vợ do gia đình lựa chọn cho anh.
Ở Mở rừng ta gặp cách kết cấu này rất nhiều. Mỗi người lính Trường Sơn
được nhắc đến là một hoàn cảnh được ẩn giấu phía sau và đến một lúc nào đó
khi cần thiết người trần thuật lại cho nó xuất hiện để người đọc nắm bắt.
Cách thứ hai để quá khứ xuất hiện là người trần thuật kể sự việc ở hiện
tại trong mối liên hệ với quá khứ, có thể nói sự việc ở quá khứ quyết định
hành động việc làm của nhân vật ở hiện tại. Chuyện làng Cuội được cấu trúc
kiểu như thế. Người trần thuật kể sự việc ở hiện tại, đó là cái chết của bà cụ
Đất với nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ trong quá khứ. Cả cuộc đời cay
đắng của bà hiện về, thời gian đã mất sống lại. Lúc bấy giờ, qúa khứ trở về có
tác dụng lí giải nguyên nhân sự việc, làm sáng tỏ thêm các vấn đề của hiện tại
, giúp người đọc nắm bắt sự việc hoàn chỉnh trọn vẹn hơn. Cách thứ ba để
quá khứ xuất hiện là người trần thuật đặt nhân vật vào trong hoàn cảnh, không
gian quen thuộc đã xuất hiện trong đời nhân vật sau đó để quá khứ đồng hiện
cùng hiện tại để thể hiện tâm tư của nhân vật.
Chuẩn bị cho thời gian đã mất xuất hiện trong tâm hồn nhân vật cũng
có hai cách. Thứ nhất, nhân vật bị rơi vào trạng thái cô đơn lạc lõng mà qúa
khứ chính là ngọn lửa sưởi ấm, xoa dịu nỗi cô đơn. Vì vậy, lúc bấy giờ nhân
vật để thời gian đã mất sống lại trong tâm hồn như để níu giữ những kỉ niệm
trong cuộc đời. Phần lớn những những vật của Mở rừngđ được người trần
thuật cho tìm về quá khứ bằng cch này. Hình ảnh những làng quê khó nhọc,
những người thân nơi quê nhà trở đi trở lại trong tâm hồn những người chiến
sĩ trên bước đường hành quân chiến đấu, khi đối diện với mưa rừng Trường
Sơn xối xả, những dốc đèo cheo leo hay những đêm mắc võng Trường Sơn…
Cách thứ hai là nhân vật kiểm điểm đánh giá lại bản thân từ những việc làm ở
quá khứ. Cách thứ ba là nhân vật rơi vào hoàn cảnh tương tự ở quá khứ làm
cho quá khứ sống lại trong tâm hồn nhân vật. Chẳng hạn, Thú(Mở rừng) khi
đối chọi với mưa bão ở núi rừng Trường Sơn đã chạnh lòng nhớ về những
tháng ngày cùng mẹ chống chọi với mưa bão trong căn nhà xiêu vẹo mà anh
xa cách đã ba năm, nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ khi đối diện cùng mưa bão:
“Ngày mai ngày kia bão tan nếu ở nhà mình nhất định vác nơm ra đồng cùng
bọn trẻ choai choai bâu kín lại ở những cống chụp, vồ cá từ trong các ao tràn
ra, hay men theo những bờ ruộng lúa chỉ còn loáng thoáng những ngọn phất
phơ để đơm cá đàn. Những ngày bé thấy trò ấy thích, nhớn lên nhìn cảnh
ruộng lúa đang ngập lụt đổ gãy quấn quít vào nhau nghe xót ruột không sao
yên được. Mưa bão quê mình lần nào cũng thấy phủ phàng làm gãy đổ giập
nát”. Sự xuất hiện rất tự nhiên của thời gian đã mất lúc bấy giờ có tác dụng
khơi dậy sự yếu mềm vốn có của con người, cho thấy được đời sống tâm hồn
người chiến sĩ, đánh động nỗi cảm thương trong lòng người đọc về sự hy sinh
những tình cảm thiêng liêng thầm lặng của người chiến sĩ Trường Sơn, giúp
người đọc hiểu thêm những tình cảm phong phú trong lòng người chiến sĩ và
thêm trân trọng sự hy sinh cao cả của họ.
Khi trộn lẫn trình tự kể, Lê Lựu không chỉ để cho thời gian đã mất trở
lại mà còn để cho tương lai xuất hiện. Bởi quá khứ có từ hôm nay, hôm nay
không tách rời hôm qua và ngày mai. Vấn đề được phản ánh, đời sống nhân
vật trở nên phong phú hơn khi nhân vật được đặt vào những khoảng thời gian
khác nhau của đời người. Sự xuất hiện của tương lai trong tiểu thuyết cũng là
một kiểu kết cấu quan trọng góp phần đem đến thành công cho tác phẩm của
ông. Tương lai ở đây là tương lai trong tâm tưởng, suy nghĩ của nhân vật chứ
không phải tương lai của hiện thực khách quan. Tương lai xuất hiện không
nhiều nhưng mỗi lần xuất hiện là một dạng khác, khi là một yếu tố ở hiện thực
gợi đến diễn biến ở ngày mai, khi là một lời tâm tình, một quan niệm, khát
khao của nhân vật, khi lại là niềm tin về ngay mai,… Lê Lựu được xem là
nhà văn rất thẳng tay khi đưa lên trang viết những góc tối còn ẩn khuất của
con người, của cuộc đời. Không tô vẽ, không thổi phồng hiện thực, khai thác
đến những “tầng vỉa” của cuộc sống. Do vậy, hiện tại trong tác phẩm của ông
vô cùng sống động với nhiều cung bậc nhưng cũng đầy những bi ai, ngang
trái. Con người trong hiện tại của ông phải đối phó với nhiều biến động trong
cuộc đời, đối phó với những âm mưu xảo quyệt của chính con người, đối phó
với cả chính mình. Với kiểu khai thác hiện thực bằng phương châm nhìn
thẳng vào vấn đề dường như nhà văn khai thác cho kì hết những mặt trái của
cuộc đời để gạn đục khơi trong. Nhà văn mong mỏi người đọc thừa nhận nó
để rồi từ bỏ nó để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thế nên tương lai khi
được xuất hiện thường đem đến cho nhân vật...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top