bedthnglam

New Member

Download miễn phí Luận văn Hồn – tình – hình - nhạc trong thơ Hoàng Cầm





Lời thơgiản dịmà thật thâm thúy, sâu xa. Ý thơkhẳng định tình yêu đích
thực sẽvượt qua năm thàng và không gian, qua những thăng trầm của sốphận để đi
dến tận cùng hạnh phúc. Trên con đường ấy, dẫu có lúc cũng buồn đau, đắng xót,
đau khổvà tuyệt vọng nhưng rốt cuộc tình yêu vẫn còn, bởi khát vọng vềtình yêu là
mãi mãi. Bài thơtheo đó mang ý nghĩa nhân văn cao cả, làm cháy sáng trong hồn
mỗi chúng ta niềm ước vọng thiết tha niềm hạnh phúc. Nhiều người yêu thơông
cũng bởi vẻ đẹp của nét hồn nhiên và sựtrắc ẩn ấy.
Miêu tảnhững rung động, những khát khao yêu đương trong lòng những
chàng trai, cô gái Kinh Bắc, Hoàng Cầm mang lại nỗi bâng khuâng, xao xuyến
trong lòng người đọc. Những mối tình nảy sinh ởchốn làng quê ấy nhưlắng đọng
với thời gian và gợi những bồi hồi, rung cảm với cuộc đời hôm nay.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

m xúc, có sự hiểu biết sâu sắc về quê hương, có
tâm hồn đặc biệt tinh tế, nhạy cảm trước cuộc sống và đặc biệt có tình yêu quê
hương tha thiết.
Văn học nghệ thuật vốn dĩ là chuyện đời sống, là chuyện tâm hồn. Mỗi con
người ít nhiều đều tiềm tàng trong mình khả năng rung cảm, xúc động trước tự
nhiên, cuộc sống và nghệ thuật. Nếu thiếu đi tố chất ấy, nghệ sĩ không có trên đời
và hiển nhiên cũng sẽ không có sự đồng điệu từ người đọc đối với tác phẩm nghệ
thuật. Nghệ sĩ chính là người có tâm hồn phong phú, biết say mê cái đẹp muôn hình
muôn vẻ của cuộc sống. Và họ không phải chỉ biết chuyên tâm quan sát con người
và đời sống bên ngoài mà còn hướng sự quan sát vào chính bản thân mình. Bởi sáng
tác văn học phản ánh đời sống bên ngoài nhưng luôn luôn và bao giờ cũng thông
qua thế giới bên trong, bao giờ cũng có phần gửi gắm riêng tư của nhà văn trong ấy.
Từ chỗ hiểu đời, hiểu người, nhà văn càng thêm hiểu mình và ngược lại.
Là tiếng nói của tình cảm, văn thơ đòi hỏi phải có ngôn ngữ riêng của nó.
Văn học, đặc biệt là thơ trữ tình, từ ngữ được sử dụng không chỉ cần sát đúng về
mặt ngữ nghĩa mà còn ở khả năng truyền cảm mà nó có thể đóng góp vào ngữ điệu
và tình điệu chung. Vậy nên, trong thơ ca, giá trị của ngôn từ không chỉ ở ý nghĩa
vốn có của nó mà còn ở sắc thái biểu cảm mà người nghệ sĩ trao cho nó. Cảm xúc
hay tâm trạng vốn là riêng của mỗi người và ngay ở mỗi người, tình cảm mỗi lúc
cũng có thể khác nhau.
Người làm thơ, theo đó, phải sáng tạo nên một hệ thống ngôn từ riêng, thích
hợp để tái hiện đời sống một cách trọn vẹn và hơn thế, tái hiện tâm tư, tình cảm,
nguyện vọng, ước mơ của mình qua tác phẩm. Nghĩa là phải bằng một hệ lời rất
riêng, phản ánh cuộc sống, bộc lộ những tình cảm, những rung động trong hồn
người, sao cho thật đúng, thật hay.
2.2. Tình cảm trong thơ Hoàng Cầm
Sự nghiệp thơ ca trải dài hơn nửa thế kỷ đủ để chứng minh cho một tấm lòng
son sắt và các tình đầy mê đắm với đời và với thơ của thi nhân Hoàng Cầm. Niềm
mê đắm ấy nhờ bắt rễ sâu từ vùng đất Kinh Bắc huê tình, diễm ảo, từ truyền thống
văn hóa dân tộc nghìn đời tươi đẹp nên tiếng thơ ông, sức ngân vang thật dài, thật
sâu và khả năng lay động lòng người thật mạnh mẽ.
Cũng là tâm sự yêu nước thương nhà đến cháy lòng, tình cảm quê hương
thiết tha, nồng hậu, cũng là tình bạn, tình yêu trong những cung bậc, những sắc thái
đa dạng của nó, những điều tưởng đâu đã quá quen thuộc, tưởng đã mòn nhẵn trong
thi ca, song sáng tác Hoàng Cầm quả đem đến cho người đọc một cảm nhận riêng,
một hơi hướng, âm vang riêng. Tiếng thơ ấy lúc như là lời tâm sự nhỏ nhẹ, thầm thì,
lúc là trạng thái ngây ngất say sưa đến chệnh choạng, khi lại sôi sục căm thù, đằm
thắm thiết tha, bâng khuâng, man mác, ngọt ngào tươi xanh… Thơ Hoàng Cầm là
thơ của người say mê cuộc sống, say mê tình yêu. Mảng đề tài đặc sắc mà Hoàng
Cầm đã trút vào đó nhiều tâm huyết và nước mắt, chính là mảng thơ viết về Kinh
Bắc quê hương ông. Mang trong mình tình yêu cực kỳ sâu đậm với quê hương, thi
nhân đã phát huy cao độ sức mạnh của trí tưởng tượng, của trí tuệ, tình cảm để tái
hiện lại một cách tài hoa dáng hình quê hương trong cái hồn sâu thẳm của nó.
2.2.1. Khúc nhạc đậm tình quê hương
Quê hương là cội nguồn, là nơi đọng lại trong tâm trí mỗi người những gì
đẹp đẽ, thiêng liêng nhất. Nơi chất đầy kỷ niệm tuổi thơ ấy cũng chính là cái nôi
nuôi dưỡng tâm hồn và tài năng người nghệ sĩ. Quê hương vốn đẹp trong hồn mỗi
người, sẽ càng đẹp và ý vị hơn trong tác phẩm nghệ thuật.
Người đọc nhớ mãi hình ảnh Núi Đôi trong thơ Vũ Cao, thôn Vĩ Dạ mộng
mơ trong thơ Hàn Mặc Tử, ấn tượng với vùng đất Tây Bắc kiêu hùng, bất khuất
trong thơ Chế Lan Viên… Kinh Bắc với Sông Đuống, sông Cầu, hội Gióng, hội
Lim và biết bao địa danh trên mảnh đất trữ tình ấy tỏa sáng trên trang thơ Hoàng
Cầm. Đọc thơ ông, ta như thấy những giọt máu hồng nhỏ từ trái tim yêu thương đến
mê đắm quê hương, thấy anh ôm ghì lấy những cảnh, những người của Kinh Bắc cổ
kính: “Ơi những con sông, triền núi, những gò cao đồi thấp, những bến, những
thuyền, những chùa chiền miếu mạo, đền đài, lăng tạ của đất Kinh Bắc cổ kính và
thanh tao, một dáng nây về sớm, một con chim lẻ bạn sang chiều, đến cả một sợi cỏ
may, một búp tre còn ứ đọng tinh hoa của nền văn hóa văn minh đồng bằng Bắc
Bộ”… [151, tr.47].
Ai cũng có một quê hương để nhớ, để thương, để khi đi xa mong muốn, khát
khao được trở về, và sống lại trong niềm ký ức tuổi thơ ngọt ngào, êm ả. Nỗi nhớ
quê hương vốn đơn giản và cụ thể, là nỗi nhớ dòng sông, giếng nước, gốc tre, bờ
giậu, ruộng đồng… Thật thân quen và bình dị nhưng hết thảy những gì thuộc về quê
hương dường như có hồn, có khả năng gợi nhớ kỳ lạ, có thể kéo những tâm hồn xa
quê trở về nguồn cội.
Quê hương là đề tài muôn thưở không chỉ riêng đối với thơ ca. Viết về quê
hương, chắc hẳn, mỗi nhà thơ không chỉ muốn bày tỏ tình cảm của mình đối với nơi
chôn rau cắt rốn mà hơn thế, là mở rộng ý nghĩa “quê hương” đối với tình cảm
chúng ta. Nguyễn Bính, trong hồn thơ chân quê, mộc mạc, đưa vào thơ mình mảnh
đất Nam Hà cùng kiệt khổ nhưng thanh sơ bình dị. Tế Hanh với lòng chân thành và
tình yêu nồng thắm, đã để chảy mãi trong đời và trong thơ con sông quê êm đềm,
xanh mộng. Thơ Trần Hữu Thung đậm chất ví dặm mộc mạc của xứ Nghệ quê
mình.Tố Hữu đượm thắm tình quê vào mỗi dòng thơ bằng chất dân ca ngọt ngào và
những điệu hò mái nhì, mái đẩy. Tất cả, đâu chỉ để làm tỏa hương cho vùng quê của
riêng mình, mà rộng ra, khơi dậy tình yêu quê hương, xứ sở thiêng liêng đọng sâu
trong tâm hồn mỗi người dân đất Việt.
Hoàng Cầm viết về Kinh Bắc, đưa vào thơ mình cả một vùng quê tráng lệ,
nên thơ, với nền văn hóa lâu đời, là cội nguồn văn hóa của dân tộc. Đọc thơ ông,
người đọc có dịp nhìn lại thành Cổ Luy Lâu – nơi Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Tô
Định, được ghé thăm chùa Dâu, chùa Bút Tháp, tranh làng Hồ… và nghe những câu
Quan họ mượt mà của các liền chị, liền anh trong ngày Hội Lim. Tìm hiểu thi giới
Hoàng Cầm , có thể thấy “Có sự hòa hợp cộng hưởng giữa thế giới Kinh Bắc với
hồn thơ Hoàng Cầm để làm nên một gương mặt thi nhân, một người thơ Kinh Bắc
quen mà lạ, với phong cách và sắc điệu riêng, chỉ riêng ông mới có” [66, tr.15].
Đất Kinh Bắc huê tình, diễm lệ ắp đầy huyền thoại và bảng lảng trong màu
sương khói dân ca là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, tinh lực của Hoàng Cầm, là cội
nguồn thi cảm của nhà thơ. Tình yêu Kinh Bắc thành kính là nguồn mạch chủ đạo
trong thơ Hoàng Cầm. Là thi sĩ tài hoa, am hiểu sâu rộng nền văn hóa dân tộc, cuộc
sống và con người trên đất quê hương, Hoàng Cầm đã làm sống dậy trong thơ mình
cả một vùng quê bằng tấm lòng nâng niu, ...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top