ji_yool_93

New Member

Download miễn phí Luận văn Cảm hứng triết luận về con người trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1986- 2000





Nguyễn Huy Thiệp thật tinh tếvà nhạy cảm khi thểhiện cái đẹp lắng sâu trong tâm
hồn, hòa hợp với tựnhiên. Hình ảnh thiên nhiên trong trẻo trong Muối của rừnglà một
minh chứng: “Sau tết nguyên đán là thời gian thích nhất ởrừng. Cây cối đều nhú lộc non.
Rừng xanh ngắt và ẩm ướt. Thiên nhiên vừa trang trọng vừa tình cảm. Điều ấy một phần là
do mưa xuân.
Khoảng thời gian này mà đi trong rừng, chân giẫm lên lớp lá ải mục, hít thởkhông
khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏxuống vai trần
thì thật tuyệt thú. Tất cảnhững trò nhốnhăng đê tiện vấp phải hàng ngày hoàn tòan có thể
rũsạch bởi một cú nhảy của con sóc nhỏtrên cành dâu da [B. 29, tr.88].



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thời khai thiên lập địa, con người gắn bó rất sâu sắc với thiên nhiên. Phải
chăng chính vì thế mà tâm hồn con người vốn thuần hậu. Thiên nhiên chính là nơi nguồn cội
để con người trở về với đời sống giao hòa, thuần hậu như tự ngàn xưa.
2.2.3. Con người phải gìn giữ, sống hòa hợp với thiên nhiên
Có thể thấy yếu tố này được đề cập trong loạt truyện của Nguyễn Huy Thiệp.
Khi con người mang một tâm địa độc ác, với những thèm muốn bất thiện, thì những
cảm xúc, tình cảm trong con người sẽ bị phủ lấp bởi cái ham muốn đó. Là một tay thợ săn cự
phách, lão thợ săn trong Con thú lớn nhất (Nguyễn Huy Thiệp) đi quá sâu trong thèm muốn
của mình: săn được con thú lớn nhất. Để đạt được điều đó, lão đã hạ không tha một con thú
nào, cho dù đó là con công lấp lánh sắc màu với đôi chân “kheo khéo lượn vòng”. Một con
người như lão không thể nhận ra được “chỉ có tình yêu mới lượn vòng tinh tế như thế” [B.29,
tr 320]. Cái bất ngờ và đau đớn đến kinh hoàng là người chồng, sau khi bắn nhằm vợ, đã “lấy
xác vợ làm mồi để săn con thú, con thú lớn nhất đời mình” [B.29, tr 322]. Một khi tình cảm
gia đình và người thân không còn là nền tảng của đạo lí, thậm chí phi đạo lí đến man rợ thì
mọi mong muốn, đợi chờ cái sẽ đến phía trước của cuộc sống là vô nghĩa, bị rơi vào hố sâu
của u mê, của tận cùng thú tính. Nên khi trong bước đường cùng, con người bỏ mất cái tình
người là thứ tình cảm nguyên sơ nhất, tối thiểu nhất, cái tình đó là tiền đề đầu tiên để khẳng
định tính người. Lão thợ săn thành con thú, con thú lớn nhất đời lão. Đồng loại cũng
không thể dung thứ cho hành vi đó.
Con thú lớn nhất của Nguyễn Huy Thiệp đánh động vào tâm thức của người đọc: khi
con người xâm phạm một cách thô bạo vào thiên nhiên sẽ nhận hậu quả nặng nề và bi thảm
từ chính hành vi của mình.
Cũng vậy, Sói trả thù, ông Hoàng Văn Nhân là một thợ săn giỏi nhưng ông đã không
hiểu được rằng, người thợ săn giỏi không phải là người “không biết sợ là gì” [B.29, tr 333].
Tham vọng rèn cho cậu quý tử của mình cũng săn bắn giỏi như cha, ông đã đưa con trai mới
năm tuổi vào rừng theo các cuộc săn bắn, bỏ ngoài tai “lời nói của người già đôi khi như
những lời tiên tri” [B.29, tr 334]. Cái cách cha con ông và phường săn dồn đuổi đàn sói đến
đường cùng và bắn chết con sói mẹ ngay khi nó cố ngoạm một con sói con trong tận cùng
tuyệt vọng là một hành vi gây sự dữ dội với tự nhiên. Cái giá phải trả là cái chết đớn đau của
đứa con trai duy nhất của ông, ngay trước mặt ông, cũng là một lời cảnh báo: con người
đừng bao giờ gây sự với tự nhiên, vì đấy là lẽ tồn tại!
Muối của rừng chỉ là một truyện kể về một cuộc đi săn trong rừng và các nhân vật
gồm có một con người và một gia đình khỉ. Con người với sự mạnh mẽ và khôn ngoan, lại
được trang bị vũ khí hiện đại lại thua một gia đình khỉ. Thật ra trong cuộc đấu tranh này, sự
can thiệp thô bạo vào tự nhiên đã thua sức mạnh của chính tự nhiên. Qua truyện ngắn này,
Nguyễn Huy Thiệp đã chỉ ra một sức mạnh ghê gớm, cái sức mạnh của quy luật tự nhiên
biểu hiện dưới sức mạnh của rừng xanh. Con người phải trả giá nếu can thiệp một cách thô
bạo đến tự nhiên. Và (may mà) con người nhận ra cái ác của mình và rời bỏ nó sau khi đã
nhận được bài học đích đáng của tự nhiên. Quả thiên nhiên là người thầy lớn nhất trong cuộc
sống của con người.
Con người bên trong con người phong phú thường cảm nhận ở thiên nhiên một sức
mạnh siêu phàm, một thế lực huyền bí, chi phối con người, mang lại cho nó ý thức về cái
hữu hạn, bớt đi ảo tưởng và thêm nhiều hướng thiện. Cảm giác của Ngọc trong Những
người thợ xẻ của Nguyễn Huy Thiệp là một ví dụ. “Chúng tui đi men ở dưới chân núi, vừa
bé nhỏ, vừa cô đơn, lại liều lĩnh mà bất lực, thậm chí vô nghĩa nữa. Bạt ngàn là hoa ban
trắng, màu trắng đến là khắc khoải, nao lòng” [B.29, tr.134].
Có thể thấy, qua những trang truyện ngắn hôm nay, thiên nhiên chứa trong nó toàn bộ
những quy luật. Quy luật về sự hài hòa của cái đẹp. Quy luật bão dưỡng tính thiện trong con
người. Và cả quy luật sinh tồn của con người.
Quy luật vũ trụ giúp con người chiêm nghiệm được về lẽ đời, về quy luật cuộc sống.
Từ đó mà nhận chân giá trị cuộc sống trong nhiều mối tương quan.
2.3. Con người hướng vào đời sống bên trong
Trong mỗi con người, bên cạnh những mối quan hệ hướng ra bên ngoài như quan hệ
với đời sống xã hội, với thiên nhiên, còn có đời sống nội tâm sâu thẳm phía bên trong. Cái
thế giới vô cùng phong phú và không ít những phức tạp ấy, nó chứa đựng cả phần tâm linh,
tiềm thức và vô thức. Trong những tầng sâu với những sắc bậc tình cảm khác nhau, là nỗi
đau, nỗi ưu tư, trăn trở, là niềm âu lo, hoài vọng, là khát khao, là niềm vui, hạnh phúc, …
con người dường như phải trong trạng thái tự đối diện, tự xoay sở, rất nhiều khi con người tự
co mình lại, thúc thủ, lẻ loi, bé nhỏ. Những sắc bậc tình cảm thuộc về chiều sâu của thế giới
tâm hồn, tình cảm con người không phải bao giờ cũng dễ chia sẻ và được chia sẻ. Sự chia sẻ
ra với thế giới bên ngoài, có chăng, chỉ phần nào làm vơi đi cái nỗi niềm ưu mang đeo đẳng
kia. Vì thế, con người thường hướng vào đời sống bên trong, trăn trở, thao thức, bất an trước
cuộc sống nhiều nỗi. Chính những bất ổn, bộn bề của đời sống tâm hồn con người cũng như
những vấn đề cá tính, nhu cầu hạnh phúc cá nhân mà trước đây, trong chiến tranh, trong thời
khắc dầu sôi lửa bỏng, nó trở nên nhạt nhòa, chìm trong cái chung rộng lớn, thì nay những
riêng tư, khuất tất của con người có điều kiện được quan tâm, được lắng nghe, bày giãi.
Những vấn đề thuộc về cá nhân con người ngày càng được soi xét từ nhiều chiều hướng, lần
tìm vào mọi ngõ ngách của đời sống bên trong con người, thu hẹp mọi khoảng cách đến nỗi
tưởng như nó đã bị phá vỡ. Nó trở thành vấn đề dễ nhạy cảm nhất của những người cầm bút.
Luận về con người như thế nào cũng không thể là đủ, nếu thiếu đi đời sống nội tâm của con
người.
Có nhà phê bình gọi cái xảy ra bên trong, hành động bên trong là phản ứng tâm thức.
Đấy chính là cái cốt lõi của truyện ngắn hiện đại. Nhân vật trong tác phẩm văn học không chỉ
là con người hành động bên ngoài, nhân vật phải có cảm xúc, suy nghĩ. Chính cái thế giới
bên trong đó là phần hồn của truyện ngắn hôm nay. Điều đó mang đến chiều sâu cho nhân
vật và cũng chính là chiều sâu của văn chương nghệ thuật.
2.3.1. Dấu ấn chiến tranh với nỗi đau, niềm day dứt
Chiến tranh đi qua, không khí bức bối, ồn ào đã lắng lại, số phận con người sau chiến
tranh cùng những tâm tư, nỗi niềm, … trở thành dấu ấn đậm nét. Nhà văn có đủ độ lùi nhất
định để nhìn nhận nó một cách bình tĩnh hơn.
Cỏ lau và Bức tranh của Nguyễn Minh Châu âm thầm những nỗi trăn trở, tiếc nuối
trước cái dang dở của đời n...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top