bobotinhnghich

New Member

Download miễn phí Luận văn Khảo sát tư tưởng mỹ học và văn học của Phạm Quỳnh





Từ thế kỷ XIV, cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật cũng như văn học nghệ
thuật, con người bàng hoàng nhận ra nhiều giá trị văn hóa đã bị vùi lấp trong suốt mười mấy
thế kỷ bởi sức mạnh tàn bạo của pháp quyền phong kiến và thần quyền tôn giáo. Ý thức phục
hồi và phát triển những giá trị văn hóa rực rỡ của thời cổ đại trỗi dậy mạnh mẽ. Con người
nhìn nhận lại những giá trị của cuộc sống: niềm vui, hạnh phúc, vẻ đẹp nhân văn Cái đẹp
được con người tìm thấy không phải ở cõi vĩnh hằng xa xôi như trong giáo lý của tôn giáo
mà ở ngay những cái có thực trong chốn trần gian.
Chính những tư tưởng đó đã quy định quan niệm về cái đẹp đầy cảm hứng thẩm mỹ
bắt nguồn từ những điều kỳ diệu vốn có ở con người. Quy chuẩn về cái đẹp không chỉ được
bàn luận trong lý luận mà còn được thể hiện trực tiếp bằng những nét chân thực và sinh động
của cuộc sống.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ẽ tạo nên một đối trọng cho sự xáo trộn, hỗn loạn của xã hội trong buổi giao thời. Bởi
điều cốt yếu trong học thuyết của Khổng Tử chính là giữ gìn trật tự xã hội và đem lại hòa
bình giữa mọi người trên cơ sở các mối quan hệ nhân nghĩa giữa người với người trong xã
hội, thông qua một nền giáo dục đạo đức nhằm “kìm chế trong con người những bản năng
xấu ích kỷ bằng cách thực hành các đức tính xã hội cao quý, lòng tôn trọng người khác và
phép lịch sự, phát huy những đức tính vị tha, nhất là tính chính trực và lòng nhân ái” [4,
175]. Nhân Nghĩa, theo Phạm Quỳnh là hai đức tính căn bản của đạo đức Khổng giáo. Nhân,
đó chính là lòng yêu thương và Nghĩa, chính là sự tương hợp, hợp đoàn. Thương yêu người
khác như chính mình và đối xử với người khác như chính mình muốn người khác đối xử với
mình: “Kỷ sở bất dục, vật ư thi nhân”, đó là cái đẹp trong quan niệm của Khổng giáo nhưng
có lẽ cũng là điều mà Phạm Quỳnh hết sức tâm đắc.
Khi bàn về Mạnh Tử, người kế thừa và phát triển học thuyết của Khổng Tử ở giai
đoạn tiếp theo, trong bài Triết gia Mạnh Tử, Phạm Quỳnh cũng đặc biệt nhất mạnh đến quan
niệm về đạo đức của triết gia này. Đó là quan niệm về tính thiện trong bản chất con người, về
mầm mống của cái thiện trong mỗi con người mà giáo dục phải làm cho nó phát triển và
hoàn thiện. Giải thích lời của Mạnh Tử, Phạm Quỳnh viết:
“Mầm mống của mọi đức tính, và nhất là năm đức chính: nhân, nghĩa, lễ,
trí, tín có trong mọi người và tạo thành một thứ bản năng đạo đức thúc đẩy họ
hướng về cái thiện và đấy chính là chất hương tỏa ra từ lương tri anh ta. Những
mầm mống ấy phát triển nhiều hay ít, bản năng tự nhiên ấy bị ngăn trở nhiều hay
ít bởi những ham muốn xấu xa và thói quen không tốt làm lu mờ lương tri. Vậy nên
trong công cuộc tự hoàn thiện mình, con người phải kìm chế các ham muốn xấu và
phát huy các bản năng hay các xu hướng tốt vốn có sẵn trong mình (…). Trước hết
cần củng cố ý muốn làm điều tốt, gìn giữ và phát triển điều Mạnh Tử gọi là cái
hạo nhiên, theo ông là đức hào hiệp hay sự thanh cao tự nhiên của con người
khiến nó muốn thực thi tất cả sự hoàn mỹ trong bản chất của mình; sau đó nó tìm
đến điều mà nhà hiền triết gọi một cách đẹp đẽ là sự phóng tâm (…). Tức tâm hồn
vốn thiện một cách tự nhiên ấy có xu hướng tan biến mất đi do ảnh hưởng của
những thói xấu; phải thường xuyên theo đuổi nó, và giáo dục bản thân vốn là bổn
phận của từng người chỉ có thể đạt được cứu cánh của nó khi không chỉ thu nhận
lại cái phóng tâm kia mà còn phải phục hồi toàn vẹn sự trong sáng và thiện tâm
nguyên lai của nó.” [4, 182; 183].
Theo Phạm Quỳnh, cái đẹp trong quan niệm của Mạnh Tử chính là sự hoàn thiện về
đạo đức của con người. Cái thiện là bản tính nguyên lai, vốn có trong mỗi con người, biết
giữ gìn và phát triển thì con người sẽ ngày càng trở nên tốt đẹp, nếu bỏ rơi thì con người sẽ
trở nên xấu xa. Như vậy là ở đây, Phạm Quỳnh không chỉ giải thích quan niệm của Mạnh tử
về “Cái đẹp”, mà còn lý giải cả mối quan hệ giữa “Cái đẹp” và “Cái xấu”, là hai phạm trù
cơ bản của mỹ học. Đánh giá tác phẩm của Mạnh tử khi bàn về tính thiện của con người,
đứng trên lập trường đạo đức phương Đông, Phạm quỳnh kết luận: “Những trang viết mô tả
con người lý tưởng đó, người đại trượng phu đó thuộc trong số những trang đẹp nhất, hùng
hồn nhất trong tác phẩm của Mạnh Tử.” [4, 183].
Bàn về Mặc Tử, Phạm Quỳnh cho rằng phần lớn các tư tưởng và lý thuyết của Mặc Tử
là đối trọng với các tư tưởng và lý thuyết của Khổng giáo. Điều mà Mặc tử phê phán ở
Khổng giáo chủ yếu là cái hình thức chủ nghĩa quá nghiêm nhặt. Mặc Tử cho rằng học
thuyết Nho gia là có hại vì bốn điểm sau đây:
- Không tin trời là một thực thể thông minh, thông suốt mọi điều, không tin ở linh hồn
và các đấng thiêng liêng, từ chối thần linh;
- Quá coi trọng các nghi thức tang chế;
- Coi trọng hát xướng, chơi nhạc và múa là những thứ vô ích và nguy hại;
- Tin vào số phận một cách mù quáng.
Đặc biệt, về phương diện mỹ học, Phạm Quỳnh chỉ ra sự đối lập nhau giữa Khổng
giáo và Mặc gia. Nếu Khổng giáo coi trọng lễ nhạc cũng như nghệ thuật nói chung thì Mặc
gia lại hết sức phê phán lễ, nhạc. Mặc Tử cho lễ là quá hình thức, phiền hà còn nhạc cũng
như các nghệ thuật là vô ích, xa xỉ và có hại.
Mặc Tử cũng chủ trương tình thương và bác ái, nhưng khác với Khổng giáo, thuyết
Kiêm ái của Mặc Tử là một chủ nghĩa vị tha toàn vẹn. Đây chính là điều mà Phạm Quỳnh
tâm đắc và ông đã trân trọng gọi vị hiền triết này là “Vị tông đồ của hòa bình và hữu nghị”.
[4, 187].
Trong các khảo luận của Phạm Quỳnh về triết học phương Đông thì phần khảo luận về
Phật giáo được xem là kỹ càng nhất. Khảo cứu về Phật giáo, tương tự cách làm đối với
Khổng giáo và Mặc gia, Phạm Quỳnh chủ yếu đi vào các vấn đề nguồn gốc, lịch sử hình
thành, những triết lý, đạo đức và ảnh hưởng của tôn giáo này đối với đời sống tinh thần của
các nước Á Đông mà không trực tiếp bàn luận các vấn đề về tư tưởng mỹ học của nó. Tuy
nhiên, thông qua việc giải thích các luận đề cơ bản của triết lý Phật giáo cũng như việc đánh
giá về các nguyên tắc đạo đức của nó, Phạm Quỳnh đã đề cập đến các phạm trù mỹ học của
Phật giáo như đã có dịp nói đến trong phần Khái lược tư tưởng mỹ học phương Đông và
phương Tây ở trên.
Ở phần khảo về triết lý của Phật giáo, Phạm Quỳnh tập trung bàn luận và giải thích
một cách rõ ràng, đầy đủ ý nghĩa bốn mệnh đề cơ bản mang tính triết học của tôn giáo này.
Ông khẳng định, triết lý Phật giáo nguyên thủy đại khái chỉ xoay quanh bốn vấn đề cơ bản
mà Siddatha gọi là Tứ diệu đế. Những thuyết về hữu ngã, vô ngã, sắc, không…đều không
phải là chính truyền của Phật giáo mà do người sau thêm vào. Theo ông, rút lại triết lý Phật
giáo mang tính nhân văn mà cứu cánh của nó là diệt khổ. Đó là một hệ thống lý luận rõ ràng,
trước sau duy nhất, các mệnh đề không mâu thuẫn nhau.
Về ý nghĩa nhân sinh – xã hội của Phật giáo, Phạm Quỳnh chỉ ra những mặt hạn chế,
tiêu cực của nó. Ông viết: “Như vậy thời luân lý đạo Phật chẳng qua là một luân lý hạn chế,
một luân lý thuộc về “tiêu cực” vậy. Luân lý này phản đối sự phát triển những tài năng nghị
lực thiên nhiên của người ta” [1, 537].
Bên cạnh việc chỉ ra những hạn chế của triết lý Phật giáo, ta thấy về cơ bản Phạm
Quỳnh vẫn đồng tình với hệ thống tư tưởng đạo đức của tôn giáo này. Ông khẳng định Phật
giáo là “tôn giáo của tình thương vĩ đại và lòng khoan dung vô tận”. Đánh giá chung về ảnh
hưởng của những tư tưởng đạo đức Phật giáo, trong bài Phật giáo lược khảo, ông viết: “Nói
tóm lại thời về đường luân lý, đạo Phật không phải là không có công...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Khảo sát và đầu tư xây Luận văn Kinh tế 0
K Khảo sát nghiên cứu hệ truyền động thang máy dùng biến tần 4 góc phần tư Luận văn Kinh tế 0
R Khảo sát nhu cầu tư vấn của bệnh nhân và hoạt động tư vấn sử dụng thuốc tại phòng cấp phát thuốc bảo Y dược 0
N Sưu tầm và khảo sát tư liệu chữ Quốc ngữ cổ (Thế kỷ XVIII) Luận văn Sư phạm 0
2 Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong các diễn ngôn hội thoại (khảo sát trên tư liệu một số truyện n Văn hóa, Xã hội 0
J Khảo sát các tầng nghĩa chức năng từ vựng tiếng Anh có liên hệ với tiếng Việt (trên tư liệu lớp từ c Văn hóa, Xã hội 2
L Khảo sát ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư ("Ngọn đèn không tắt" và “Cánh đồng bất tận”) Văn hóa, Xã hội 4
A Tác động của nhân tố giới tính đến sử dụng ngôn ngữ và tư duy của người Việt (Khảo sát trên đối tượn Văn hóa, Xã hội 0
T Đổi mới công tác tư tưởng trong bối cảnh bùng nổ thông tin (qua khảo sát tỉnh Hưng Yên từ năm 2006 đ Văn hóa, Xã hội 0
Q Báo chí với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ( Khảo sát Báo Đầu tư, Báo Tuổi trẻ TPHCM, Th Văn học 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top