xitrum910

New Member

Download miễn phí Luận văn Khuynh hướng phê bình mới trong lý luận phê bình văn học Anh





Ivor Armstrong Richards (sinh 26.02.1893 tại
Sandbach, Cheshire- mất 07.10.1979 tại
Cambridge) là một nhà phê bình văn học và nhà tu
từhọc Anh có nhiều ảnh hưởng. Ông đã học tại
trường cao đẳng Clifton và chính tại đây đã nuôi
dưỡng tình yêu đối với tiếng Anh của ông.
Richards thường được xem là một trong những
người tiên phong trong nghiên cứu văn học hiện đại ởAnh. Richards bắt đầu
sựnghiệp của ông không phải là một người được đào tạo chính qui vềvăn
học. Richards học triết học (khoa học về đạo đức) tại trường đại học
Cambridge. Điều này có lẽlà một trong những sựkhẳng định cho sựsắc bén
của Richards vềnghiên cứu văn học ởthếkỉXX. Từnăm 1922- 1929,
Richards được mời giảng dạy tại trường cao đẳng Magdalene ởCambridge.
Từnăm 1929- 1930, Richards sang Trung Quốc làm giáo sưthỉnh giảng tại
đại học Thanh Hoa. Năm 1944, ông trởthành giáo sưtiếng Anh tại đại học
Harvard và tại đây ông chịu ảnh hưởng của nhà hình thức Nga Roman
Jakobson.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

toàn loại bỏ
cảm xúc riêng tư cá nhân của anh ta với tư cách là nhà phê bình. Bởi vì, Eliot
viết: “thơ ca có thể là một sự kích thích tình cờ, ngẫu nhiên. Mục đích của sự
thích thú thơ ca là một sự trầm tư suy tính thuần túy, hoàn toàn mà từ đó tất
cả những sự tình cờ, ngẫu nhiên của sự xúc cảm của cá nhân bị loại trừ ra”.
Chính sự phân biệt giữa thơ ca và trạng thái cảm xúc được gợi lên bởi thơ ca,
sự loại trừ hoàn toàn cảm xúc riêng tư, cá nhân của nhà phê bình khi đánh giá
tác phẩm, theo Eliot, sẽ giúp phê bình đạt được mục đích xem xét đối tượng
bài thơ như nó thật sự là.
Quan niệm của Eliot về sự phân biệt giữa thơ ca và trạng thái cảm xúc
được gợi lên bởi thơ ca, sự loại trừ hoàn toàn cảm xúc riêng tư, cá nhân của
nhà phê bình khi đánh giá tác phẩm, yêu cầu tính khách quan, công bằng
trong phê bình, xem xét bài thơ như nó thật sự là, đã đặt cơ sở nền tảng vững
chắc cho Phê bình mới. Quan niệm trên của Eliot về sau được tiếp thu và kế
thừa trong bài báo “The Affective Fallacy” của hai nhà phê bình mới người
Mỹ William Kurtz Wimsatt và Monroe C. Bearsley trong tác phẩm “The
Verbal Icon” (“Biểu tượng bằng lời nói”). Thông qua bài báo này, hai tác giả
này cũng cho rằng bài thơ khác với tác động, hiệu quả của nó lên người đọc;
cái mà nó là (what it is) thì khác với cái mà nó làm (what it does). Từ lập luận
đó, họ yêu cầu phân tích bài thơ hoàn toàn khép kín trong cấu trúc nội tại của
chính bản thân nó, thoát ly hoàn toàn với tác giả và người đọc.
Nói tóm lại, những quan niệm của Thomas Stearn Eliot về truyền
thống, tiêu chí để đánh giá giá trị của nhà nghệ sĩ cùng tác phẩm của anh ta, lí
thuyết nghệ thuật vô ngã, ý niệm về sự tương quan đối tượng, phản đối thuyết
biểu hiện của chủ nghĩa lãng mạn, yêu cầu đối với phê bình và nhà phê bình
khi xem xét tác phẩm, ý niệm về nhà phê bình hoàn hảo, sự phân biệt giữa tác
phẩm văn học với những hiệu quả, tác động của nó lên người đọc…đã đặt nền
40
tảng cho lí thuyết Phê bình mới trong lí luận văn học Anh. Nhưng, mặc dù
những đóng góp nền tảng của Eliot cho Phê bình mới, những ý niệm và lí
thuyết của ông chưa thể trở thành một hệ thống. Đúng như giáo sư danh dự
khoa Anh ngữ, đại học Kansas, Mỹ, R. John Willingham nói: “nhưng ngay cả
Eliot cũng không sản sinh ra một lí thuyết mang tính hệ thống nào, không có
một hệ “thực tiễn” nào để đọc và phê bình một cách chặt chẽ” (Trường phái
Phê bình mới: xưa và nay).
2.2) Ivor Amrstrong Richards
2.2.1) Tiểu sử và các tác phẩm chính
Ivor Armstrong Richards (sinh 26.02.1893 tại
Sandbach, Cheshire- mất 07.10.1979 tại
Cambridge) là một nhà phê bình văn học và nhà tu
từ học Anh có nhiều ảnh hưởng. Ông đã học tại
trường cao đẳng Clifton và chính tại đây đã nuôi
dưỡng tình yêu đối với tiếng Anh của ông.
Richards thường được xem là một trong những
người tiên phong trong nghiên cứu văn học hiện đại ở Anh. Richards bắt đầu
sự nghiệp của ông không phải là một người được đào tạo chính qui về văn
học. Richards học triết học (khoa học về đạo đức) tại trường đại học
Cambridge. Điều này có lẽ là một trong những sự khẳng định cho sự sắc bén
của Richards về nghiên cứu văn học ở thế kỉ XX. Từ năm 1922- 1929,
Richards được mời giảng dạy tại trường cao đẳng Magdalene ở Cambridge.
Từ năm 1929- 1930, Richards sang Trung Quốc làm giáo sư thỉnh giảng tại
đại học Thanh Hoa. Năm 1944, ông trở thành giáo sư tiếng Anh tại đại học
Harvard và tại đây ông chịu ảnh hưởng của nhà hình thức Nga Roman
Jakobson. Ông tiếp tục được mời làm giáo sư danh dự tại đó cho đến năm
1963. Richards và những tác phẩm của ông có rất nhiều ảnh hưởng. Richards
41
là một người cố vấn thông thái và người thầy cho những nhà phê bình lỗi lạc
khác, đáng chú ý nhất là William Empson và F.R. Leavis. Những nhà phê
bình khác chủ yếu ảnh hưởng bởi những tác phẩm của ông cũng bao gồm
Cleanth Brooks và Allen Tate, John Crowe Ransom, W.K. Wimsatt, R.P.
Blackmur, và Murray Krieger. R.S. Crane của trường Chicago, Mỹ.
Những quyển sách của ông, đặc biệt là : “The Meaning of Meaning: A
Study of the Influence of Language upon Thought and of the Science of
Symbolism” (Ý nghĩa của ý nghĩa: một sự nghiên cứu ảnh hưởng của ngôn
ngữ lên tư tưởng và ảnh hưởng của khoa học kí hiệu) (đồng tác giả với: C. K.
Ogden) (1923), “Principles of Literary Criticism” (Những nguyên tắc phê
bình văn học) (1924), “Practical Criticism” (Phê bình thực chứng) (1929), và
“The Philosophy of Rhetoric” (Triết học tu từ) (1936), được xem là những
nền tảng cho khuynh hướng Phê bình mới.
2.2.2) Quan điểm phê bình
Có thể nói, đóng góp quan trọng nhất của Richards cho Phê bình mới
chính là việc đề xuất kĩ thuật đọc kĩ lưỡng và khép kín (Close Reading) đối
với văn bản tác phẩm văn học của ông. Kĩ thuật này sau này trở thành phương
pháp diễn giải tác phẩm của khuynh hướng Phê bình mới, cả ở Mỹ và ở Pháp.
Kĩ thuật này còn được gọi là sự đọc nội tại (immanent reading) hay là thuyết
minh văn bản (explication de texte) do Gustave Lanson – nhà phê bình mới
người Pháp đề xuất.
Đề xuất kĩ thuật này của Richards bắt nguồn từ quan niệm của ông về
tính đa nghĩa của ngôn ngữ. Richards viết: “nếu tu từ học cũ xem đa nghĩa
như một sai lầm của ngôn ngữ, cứ mong muốn hạn chế hay tiêu trừ hiện
tượng này, thì tu từ học mới lại xem nó là kết quả tất yếu của năng lực ngôn
ngữ. Đại đa số hình thức quan trọng mà chúng ta biểu đạt tư tưởng đều
không tách khỏi thủ pháp này, nhất là trong ngôn ngữ thi ca và tôn giáo lại
42
càng không thể xa rời thủ pháp này” (“Triết học tu từ”). Ông lại cho thơ là
ngôn ngữ tình cảm, hơn nữa lại là hình thức cao nhất của ngôn ngữ tình cảm.
Ông viết: “nhà thơ trần thuật một số sự việc nào đó, thì cũng không phải trần
thuật để được kiểm nghiệm hay suy nghĩ, mà chỉ là để khơi gợi lên một tình
cảm nhất định, hơn nữa khi đã khơi gợi lên những tình cảm này, thì công
dụng của trần thuật cũng đã chấm hết.” (“Phê bình thực chứng”). Ngôn ngữ
thơ là ngôn ngữ tình cảm cho nên nó càng có tính đa nghĩa. Richards viết: “sự
thực vô cùng quan trọng của nghiên cứu văn học – hay việc nghiên cứu bất
kì cách giao lưu nào khác, chính là vì luôn luôn tồn tại nhiều loại ý
nghĩa…Bất kể chúng ta với tư cách là người chủ động trong nói năng hay
viết lách, hay là người bị động trong khi nghe và đọc, thì cái ý nghĩa tổng
quát (total meaning) hầu như mãi mãi là sự hỗn hợp của mấy loại ý nghĩa
không giống nhau và có tác dụng khác nhau. Ngôn ngữ- nhất là ngôn ngữ đặc
sắc được sử dụng trong thơ ca- không phải thực thi một nhiệm vụ, mà đồng
thời thực thi mấy loại nhiệm vụ. Nếu không hiểu điều này, không chú ý sự
khác nhau giữa các loại công dụng đó, thì chúng ta sẽ tạo ra những sự ngộ
nhận đối với phần lớn những sự khó khăn gặp phải” (“Phê bình thực
chứng”). Không chỉ chỉ ra tính đa nghĩa của ngôn ngữ thơ, Richards c...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top