shin_e

New Member

Download miễn phí Luận văn Đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ pháp của lớp từ ghép đẳng lập trong Truyện Kiều





Trong bài Viết về cáctổ hợp song tiết tiếng Việt,NN,1974, tr 22 ->
32) Nguyễn Đình Dương đã tổng kết “ Láy nghĩa để tạo nên các tổ hợp
đẳng kết là một trong những cách quan trọng nhất để đáp ứng nhu
cầu diễn đạt nghĩa khái quát của tư duy người Việt”(Dẫn theo Nguyễn
Thị Trung Thành). Vìtừ đơn tiết tiếng Việt khôngcó khả năng diễn đạt
một nghĩa bao quát, tổng thể. Và vìvậy, nghĩa của từ ghép đẳng lập
không đơn thuần là phép cộng nghĩa hai yếu tố cấu tạo mà nó do nghĩa
của hai yếu tố cấu tạo phối hợp tạo ra.
Nếu ta gọi N là nghĩa của toàn bộ từ ghép, A, B là hai yếu tố cấu tạo
nên từ ghép, thì về cơ bản ta có ba kiểu nghĩa của từ ghép đẳng lập như
sau:



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

từ láy nhiều hơn coi chúng là từ ghép. Vì bản thân chúng
có một sắc thái biểu cảm, một sức gợi tả đặc biệt nên ở góc độ đồng đại
chúng tui đồng tình với quan điểm coi chúng là các yếu tố trung gian
giữa ghép và láy. Và có thể coi đây là hiện tượng từ ghép đẳng lập bị
láy hóa.
Nguyễn Tài Cẩn đã giải thích hiện tượng này như sau: ngay từ thời
chưa mất nghĩa các yếu tố này ghép lại với nhau đã ngẫu nhiên có sự
tương ứng về mặt ngữ âm. Khi có một thành tố bị mờ nghĩa dẫn đến mất
nghĩa thì sự tương ứng về mặt ngữ âm kia nổi lên hàng đầu, trở thành
quan hệ chủ chốt.
Hiện tượng này sẽ tiếp tục tiếp diễn. Có 2 nhân tố rất thuận lợi cho
xu thế này, nhất là trong phạm vi từ ghép đẳng lập.
- Các thành tố đồng nghĩa, gần nghĩa ngẫu nhiên có hình thức ngữ
âm tương ứng, đây là loại tạo điều kiện thuận lợi cho việc một thành tố
bị mờ nghĩa, mất nghĩa.
- Loại thường mang ý nghĩa khái quát, tổng hợp mà có phụ âm đầu
tương ứng
4. 2. Hiện tượng từ ghép đẳng lập mang dáng dấp của từ ghép chính
phụ chúng ta cùng xem xét các hiện tượng sau
1. anh hùng, anh hào, anh dũng, công danh, công đức
2. đen dầm, tối dầm, bạc phau, trắng phau, trong vắt, trong veo,
vắng tanh, mừng rỡ
3. kính yêu (và các từ ghép có yếu tố kính: Kính trọng, kính cẩn, kính
mến, kính phục, kính nể)
40
- yêu dấu: (các từ ghép khác có yếu tố yêu: Yêu thương, yêu
chuộng, yêu mến, yêu quý, yêu đương, yêu vì
- thương nhớ (thương yêu, thương mến, thương cảm, thương đau,
thương tiếc thương xót, thương hại, thương tình)
- oan khốc, oan nghiệt, oan trái, oan khổ.
Về cơ bản hình vị, dù độc lập hay không độc lập, trong tiếng Việt có
thể kết hợp với các hình vị khác để tạo ra hàng loạt từ đa tiết (hầu hết là
hai âm tiết)
Do đặc điểm về vai trò và mối quan hệ của các thành tố trong từ
ghép đẳng lập nên khi một hình vị ghép với hàng loạt các hình vị khác
đồng nghĩa với nhau thì chúng ta có thể thấy được sắc thái ý nghĩa khác
nhau của mỗi từ. Trong trường hợp 1 và 3 nêu ở trên, các từ có ý nghĩa
giống nhau nhưng người Việt lại sử dụng chúng trong các hoàn cảnh cụ
thể khác nhau
Ví dụ: Ta có thể nói (+) và không thể nói (-)
- Cô ấy gặp quá nhiều oan trái (+)
- Cô ấy gặp quá nhiều oan nghiệt (-)
- Em yêu dấu ! (+)
- Em yêu đương (-)
- Đó là hành động anh dũng (+)
- Đó là hành động anh hào (-)
Điều này khẳng định các từ có sắc thái biểu cảm khác nhau
Dù các thành tố cấu tạo của từ ghép đẳng lập có quan hệ song song,
bình đẳng nhưng chúng không hoàn toàn độc lập với nhau. Vì thế các từ
ghép đẳng lập có cùng một yếu tố cấu tạo là một hình vị có khả năng
“sinh sản” cao, các yếu tố còn lại cùng nằm trong một trường nghĩa thì
41
chúng vẫn có những sắc thái khác nhau ấy là do các yếu tố đi sau quyết
định. Đặc điểm này làm từ ghép đẳng lập có đặc điểm gần gũi với từ
ghép chính phụ.
Trong trường hợp (2) . cũng tương tự như (1) và (3) vì các yếu tố
đứng trước có thể kết hợp với các hìnhvị khác để tạo ra các từ khác nhau
như:
Đen: - đen dầm, đen thui, đen cháy, đen nhánh …
Tối - Tối dầm, tối mò, tối thui , tối om…
Bạc - Bạc phau, bạc trắng, bạc phếch …
Ơ’ trường hợp này, các từ đều có một yếu tố bị mờ nghĩa, mất nghĩa
nên trong cách sử dụng ngày nay chúng ta dễ lầm chúng là loại từ ghép
chính phụ (Từ có kết cấu AC dễ bị coi là từ ghép chính phụ nhất).
Chúng ta dễ nhận thấy các từ ghép đẳng lập gần gũi với từ ghép chính
phụ khi:
- Hai yếu tố cấu tạo nên từ phải đồng nghĩa hay rất gần nghĩa (ví
dụ: yêu, kính, quý, mến, thương, tiếc,…)
- Phải có một yếu tố là yếu tố vay mượn (hay yếu tố là từ địa
phương) đã bị mờ nghĩa hay mất nghĩa gốc.
- Sắc thái biểu cảm của hai yếu tố có mức độ khác nhau.
Hiện tượng này không xảy ra đối với từ ghép đẳng lập có cấu tạo từ
hai hình vị trái nghĩa nhau.
Hiện tượng dịch chuyển từ loại này sang loại khác của các từ song
tiết tiếng Việt là có thật. Đó là sự vận động, biến đổi của các đơn vị từ
vựng trong quá trình hình thành và phát triển và đây là thực tế hiển
nhiên chấp nhận được. Vì theo phép biện chứng tự nhiên của Aêng ghen
“ Các đường phân giới rõ ràng một cách tuyệt đối không phù hợp với lý
42
luận về sự phát triển”(Trích dẫn theo( Nguyễn Thị Trung Thành, Nhận
xét về những từ ghép song tiết đẳng lập chỉ trạng thái tình cảm của con
người, NN, 15/2001)).
43
CHƯƠNG HAI
ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA LỚP TỪ GHÉP
ĐẲNG LẬPTRONG TRUYỆN KIỀU
1.Cơ chế ngữ nghĩa của lớp từ ghép đẳng lập trong Truyện Kiều.
Trong bài Viết về các tổ hợp song tiết tiếng Việt,NN,1974, tr 22 ->
32) Nguyễn Đình Dương đã tổng kết “ Láy nghĩa để tạo nên các tổ hợp
đẳng kết là một trong những cách quan trọng nhất để đáp ứng nhu
cầu diễn đạt nghĩa khái quát của tư duy người Việt”(Dẫn theo Nguyễn
Thị Trung Thành). Vì từ đơn tiết tiếng Việt không có khả năng diễn đạt
một nghĩa bao quát, tổng thể. Và vì vậy, nghĩa của từ ghép đẳng lập
không đơn thuần là phép cộng nghĩa hai yếu tố cấu tạo mà nó do nghĩa
của hai yếu tố cấu tạo phối hợp tạo ra.
Nếu ta gọi N là nghĩa của toàn bộ từ ghép, A, B là hai yếu tố cấu tạo
nên từ ghép, thì về cơ bản ta có ba kiểu nghĩa của từ ghép đẳng lập như
sau:
1.1. Từ ghép hợp nghĩa
1.1.1. Từ ghép tổng loại N chỉ là một loại lớn hơn, rông hơn, A,
B chỉ là những loại nhỏ thay mặt cho loại lớn đó
Ví dụ: 1 Áo quần: TĐTV, Đà Nẵng 2002. Hoàng Phê chủ biên giải thích
+ Aùo: Đồ mặc từ cổ trở xuống chủ yếu che lưng ngực và bụng
+ Quần: Đồ mặc từ thắt lưng trở xuống, có hai ống che chân và
đùi
Nghĩa cụ thể của áo, quần trong áo quần không còn rõ ràng nữa
mà nó mang nghĩa chỉ chung tất cả những cái cần thiết mang, mặc trên
44
người. Đó là: yếm, khăn quàng cổ, khăn đội đầu, thắt lưng, giày dép,…và
Aùo và Quần chỉ là hai loại lớn tiêu biểu cho các loại đó mà thôi.
Nội ngoại: TĐTV, Hoàng Phê chủ biên 2002 giải thích
- nội: dòng họ của cha hay của chồng.
- ngoại: dòng họ của mẹ hay của vợ
Từ ghép đẳng lập nội ngoại có nghĩa cụ thể của nội ngoại bị lu
mờ. Nó phối hợp nghĩa với nhau để có nghĩa là anh em thân thích nói
chung.
Sau đây là những từ ghép loại này trong truyện Kiều:
- áo khăn, áo quần, anh yến, bướm ong, bèo bọt, búa rìu, cân đai,
chăn gối, đêm ngày, lược thao, nắng mưa,….
- yên ổn, khấn vái, quát mắng, phụng thế, tỉnh say, thăm dò, rụng
rời, sỉ nhục,……
- rụt rè, trinh bạch, thanh cao, thanh nhàn, u hiển, thấp cao, trí
dũng, anh hào, thanh tân
- vài ba, ba bốn, một hai, hai ba, ba bảy,….
I.1.2. Từ ghép chuyên loại Nghĩa N của toàn bộ từ ghép không lớn
hơn về loại so với loại mà thành tố biểu thị .
Ví dụ: Bạc phau: (phau có gốc Khme) có nghĩa rất trắng tức trắng
xoá (P.ngao)
Như vậy nghĩa của bạc phau, cơ bản vẫn là bạc chứ không bao gồm
các loại nhỏ khá...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top