blackhat_hook

New Member

Download miễn phí Luận văn Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ





Phạm Hổcho rằng thếgiới ban đầu sẽchẳng thểcó được điều gì nếu thiếu đi những trái timyêu
thương. Vịthần Cây cũng chẳng thểsáng tạo nên những loài hoa quảtuyệt vời đến thếnếu không có niềm yêu mến con trẻ. Hoa vạn thọchẳng thểxuất hiện nếu không có lòng hiếu thảo cảm động của người con trai hết lòng yêu mẹ(Một người con có hiếu). Hoa đào ra đời từtình yêu chung thủy son sắt giữa cô gái thêu tài và chàng trai dệt giỏi (Cô gái thêu tài và chàng trai dệt giỏi). Cây bông lau là hình dáng mái tóc bạc của một cụgià có tình yêu hồn hậu dành cho những loài chim có giọng hót hay (Chim lưu ly). Cây tre là hóa thân của tình người chởche cho nhau trong những lúc khó khăn ngặt nghèo (Hai ông cháu và túp lều dột nát). Quảbưởi là kết quảcủa tình đoàn kết anh em và tấm lòng yêu làng xóm tha thiết của những con người biết gắn bó niềm hạnh phúc của riêng mình với sựtồn vong của quê hương lúc giặc đến xâm lược (Tép lên cây). Quảnhãn là hóa thân củatình bạn đẹp đẽgiữa chú bé nhỏvà loài rồng (Em bé và rồng con) Với cách lí giải rất có duyên, có tình, Phạm Hổkhiến cho các bạn đọc nhỏtuổi thấy được giá trịcủa tình yêu thương trong cuộc sống. Chính tình yêu của con người đã làm nảy sinh muôn vạn loài hoa, muôn nghìn loài quả. Và phải chăng, cũng chính nhờtình yêu ấy mà mỗi loài hoa thêm đẹp hơn, rực rỡhơn, mỗi loài quảthêm ngọt hơn và dinh dưỡng hơn cho đời sống vật chất lẫn tinh thần của chúng ta hôm nay?



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

. Nhưng nay thì bạn con theo gia đình đi xa, không ở đây nữa rồi. Trước khi
đi, bạn con có nói với con rằng: Dù ở đâu, cứ tối đến, con với bạn con cứ nhìn lên các ngôi sao là coi như
sẽ gặp nhau, vì vậy con muốn lần này cha tạo cho con một loài quả hình có nhiều cánh như ông sao và
khi cắt ngang thân quả từng lát để ăn, con lại sẽ có được rất nhiều hình giống như các ông sao nhỏ”
(Quả có nhiều khía).
Cho dù ngày hôm nay, khoa học - cùng với trí tuệ tuyệt vời của con người - có thể giải thích thế
giới, giải thích nguồn gốc của vũ trụ, của thiên nhiên và sự sống một cách chính xác, nhưng trẻ em thì bao
giờ cũng muốn tìm hiểu mọi sự tích theo sức tưởng tượng của riêng mình. Cách giải thích của Phạm Hổ
ở mức độ nào đó không đi đúng tinh thần khách quan của khoa học đời sống nhưng cách lí giải ấy mãi
được trẻ em yêu thích. Người lớn cũng không thể phản đối vì nó nói đúng cái lôgíc của trẻ con.
Lấy điểm nhìn từ trẻ em, Phạm Hổ còn viết một số truyện ngắn về tình yêu. Tất nhiên, đã là những
câu chuyện tình yêu hẳn nó phải có những cung bậc tình cảm thương nhớ sầu cảm… như bất cứ một câu
chuyện tình nào dành cho người lớn. Vậy phải chăng Phạm Hổ đã quá vội vàng khi lứa tuổi của các em
chưa nên để lòng vướng bận suy nghĩ về vấn đề đó?
Trong một tiểu luận phê bình, Thạch Lam đã từng nhấn mạnh: “Người ta chớ lầm tưởng là viết cho
trẻ con thì viết thế nào cũng được. Chúng ta chớ quên là trẻ con có lí luận và trí quan sát của riêng nó,
nhiều khi xác đáng và tinh tường hơn của người lớn. Trẻ con nhìn đời bằng con mắt mới, và trí xét đoán
trong sạch, chưa bị những tập quán làm mờ… Viết cho trẻ đọc, trước hết là đứng thay vào chỗ trẻ, và tự
làm mình trẻ lại, tìm lại cái trí tò mò tỉ mỉ, cái lí luận thẳng thẳn, và nhất là cái độc lập tự do lạ lùng của
trí não trẻ con” [71, tr.227]. Tuy nhiên, không thể để các em “bé” mãi được, viết cho thiếu nhi còn cần
phải đặt ra việc làm sao khi trẻ tiếp xúc với tác phẩm, trẻ có thể tự nâng cao khả năng trình độ nhận thức
và cảm xúc thẩm mĩ. Điều đó có nghĩa là: viết cho thiếu nhi, các nhà văn không phải chỉ đi vào những đề
tài gợi lên nét trong sáng, ngây ngô, hồn nhiên như tâm hồn của người tiếp nhận. Trẻ em cần được biết và
có quyền được biết những mặt khác, thậm chí là cả mặt trái của cuộc đời mà sau này các em, dẫu muốn
dẫu không, vẫn phải đối diện. Do đó, có thể các em chưa cần biết những cảm xúc dạt dào, say đắm của
tình yêu nhưng các em cần hiểu được bản chất quan trọng và giá trị đích thực của tình cảm đẹp đẽ ấy.
Vì vậy, dẫu biết rằng các em còn thơ ngây song việc hiểu thêm về phẩm chất đẹp của tình yêu
trong thế giới con người, theo chúng tôi, là một việc làm cần thiết. Tất nhiên, viết cho thiếu nhi, màu sắc
tình yêu cần được tô vẽ và lí giải một cách hợp lí, phù hợp với lứa tuổi. Qua một số truyện như: Màu
áo màu hoa, Cây một quả, Ba chiếc áo ba màu, Cô gái thêu tài và chàng trai dệt giỏi…, Phạm Hổ đã giúp
các bạn đọc nhỏ tuổi hình dung về thế giới tình yêu của người lớn. Cái hay của Phạm Hổ là ông biết trộn
lẫn cái nhìn sâu sắc của người lớn với cách nhận thức trong sáng nhưng không hề giản đơn của những tâm
hồn tuổi thơ. Trong truyện Cây một quả, nhà văn miêu tả hành trình tìm kiếm và khẳng định tình yêu bất
tử của chàng trai nghèo. Con đường tình yêu chân chính, cao đẹp không trải nhiều thảm hoa với hương sắc
rực rỡ như không ít người thường nghĩ. Phạm Hổ muốn nói với các em rằng: chỉ khi nào trải qua những
thử thách, nhiều lúc hết sức gian nan, thậm chí có thể trong khoảnh khắc nào đó rất dễ nản lòng, nhưng
bản chất tình yêu là cây một quả, là sự thủy chung, là cái tình trọn vẹn trước sau. Truyện có sự xuất hiện
của lực lượng thần kì (bà Tiên Nhân Hậu) nhưng chàng trai đã chinh phục trái tim của cô gái và sự bằng
lòng của bố mẹ cô gái không bằng bất cứ một thứ phép màu nhiệm nào mà bằng tấm lòng rất mực chung
tình. hay trong truyện Màu áo màu hoa, tác giả lí giải tình yêu rất giản dị: “Không thương nhau thì mới
quên được nhau, chứ đã thương nhau rồi thì dẫu cách xa trăm sông, trăm núi vẫn gần nhau thôi”.
Rõ ràng, với cách viết về tình yêu như thế, Phạm Hổ chưa từng vi phạm nguyên tắc sáng tạo cho
trẻ. Ông vừa gọi đúng tên bản chất của tình yêu để trẻ có thể hình dung trong tương lai, vừa không làm
xáo trộn tâm hồn vốn non nớt, hồn nhiên, thơ ngây của chúng.
Tựu trung, dẫu viết về bất cứ đề tài nào, dẫu cảm hứng đi từ các nguồn khác nhau, truyện viết cho
thiếu nhi của Phạm Hổ vẫn quy tụ về một điểm nhìn, một chỗ đứng. Điểm nhìn của đôi mắt trẻ thơ trong
sáng khi nhìn đời, chỗ đứng của người yêu và hiểu những khát vọng trong lòng con trẻ. Đó là nét đẹp
trong tình yêu mà người viết dành cho đối tượng thưởng thức. Cách lí giải thế giới thiên nhiên, thế giới
tình cảm, thế giới cuộc đời của Phạm Hổ đều được soi chiếu thông qua lăng kính của tình yêu trẻ. Quán
triệt điều này trong hầu hết các câu chuyện viết cho thiếu nhi, quả là một việc làm không dễ dàng, nếu như
nó không thật sự xuất phát từ trái tim của một người giàu tình yêu thương trẻ em như trái tim của nhà văn
Phạm Hổ.
Chương 3: NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN CHO THIẾU NHI CỦA PHẠM HỔ
3.1. Nghệ thuật dựng truyện
Trước khi tìm hiểu nghệ thuật dựng truyện của Phạm Hổ, chúng ta thử xem xét cách kể của câu
chuyện sau:
“ Ngày xưa, thế giới còn hỗn loạn, bát nháo.
Một hôm, ngồi buồn, trời bèn tí toáy nặn ra trái đất. Thương trái đất tối tăm, trời làm thêm mặt
trời, mặt trăng, rồi vô số các vì sao. Thấy trái đất được chiếu sáng mà vẫn cứ đen đủi, xấu xí, trời liền phủ
cho nó một thảm cây xanh.
Chán cảnh đất đá, cây cối cứ im lìm như chết, trời lại nặn thêm hàng đàn hàng lũ động vật. Xong
việc, trời định bỏ đi, nhưng bỗng nghĩ lại: bỏ mặc cả giang sơn gấm vóc thế kia thì uổng quá! Hay là cho
chúng một tên quản lí? Và trời vội vã làm ra con người!
Nhưng ngay hôm đầu, người đã than phiền với trời : động vật có chân còn tự đi kiếm mồi mà ăn,
còn thực vật không có chân thì ăn gì? Trời suy nghĩ một lát rồi phán: “Chôn rễ nó xuống đất, để rễ hút
nước, chuyển lên cho lá. Lá hút thêm khí trời rồi hòa với nước để tự làm ra cái cho cỏ cây ăn”
Người làm theo lời trời dặn, đem trồng cây xuống đất. Rễ cần cù hút nước. Hút một lúc thấy mệt và
đói, rễ đòi lá cho ăn. Lá chăm chỉ hít khí trời đã lâu, đang sốt ruột chờ rễ chuyển nước lên. Nghe rễ làu
bàu, lá quát “Nước chẳng chuyển lên, lấy gì hòa với khí trời, mà làm ra cái ăn? Mày tưởng tao no hả?”
Rễ nghĩ ra, cười thầm rồi đấu dịu: “Thì xin lỗi vậy! Nhưng thức ăn nặng, mày đổ chảy xuống thì
dễ. Nước cũng nặng, tao làm sao đổ ngược lên cho mày hở lá? Tao vừa thấm hút vừa đùn đẩy cũng chỉ
dồn được nước lên khoảng nửa mét...
 
Top