lypele_1990

New Member

Download miễn phí Luận văn Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam giai đoạn 1954-1975





MỤC Lục
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Giới hạn đề tài. 2
3. Lịch sử vấn đề . 3
4. Những đóng góp của luận văn . 9
5. Phương pháp nghiên cứu. 9
6. Cấu trúc của luận văn . 10
Chương 1. VỊ TRÍ CỦA SƠN NAM TRONG VĂN HỌC ĐÔ THỊ MIỀN NAM
GIAI ĐOẠN 1954 – 1975.
1.1 Hoàn cảnh lịch sử xã hội ở miền Nam giai đoạn 1954 – 1975. 11
1.2 Vị trí của Sơn Nam trong văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1975. 22
1.2.1 Vài nét về tác giảvà tác phẩm . 22
1.2.2 Vị trí Sơn Nam trong văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1975. 26
Chương 2. NHỮNG NGUỒN CẢM HỨNGCHÍNH CỦA SƠN NAM QUA
TRUYỆN NGẮN GIAI ĐOẠN 1954 - 1975
2.1 Cảm hứng yêu nước của Sơn Nam gửi gắm qua đất trời Nam bộ. 31
2.1.1 Một thiên nhiên hoang sơ, dữ dội và hoành tráng . 33
2.1.2 Một thiên nhiên gần gũi, hiền hoà, gắn bó với cuộc sống con người. 42
2.2 Cảm hứng ngợi ca nhữngphẩm chất tốt đẹp củacon người Nam bộ . 45
2.2.1 Cảm hứng ngợi ca tinh thần gan dạ dũng cảm, thông minh và đầy sáng taọ. 46
2.2.2 Cảm hứng ca ngợi tinh thần trọng nghĩa khinh tài . 50
2.2.3 Cảm hứng ca ngợi sự hồn nhiên, tinh thần lạc quan yêu đời . 55
2.3 Cảm hứng ca ngợi truyền thống bất khuất của con người Nam bộ . 58
2.3.1 Kế thừa truyền thốngyêu nước của dân tộc. 59
2.3.2 Sẵn sàng chiến đấutrên tinh thần “chết vinh hơn sống nhục” . 65
2.4 Cảm hứng phê phán xã hội . 75
2.4.1 Vạch trần bản chất áp bức bóc lột của thực dân và bọn tay sai . 76
2.4.2 Lên án xã hội đồng tiền và sự băng hoại về đạo đức của con người
Chương 3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT
3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật . 88
3.1.1 Một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng . 88
3.1.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua lời nói, thái độ và hành động. 90
3.2 Nghệ thuật xây dựng kết cấu . 97
3.2.1 Cốt truyện . 97
3.2.2 Kết cấu . 103
3.3 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ . 108
3.3.1 Sử dụng thuần thục ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày . 109
3.3.2 Vận dụng thành ngữ, tục ngữ. 117
KẾT LUẬN . 124
THƯ MỤC THAM KHẢO . 129
PHỤ LỤC . 134



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

t cả ý nghĩa thiêng liêng” (43,99).
Sơn Nam cũng thấy được tấm lòng của hương quản Hem qua gương
mặt “lạnh như đồng gợn chút gì buồn bã” của ông khi mang giải thưởng của cuộc
đua về chùa cho Lục cụ chứng kiến. Đó là thái độ im lặng không nói nửa lời của
Lục cụ khi biết phần thưởng “cao quí” ấy là “một lá cờ tam sắc to tướng”. Cụ
nuốt nước miếng như cố nén chút gì tủi nhục xót xa. Cuối cùng, trước xác của
một chiếc ghe ngo mới được đào lên từ lớp phù sa gần một thước, cụ đã quyết
định lấp đất lại cho nó yên thân, “cho khỏi bận hồn người xưa” (43,105).
Cao quí biết chừng nào tấm lòng của những người nặng tình với quê
hương đất nước đến thế. Đó cũng là cách để Sơn Nam nhắc nhở ý thức của thế
hệ con cháu đời sau. Hình ảnh của Lục cụ Tăng Liên là một biểu hiện rất sống
động cho tinh thần yêu nước của dân tộc. Sau lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến
của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946, phong trào Bảo vệ văn hoá dân tộc năm
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam…
Lê Thị Thuỳ Trang CH VHVN 11 64
1966 cũng là một bước ngoặt đánh dấu cho sự vùng dậy khắp nơi của đồng bào
cả nước, nhất là ở Sài Gòn và các thành thị phía Nam. Không phân biệt tuổi tác,
thành phần tôn giáo… mỗi người một tinh thần, một ý chí, tất cả vì khát vọng
đánh đuổi kẻ thù giành độc lập cho dân tộc.
Truyện ngắn của Sơn Nam giai đoạn này còn có bóng dáng của những
anh hùng kiểu Lương Sơn Bạc. Đó là Đơn Hùng Tín trong Đơn Hùng Tín chào
đời, là ông Sáu Bộ trong Đảng cánh buồm đen. Đơn Hùng Tín không phải là
người anh hùng tận trung với chúa như trong truyện Tống, truyện Đường mà
chúng ta từng biết. Trong tác phẩm của Sơn Nam, hắn là một kẻ vô danh, đọc
truyện Đường, nuôi chí lớn chờ thời. Vì mê Đơn Hùng Tín và khao khát làm giàu
nên hắn đã lần bước đến núi Tà Lơn để kết bè, lập đảng làm ăn. Sau khi học
được bộ “Thiên thư bí quyết” của một đảng chủ nào đó, hắn đã trở thành một
tên cướp khét tiếng vào hàng “đại ca” điều khiển một số tay em giết người cướp
của không gớm tay trên Núi Dài. Đối với hắn, “lập đạo binh là để chống Tây
tà... ăn cướp đâu có nghĩa là làm chuyện bất nhơn thất đức... mình ăn cướp tiền
bạc của Tây tà đem phát cho kẻ bần hèn…”. “Nay mai đảng của hắn sẽ dạo khắp
đó đây từ thôn quê tới thị thành tha hồ bao vây nhà ông Cai tổng, chặn xe đò...
hay bắt cóc, thủ tiêu vài ông Tây cho biết mặt” (49,185-189). Đó là lời khuyến
dụ của bọn đàn em hắn với những người đốn củi dưới chân núi.
Có thể đó là lời biện minh cho những hành vi bất chính, cho khát vọng
làm giàu của kẻ cướp nhưng qua họ, phải chăng Sơn Nam muốn nói đến cái vốn
có, cái tiềm ẩn tốt đẹp trong mỗi con người? Trong tận cùng sâu thẳm của một
kẻ xấu dường như vẫn còn chỗ ngự trị của lương tâm, của mối thù giai cấp, dân
tộc. Cướp bóc, dù để phục vụ cho bất cứ chủ trương nào cũng không thể chấp
nhận được. Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề được quan tâm ở đây. Có thể
xem lời biện minh và những việc làm ấy, nếu có, là một khúc biến tấu đặc biệt
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam…
Lê Thị Thuỳ Trang CH VHVN 11 65
trong bài ca yêu nước của người dân Nam bộ qua truyện ngắn Sơn Nam. Nó nằm
ngoài khuôn khổ tình cảm cho phép của xã hội.
Đó còn là hình ảnh ông Sáu Bộ trong Đảng cánh buồm đen. Như
chúng ta biết, người Việt ở Nam bộ vốn sùng bái nhiều thứ đạo: Đạo Tịnh, Đạo
Ớt, Đạo Đất, Đạo Nằm... họ đã gởi gấm vào trong đó một niềm tin đôi khi đến
mê muội, xa rời thực tế. Thế nhưng, khi đã ý thức được mối thù xâm lược, họ
sẵn sàng xả thân vì đất nước. Ông Sáu Bộ là một điển hình. Sau những năm
tháng đi tầm sư học đạo trên núi Cô Tô, ông đã “ngộ” ra lời của một vị đạo sĩ
già: Không thể tìm một thứ đạo pháp nào khác để tu thân lánh đời, lánh nạn giữa
thời buổi mạt pháp này được. Trong khi giáo pháp đang suy đồi, đạo đức của
tiền nhân không còn đựơc thịnh thì chưa có ai thành tiên hay gặp tiên được.
Muốn thành tiên phải dày công tu luyện để ngày kia giữ được chức vị cao, chức
vị chặt đầu Tây. Một chức vị mà ngày xưa trước pháp trường, trước trăm điều
khuyến dụ, hứa hẹn, người anh hùng Nguyễn Trung Trực đã cả cười và chỉ xin
thọ lãnh.
Sau khi học được đường quờn lưu thủy, ông đã xuống núi và trở thành
chúa tể Đảng cánh buồm đen. Tuy nhiên, cuộc hành trình đơn độc đó đã gặp thất
bại.
Tấm lòng yêu nước là vẻ đẹp trường tồn bất biến trong lòng mỗi con
người. Đối với người Nam bộ, họ có cách biểu hiện riêng của mình, nhiều người
đã chọn con đường Nguyễn Trung Trực, Trương Công Định đã đi. Những cuộc
hành trình như ông Sáu Bộ không phải là trường hợp hiếm có ở Nam bộ thời kì
này. Mặc dù không thể làm thay đổi cục diện xã hội nhưng có lẽ đó là cách để
Sơn Nam ngợi ca nghĩa khí, ngợi ca tình cảm dân tộc của họ.
Để biến tình cảm ấy, tấm lòng ấy thành một việc làm có ý nghĩa thiết
thực cần có một sức mạnh lớn, một đường lối đúng đắn hơn. Thế hệ con
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam…
Lê Thị Thuỳ Trang CH VHVN 11 66
cháu ông Sáu đã ý thức được điều đó. Tháng 2 năm 1946 có tin Tây trở lại
chiếm gần tới Rạch Giá, chúng đã nhảy dù xuống biên giới Việt - Miên gần Núi
Sam, Châu Đốc, dân chúng đã tập trung lại để bày mưu kế. Nhiều thanh niên
tình nguyện đi bắt sống bọn Tây nhảy dù ở cách xa quê nhà hằng hai trăm cây
số. Họ ra đi có tình đồng đội, có lời nguyện cầu thiêng liêng giữa đất trời. “Họ
đã lập một bàn thờ Tổ quốc giữa rừng, lấy củi tràm đốt thế cho trầm hương, và
mượn mặt bất làm đỉnh đồng” (43,75). Lúc ấy ông Sáu Bộ cũng đã xuất hiện,
ông muốn truyền lại “đường quờn lưu thuỷ” cho lớp trẻ đi đánh giặc. Thế nhưng,
thời giờ cấp bách, ngọn roi của ông không còn trọng dụng. Ôâng ngậm ngùi đau
xót. Cuối cùng ông bảo “nếu thiếu củi nấu cơm, chặt khúc nó mà chụm cũng
được” (43, 76). Có thể nói tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc đã dâng lên cao
độ trong lòng người dân Việt nói chung và đối với đồng bào Nam bộ nói riêng.
Khi cần, họ đã sẵn sàng chiến đấu đến cùng.
Vài tháng sau, giặc vào đốt xóm, ông Sáu đã chết vì không chịu tản
cư.
Mặc dù đó là những cuộc đấu tranh tự phát nhưng cũng là một việc
làm đầy ý nghĩa thể hiện tinh thần làm chủ đất nước, sẵn sàng chiến đấu với kẻ
thù. Hình ảnh của họ là hiện thân của những người anh hùng nông dân áo vải mà
Nguyễn Đình Chiểu ngày xưa đã hết lời ca ngợi (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc).
Qua Hương rừng Cà Mau, Sơn Nam còn muốn chứng minh một điều,
cha ông ngày xưa có muôn ngàn cách để đấu tranh chống xâm lược. Thực tế đã
cho chúng ta thấy, trong nhiều cuộc đối đầu chạm trán, con người mạnh thì dùng
sức, khi yếu thì dùng thế, đến khi hoàn toàn thất thế người ta thường nhắm mắt
làm liều. Dân gian cũng có ...
 
Top