Dearbourne

New Member

Download miễn phí Luận văn So sánh tu từ trong tục ngữ Việt và tục ngữ Anh





Như: 63.5 %
Đây là từ thể hiện quan hệ so sánh có tần số xuất hiện cao nhất trong
TN Việt. Như đƣợc sử dụng trong các SSTT có tính chất miêu tả, nhằm chỉ ra
một số nét nghĩa giống nhau giữa hai sự vật, hiện tƣợng đƣợc đƣa ra so sánh.
Chẳng hạn:
Con có cha như nhà có nóc.
Câu này nói đến địa vị quan trọng của ngƣời cha: che chở, bảo vệ các
thành viên trong gia đình. Ngƣời cha đƣợc ví nhƣ cái nóc nhà. Con còn cha sẽ
đƣợc cha che chở, bảo vệ, nâng niu, trƣớc mọi biến cố của cuộc sống, cũng
nhƣ nhà có nóc sẽ không phải lo ngại nắng mƣa, gió bão. Chính vì thế, ở đây,
ta có thể dùng các liên từ: giống như, cũng như, coi như để thay thế.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hiện trong SSTT vì bờ biển
Việt Nam rất dài, các động vật nƣớc mặn cũng rất phong phú nhƣng ngƣời
Việt chỉ quan tâm đến đặc điểm, cách sống của chúng:
Khôn như rái, dại như vích.
Họ dành nhiều sự quan tâm hơn đến các động vật sống ở nƣớc ngọt
và gia cầm, chim chóc. Trong tâm thức ngƣời Việt, chim muông đã trở thành
một phần quan trọng với con ngƣời. Có một số loài mang nghĩa biểu trƣng
nhƣ cò, rồng, phượng,…Trong đó, con cò là loài chim kiếm ăn ở đồng ruộng
gần gũi với ngƣời nông dân hơn cả. Chính cái vẻ vất vả nhƣng thanh cao của
cò đã khiến ngƣời Việt thích dùng hình ảnh của nó biểu thị đời sống, đức tính
của mình.
Còn con trâu thì đặc biệt đƣợc ngƣời nông dân yêu thƣơng hơn các
con vật khác. Nó có nhiều nét tính cách giống ngƣời nông dân: cần cù, yêu
lao động, chịu thƣơng chịu khó, hiền lành. Nó là bạn đồng cam cộng khổ với
họ ngoài ruộng: “làm ruộng có trâu” thì cũng vui vẻ, hạnh phúc, đỡ vất vả
nhƣ “làm dâu có chồng”.
Theo Trần Ngọc Thêm, “điều kiện tự nhiên miền Tây-Bắc của thế
giới thuận lợi cho việc chăn nuôi, vì vậy chăn nuôi du mục ở đây rất phát
triển” [67, tr.54]. Do nghề chính của cƣ dân Anh là chăn nuôi và săn bắn nên
SSTT trong TN của họ thƣờng đề cập đến: horses (ngựa), an ass (lừa), a
beast (con thú lớn), a dog (chó), a lamb (cừu), a fish (cá), a wolf (sói),
pigeons (bồ câu), chickens (gà), frogs (ếch), a goose twixt two foxes (con
ngỗng giữa hai con cáo), a lion (sư tử), butterflies (bươm bướm), monkeys
(con khỉ), wasps (ong bắp cày).
98
Trong đó, con cừu (lamb) đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc
sống của ngƣời Anh, cừu vừa là tài sản vừa là nguồn cung cấp sữa, thịt và len
cho các cƣ dân du mục. Con cừu lại hiền lành nên các tín đồ của đạo Cơ Đốc
đƣợc ví là con chiên, Chúa chính là ngƣời chăn chiên. Từ cổ xƣa, ngƣời
phƣơng Tây nói chung và ngƣời Anh nói riêng đã nuôi cừu, ít làm nghề nông,
phần đông lo việc mục súc và hàng hải. Do đó, họ rất yêu quý đàn cừu của
mình.
Thêm vào đó, các con thú săn bắt cũng xuất hiện nhiều: lion (sư tử),
wolf (sói), fox (cáo), beast (con thú lớn),.. Phƣơng tiện cho việc săn bắt,
chuyên chở hàng hóa của họ là chó (dog), ngựa (horse). Theo Phạm Văn Bình,
ngƣời Anh rất thích chó và ngựa: “Họ sẽ nói một cách trìu mến với và về các
con chó, con ngựa của họ, điều này còn nhiều hơn là cái việc mà họ thường
làm với bạn bè và gia đình của mình” [4, tr.183].
Ngƣời Anh chú ý khai thác những nét đặc trƣng về hình thức, động
tác, bản năng, tập tính của mỗi loài để so sánh với chủ thể, từ đó quyết định
thái độ ca ngợi hay phê phán, đả kích. Chẳng hạn, những con thú hoang đều
mang sắc thái tình cảm âm tính:
-As a wolf is like a dog, so is a flatterer like a friend.
(Con sói nhìn thì giống con chó, cũng nhƣ kẻ xu nịnh nhìn thì tƣởng
nhƣ một ngƣời bạn)
-He dies like a beast who has done no good when he lived.
(Kẻ không làm việc tốt khi còn sống sẽ chết nhƣ một con quái vật)
-A client twixt his attorney and counsellor is like a goose twixt two
foxes.
(Một khách hàng ở giữa luật sƣ và ngƣời cố vấn pháp luật của mình
giống nhƣ con ngỗng ở giữa hai con cáo)
-Women in state affairs are like monkeys in glass-shops.
(Các nữ viên chức giống nhƣ con khỉ trong tủ kính các cửa hiệu)
99
Nhƣ vậy, SSTT trong TN Anh nói nhiều về động vật và mỗi con vật
đều là các biểu tƣợng hay có truyền thuyết của riêng nó (khác với các con
vật Việt Nam):
+ con chó: trung thành, thân thiện và chia sẻ
+ cáo: xảo trá, quỷ quyệt
+ lừa: đần độn
+ ngựa: vật linh, sang trọng, sức mạnh, cái thiện, sự chiến thắng
+ sói: độc ác
+ cừu: hiền lành
+ sƣ tử: sức mạnh, sự dũng mãnh
Tóm lại, trong các SSTT nói về động vật, kinh nghiệm chăn nuôi
của ngƣời Anh nhìn chung mang quy mô lớn hơn, chứ không phải chỉ là
những con vật ở quanh nhà nhƣ ngƣời Việt.
Về thực vật, cây cỏ hoa lá xuất hiện nhiều lần trong SSTT của TN
Việt gồm có: hoa, bồ hòn, bè ngổ, thài lài, nứa, măng ấp bẹ, tre ấm bụi, củi
tre, cơm tẻ, lúa, rơm, bèo, dâu, chuối, chuối hột, cây mít, nghệ, nhân sâm, cây
không rễ, cây có cội, cây gỗ tròn.
Việt Nam là một quốc gia có thảm thực vật vô cùng phong phú vì
nằm trong vành đai nhiệt đới, nóng ẩm mƣa nhiều, phù hợp cho các hệ thực
vật phát triển. Trƣờng thực vật xuất hiện nhiều trong SSTT của TN Việt là các
loại cây dùng làm thực phẩm trong cuộc sống hàng ngày nhƣ: cơm tẻ, nghệ,
măng, bè ngổ, nhân sâm, … ; một số loại cây ăn quả vùng nhiệt đới nhƣ: mít,
chuối, chuối hột, …; các loại cây cho lá, cho gỗ nhƣ: nứa, tre, cây gỗ, bồ hòn,
dâu, bèo,…
Trong đó nổi bật là cây“lúa” - cây lƣơng thực chủ yếu, với các dạng
tồn tại khác nhƣ “cơm tẻ”, “rơm”. Các loài cây và hoa xuất hiện ở đây đều
100
mang đặc trƣng của vùng khí hậu nhiệt đới. Đặc biệt, “hoa” giữ một vai trò
quan trọng trong cuộc sống của ngƣời Việt, SSTT có 5 lần nhắc đến “hoa”.
Trong câu “Mưa tháng ba hoa đất”, hình ảnh “hoa” không nhằm chỉ một đóa
hoa cụ thể nào mà dùng để biểu trƣng cho cái đẹp, sự xanh tốt, sức sống của
vạn vật nói chung sau cơn mƣa.
Nếu hoa là tinh túy của cỏ cây thì con ngƣời chính là tinh túy của
đất trời:
-Ngƣời ta hoa đất.
-Ngƣời nhƣ hoa ở đâu thơm đấy.
So sánh hoa với ngƣời là một quan niệm, một triết lý vô cùng nhân
văn. Cơ sở liên tƣởng ở đây là mối quan hệ tƣơng đồng về tính chất: giữa
hƣơng hoa và lòng ngƣời, giữa sắc hoa và nhân diện. “Hoa thơm” đƣợc so
sánh với những ngƣời khôn ngoan, nhân hậu, có văn hóa, trọng đạo nghĩa.
Những ngƣời nhƣ thế luôn đƣợc mọi ngƣời trân trọng, nâng niu:
-Hoa thơm ai chẳng nâng niu/ Ngƣời không ai chẳng kính yêu mọi
bề.
-Hoa thơm ai chẳng muốn đeo/Ngƣời khôn ai chẳng nâng niu bên
mình.
Tóm lại, SSTT trong TN Việt đề cập phần lớn đến các loài thực vật
ƣa nƣớc của vùng nhiệt đới nóng ẩm.
Trong TN Anh, hình ảnh thực vật trong SSTT gồm có: a flower
(hoa), a blossom (hoa của cây ăn quả), flax (cây lanh), a black plum (mận
đen), a white plum (mận trắng), the sloe tree (cây mận gai), cherry (anh đào),
barley (lúa mạch), weeds (cỏ dại), brambles (bụi cây mâm xôi), straw (rơm),
...
Phần lớn các từ chỉ thực vật gắn liền với việc gieo trồng ở vùng lạnh
và khô của ngƣời Anh, quan trọng nhất là nghề trồng kê mạch. Các từ chỉ kê
mạch và sản phẩm của nó xuất hiện nhiều: barley (lúa mạch), bread (bánh
mì), straw (rơm), …Ngƣời Anh rất có kinh nghiệm trồng những loại cây ăn
101
quả điển hình của vùng giá rét nhƣ: black plum (mận đen), white plum (mận
trắng), sloe tree (cây mận gai), cherry (anh đào), …; và các cây lấy sợi, lấy
gỗ nhƣ: flax (cây lanh), bramble (bụi mâm xôi), tree without fruit (cây không
có quả),…Ngƣời Anh cũng đặc biệt yêu hoa, thƣờng ví vẻ đẹp của hoa với
những phẩm chất cao quý của con ngƣời:
Patience is a flower that grows not in every one's garden.
(Sự kiên nhẫn là một đóa hoa mà không phải khu vƣờn
nào cũng có)
Họ cũng chú ý đến một đặc điểm khác nữa của hoa là sự mong
manh, yếu ớt, chóng tàn:
-Beauty ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top